Chia sẻ

Tre Làng

Lại chuyện bia Khánh Khê

Khoai@

Hôm 16/2, Chân Trời Mới Media đăng bức ảnh tấm bia Khánh Khê cũ bị bong tróc lên mạng và chua thêm đoạn sau:

"Vẫn còn đó những tấm bia c.ăm t.hù đế quốc Mỹ, t.ội á.c của phát xít Nhật, của thực dân Pháp nhưng Bia Khánh Khê thì đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược", không hề vinh danh những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân TQ xâm lược bành trướng". Mời xem ảnh.

Cùng lúc, một Fbker có tên trong danh sách bạn bè của tôi cũng viết "PHỤC HỒI CHỮ BỊ ĐỤC Ở BIA VÀ THƠ …". Trong đó có đoạn:

"Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.".

Bia Khánh Khê tưởng niệm hơn 650 cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 337 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979 và không có bất kỳ ai đục bỏ những dòng chữ trên tấm bia này.

Đây là hình tấm bia Khánh Khê cũ (ảnh bên) được Đỗ Hùng (Đỗ Văn Hùng), Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện sử dụng để xuyên tạc. Đây là b
ức ảnh bia Khánh Khê bị vỡ, bong tróc mất dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Khi đăng tải hình ảnh tấm bia này, chúng chua thêm lời bình, rằng “Khiếp nhược”, “hèn nhát”, và rằng “ai đục bỏ lòng yêu nước”…

Người đầu tiên đăng bức ảnh này lên mạng để xuyên tạc là Đỗ Hùng, nguyên Phó Tổng Thư ký Tòa soạn báo điện tử Thanh Niên. Sau đó Trương Duy Nhất đăng lại và viết: "Một bức ảnh ấn tượng trên báo Thanh Niên, Blog Mr.Do chạy cái tít vỏn vẹn 2 chữ bình cho bức ảnh này cũng rất ấn tượng: Khiếp nhược!". Nhất viết tiếp: "Từ “quân Trung Quốc” đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ “xâm lược” cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời".

Cũng ngay sau đó, Nguyễn Quang Lập lấy bức ảnh về treo trên Fb rồi viết thêm một cách mỉa mai: "Ai đã đục bỏ lòng yêu nước". Tiếp theo Nguyễn Quang Lập là Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Mai Thanh Hải và một vài thể loại chống phá khác cũng lấy bức ảnh về để la lối.

Sự thật là như thế nào?

Bức ảnh tấm bia Khánh Khê mà ta thấy ở trên là bức ảnh thật, được chụp vào năm 2011, trước 1 năm khi nhà nước khánh thành nhà bia Khánh Khê vào đúng ngày tri ân các liệt sĩ - Ngày 17/7/2012. (Xem bài bia Khánh Khê trên báo Thanh Niên ở đây). 

Bia trong ảnh là bia cũ, dựng bằng gạch và vữa ba-ta, ở vị trí thấp. Các dòng chữ được đắp nổi bởi loại vữa hỗn hợp vôi cát mà không có xi măng. Vì thế thời gian, mưa gió, nước ngập đã làm chúng rụng rơi mà không hề có ai vô lương tâm tới mức đục bỏ.

Tháng 2/2011, bia Khánh Khê nằm trong vùng quy hoạch xây dựng công trình thủy điện Thác Xăng, và theo quy hoạch tấm bia sẽ bị chìm dưới nước. Bởi vậy, bia được dỡ bỏ và di chuyển lên vị trí cao hơn, xây dựng mới, hoành tráng hơn cho xứng với công lao của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Lạng Sơn, chỉ sau hơn 1 năm nhà bia Khánh Khê đã hoàn tất tại bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Nói thêm, cũng chính tại quả đồi nơi vị trí đặt nhà bia hiện tại đã có 92 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 52 thuộc F337 hi sinh trong một trận đánh. Không chỉ trở thành địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ F337, nhà bia chiến thắng Khánh Khê cũng đã được nhân dân địa phương chăm lo hương khói, và cũng là nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc.

Mời xem ảnh nhà bia Khánh Khê mới do chính báo Thanh Niên đăng tải:


Link bài kiểm chứng:
https://thanhnien.vn/bien-cuong-noi-anh-nga-xuong-ky-4-chuyen-chua-ke-ve-cot-bia-chien-thang-khanh-khe-185370882.htm

Một chi tiết cần được nhắc lại, chính Đỗ Hùng, khi đó còn là Phó Tổng Thư ký báo Thanh Niên đã đăng bức ảnh tấm bia Khánh Khê cũ lên 
Blog Mr.Do và bình 2 chữ “Khiếp nhược”. Sáu đó, được Mai Thanh Hải gào khóc “đục bỏ”, và tiếp đến là đám Phạm Viết Đào, Xuân Diện rên rỉ rằng "ô nhục".

