Cục Điện ảnh thẩm định lại “Đất rừng phương Nam”, nhà sản xuất đề xuất chỉnh sửa một số lời thoại gây hiểu lầm về Nghĩa Hòa đoàn, Thiên Địa hội. Thay vì lịch chiếu ấn định trước đó 20/10, nhà sản xuất quyết định đẩy lịch chiếu sớm lên từ 16/10.
Trấn Thành bị chỉ trích trang phục nhưng đây chỉ là hình ảnh trong video ca nhạc (MV) “Bài ca đất phương Nam” – nhạc phim của “Đất rừng phương Nam”. Trang phục này không xuất hiện trong phim
Ngay sau khi phim Đất Rừng Phương Nam do Nguyễn Quang Dũng đạo diễn ra mắt suất chiếu sớm từ tối ngày 13-10 đến nay, tác phẩm gây sốt trên mạng xã hội với hàng loạt ý kiến trái chiều.
Trong đó, nhiều khán giả khen phim nhưng cũng không ít người phản ứng cho rằng phim đề cao vai trò Thiên Địa Hội, xuyên tạc lịch sử.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng tác phẩm đã xuyên tạc lịch sử khi đề cao vị thế Thiên Địa Hội, trang phục của người Hoa, không phải của người miền Nam ngày xưa. Họ nhận định: “Phim đề cao Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, hạ thấp vai trò Việt Minh, xuyên tạc lịch sử”; “Tôi đề nghị hội đồng kiểm duyệt xem xét cấm chiếu phim này”; “Phim lật sử mà cũng được duyệt, đổi tên thành Đất rừng Trung Hoa”…
Trả lời về việc nhà sản xuất phim vẫn chiếu Đất rừng phương Nam trong quá trình chỉnh sửa thoại phim gây tranh cãi, lãnh đạo Cục Điện ảnh cho biết trong cuộc họp ngày 14/10, Hội đồng thẩm định , phân loại phim và một số cơ quan, đơn vị chức năng đã thẩm định lại Đất rừng phương Nam theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL. Theo đó, Hội đồng khẳng định bộ phim Đất rừng phương Nam không vi phạm luật điện ảnh. Điều này cũng đồng nhất với quyết định của Hội đồng ngày 29/9.
Tuy nhiên nhà sản xuất chủ động đề xuất điều chỉnh một số lời thoại để tránh gây hiểu nhầm. Những hoạt động và lời thoại nhắc đến Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội theo lý giải của nhà làm phim là hội nhóm tập hợp bởi một số người dân lao động sinh sống chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên không liên quan đến phong trào có nguồn gốc tại Trung Quốc.
Thiên Địa hội cũng như Nghĩa Hòa đoàn trong phim Đất rừng phương Nam chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam. Vì thế nhà sản xuất đề xuất chỉnh sửa thành Chính nghĩa hội, Nam Hòa Đoàn.
Lãnh đạo Cục Điện ảnh cho rằng đó là thiện chí của nhà làm phim. Ông hy vọng nhà sản xuất sớm hoàn thành chỉnh sửa nội dung này để có thể chiếu bản phim đã điều chỉnh ở rạp trong thời gian sớm nhất có thể.
Nhà sản xuất cũng đưa dòng chữ “Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi” lên ngay đầu phim, nhằm làm rõ ý đồ của nhà làm phim về sự thay đổi mốc thời gian so với tác phẩm văn học.
Tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi lấy dấu mốc Nam Bộ năm 1945, tuy nhiên bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết đã lựa chọn mốc thời gian sớm hơn, khoảng 1920-1930. Khi này các tổ chức yêu nước ở Nam Bộ còn rời rạc, chưa có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu chuyện của bé An được xây dựng đậm chất phiêu lưu hơn, gắn với những nhân vật mang màu sắc kiếm hiệp như Út Lục Lâm, Võ Tòng…
Nhà sản xuất Đất rừng phương Nam trước đó có lịch chiếu từ 20/10, nhà sản xuất tung ra các suất chiếu sớm từ 13-15/10. Tuy nhiên ngày 15/10, phía sản xuất thông báo chính thức khởi chiếu sớm từ 16/10 do phản hồi tích cực từ phòng vé. Sau ba ngày ra rạp, phim thu về hơn 40 tỷ đồng.
Bích Vân/Cánh Cò Blog
Điều đáng khen là phía nhà làm phim đã đồng ý thay đổi các nội dung gây xôn xao dư luận trong thời gian qua để kịp công chiếu tiếp cho các khán giả có nhu cầu được xem, bộ phim này có rất nhiều cảnh quay đặc sắc, nếu oke thì nên tạo điều kiện để nhiều người được đón xem nhất, coi như một sự ủng hộ cho đoàn làm phim
Trả lờiXóa