Có điều, không phải là ngẫu nhiên, khi họ cố tình đăng tấm hình này trong một quãng thời gian khá dài và giấu biệt việc nhà bia đang xây dựng, còn tấm bia sẽ chìm dưới nước để cho đám “dân chủ giả cầy” chửi rủa gào rống. Và rất lâu sau đó, chúng mới đưa tin về nhà bia Khánh Khê mới. Mời xem theo link dưới đây:


Rõ ràng, một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng, đó là một âm mưu lợi dụng báo chí để xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm làm phai nhạt lòng tin của người dân đối với chế độ.

Khi sự thật bị xuyên tạc bởi một phóng viên, thì cái tên của anh ta sẽ mãi mãi là tấm bia miệng của sự trơ tráo và khốn nạn. Lũ khốn nạn hãy nhớ, “Ngàn năm bia đá thì mòn/Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.

11 nhận xét:

  1. Chính vì có tư tưởng tự nhục như vậy nên Xuân Diện mới có tên là Tiến sĩ ba que vậy!.

    Trả lờiXóa
  2. Đã từ ba năm nay, vào mỗi dịp 27.7, lễ tri ân, tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 được tổ chức tại nhà bia chiến thắng Khánh Khê (bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn).

    Trả lờiXóa
  3. Nằm yên bình trên một quả đồi nhỏ bên bờ sông Kỳ Cùng, nếu chỉ đọc những dòng chữ ngắn ngủi được khắc trên hai mặt tấm bia chiến thắng, có lẽ nhiều người không thể hình dung chính nơi đây hơn 34 năm về trước từng là một chiến trường ác liệt đầy máu xương của quân, dân ta trong việc gìn giữ từng tấc đất cha ông.

    Trả lờiXóa
  4. Trong cuộc chiến diễn ra 34 năm về trước, cũng như hàng loạt các cuộc xâm lược từ các triều đại phương Bắc xuống phía Nam từ hàng nghìn năm qua, Lạng Sơn tiếp tục là một trong những mục tiêu đánh chiếm chính yếu, đây là di tích lịch sử rất có nhiều ý nghĩa

    Trả lờiXóa
  5. theo thời gian thì việc phong hóa, bong tróc là chuyện đương nhiên, nhà nước đã xây dựng cả một khu tưởng niệm khang trang, báo đài ra rả suốt ngày nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, chỉ có bọn nhà báo cố tình xuyên tạc, bịa đặt ra những câu chuyện chẳng giống ai để làm gì vậy ?

    Trả lờiXóa
  6. Những người lính đã tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc những năm tháng ấy khó có thể quên những trận đánh với chiến thuật “biển người” của quân Trung Quốc. Điểm cao 649 mà trung đội Trần Minh Lệ đóng chốt cũng vậy, sẽ không bao giờ quên, những kẻ cố tình xuyên tạc cũng vô ích

    Trả lờiXóa
  7. mấy cái chiêu trò che giấu sự thật của bọn dân chủ tráo trở này đã chẳng còn xa lạ gì với những người thường xuyên tiếp xúc và biết đến bộ mặt thật của bọn này. Chỉ sợ những người đọc được là những người mới, không biết phân biệt thật giả, xác minh tin tức, thì lại truyền tai nhau điều sai

    Trả lờiXóa
  8. mấy tay báo này bày đặt ra bộ mặt giả vờ tức giận, căm thù lắm nhưng thật ra toàn là cái bọn bán nước cả, nhận tiền của tư bản để mà xuyên tạc, bôi xấu Đảng và Nhà nước, chống phá chế độ ta. Lợi dụng sự chống lưng của đám cẩu dân chủ bên nước ngoài mà sủa nhăng sủa cuội quấy ta ngày ngày, đến lúc hết giá trị lợi dụng thì quay qua cắn bỏ nhau

    Trả lờiXóa
  9. Lại mấy chú chó nhận tiền của tư bản đi ẳng thuê ý hả. Bọn này vẫn không biết mệt, biết nhục ư khi thốt ra những lời lẽ như vậy ? Bọn này thì chẳng ai lạ gì rồi, mấy cái luận điệu xuyên tạc nghe phát biết ngay. Thứ nhất thì mọi người chẳng mấy ai quan tâm, kiểu "chó cứ sủa, người cứ đi". Thứ hai, kiểu gì bọn nó cũng bị cho ăn mấy cái gậy vì tội xuyên tạc, câm mõm liền ngay

    Trả lờiXóa
  10. Cột bia chiến thắng Khánh Khê được xây dựng bằng gạch, xi măng cao 5 m, hai cạnh có kích thước 1,2 m x 1,5 m. Theo đại tá Nguyễn Chấn, cột bia Khánh Khê không chỉ là một cột bia kỷ niệm chiến thắng mà còn là cây cột thiêng để thờ và nhớ ơn các liệt sĩ đã ngã xuống. Cột bia ấy còn là cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù.

    Trả lờiXóa
  11. Bức ảnh mà các đối tượng đẳng tải thông qua trang chân trời mới là bức ảnh cũ, bia đó được dựng bằng thủ công vật liệu sơ sài nên qua năm tháng làm mất đi hiện trạng ban đầu chứ chẳng ai nhẫn tâm đến mức đục bỏ nội dung trên bia làm gì, hàng năm đất nước vẫn kỷ niệm chiến tranh biên giới đó thì có lý gì phải đục bia

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog