Chia sẻ

Tre Làng

Viết tiếp về cao tốc: Mọi con đường chỉ đủ an toàn khi lái xe tuân thủ luật

Bài chép từ Viet Binh Nguyen

Đang ngồi chờ con bơi trong cuộc thi ở Moose Jaw lại viết tiếp về cao tốc.

Để đi từ nhà mình đến Moose Jaw, mình chạy 150km trên Highway 11 Louis Riel Trail, tốc độ 110km/h, mỗi chiều 2 làn và làn khẩn cấp, giữa 2 chiều là giải phân cách rộng ngang với tuyến đường.

Trên tuyến rất nhiều nút giao đồng mức và chẳng có vuốt nối gì, như ngã tư thường thôi. Xe từ đường nhánh muốn vào cao tốc thì dừng chờ ở đó, khi nào đường trống thì nhập vào mà đi. Đường vào khu dân cư Hanley nơi mình đi câu là một trong vô số những lối vào ra HW-11 như vậy.

Trên tuyến có 2 nút giao đặc biệt.

1 ở thị trấn Davidson tốc độ phải giảm xuống 80km/h

2 là thị trấn Chamberlain đến đoạn này đường thu lại còn 2 làn, tốc độ tối đa 50km/h qua hết thị trấn lại mở thành 4 làn 110km/h.

Không ai phàn nàn hay giễu cợt highway mà lại như vậy. Muốn an toàn thì phải vậy thôi.

Rẽ từ Highway 11 vào đường tỉnh SK-2 tốc độ 100km/h, mặt đường tốt, không dải phân cách nhưng kém cao tốc Cam Lộ ở chỗ không có làn khẩn cấp, chỉ có lề đường rất nhỏ. Phần lớn các đường 100km/h ở đây là không có làn khẩn cấp. 55km đoạn này chỉ có 1 điểm có làn vượt.

Các bạn dễ dàng nhìn thấy tất cả những gì kể trên bằng Google map.







Tất cả các chỉ trích về thiết kế quanh vụ tai nạn đều mắc phải định kiến “cao tốc” vì cái tên của nó, nhưng thực tế hệ thống biển báo, tín hiệu, vận hành là cho quốc lộ, đoạn vuốt nối giảm còn 60km/h. Người lái xe phải tuân theo hệ thống an toàn giao thông trên đường chứ không lái xe theo tên gọi của con đường. Đó là bổn phận của người lái.

Tổng chiều dài đoạn vuốt nối trên cao tốc Cam Lộ từ đường nhánh đến đoạn nhập thành 1 làn là khoảng 220m, tốc độ cho phép 60km/h nên thời gian lái xe ít nhất 13 giây (nếu tính cả đoạn vuốt vào khi đó đường vẫn rất rộng do có làn khẩn cấp thì khoảng 280m thời gian sẽ là 16 giây), thừa thời gian để nhận thức và xử lý.

Chỉ nói về bản năng thôi. Khi bắt đầu giao vào làn chính là mình phải ngoái đầu nhìn, đường thoáng thì vào luôn, nếu có xe chạy sát thì mình giảm tốc về 45-50km, mục đích để xe kia nhanh vượt qua, ngay khi xe kia qua, mình lại ngoái cổ nhìn một lần nữa, đủ trống thì vào. Đường dẫn nó cho mình 2,3 cơ hội như vậy, nếu đoàn xe trên đường chính liên tiếp không có chỗ trống đủ an toàn thì mình buộc phải dừng và chờ thôi chứ chẳng lẽ cứ lao đầu vào?

Trong trường hợp anh ấy lơ đãng thì anh ấy vẫn có nguyên làn dừng khẩn cấp để tạt vào, và với tốc độ 60km/h, xe hơi hiện nay đạp phanh là dừng một cách an toàn.

Không phải tự nhiên giảm tốc xuống 60km/h đâu, họ muốn tăng khả năng quan sát và thời gian xử lý của lái xe ở khu vực này.

Mình nói cái nút dở về tổ chức giao thông là vì nó phải giảm tốc. Nhưng khi nó giảm tốc rồi thì nó không mất an toàn nữa.

Mọi con đường chỉ đủ an toàn khi lái xe tuân thủ luật mà thôi.

Trong vụ tai nạn này chắc chắn lái xe đã có rất nhiều cơ hội để lái xe an toàn. Tiếc là anh ấy đã chọn sai cách.

Xã hội này nhiều thứ rất tồi tệ, khiến các bạn chỉ muốn chửi nhưng những kỹ sư thiết kế không ngốc, họ biết đảm bảo an toàn cho bản thân và sự nghiệp của họ.

***

Chú thích:

Ảnh 2 và 4 chiều dài đoạn đường dẫn nhập làn Cam Lộ.

Ảnh 3 làn khẩn cấp Cam Lộ

Ảnh 5 và 6: nút giao Hanley trên HW-11 110km/h ở Canada như ngã 4 thường.

Ảnh 1 còm từ anh Lâm Văn Nhân người đã đi qua nút này “Ảnh google map chụp từ cách đây 1 năm, khi chưa thông xe, từ 31/12/2020 đã bổ sung các cảnh báo chỉ dẫn từ xa đầy đủ rồi. Trong 2km làn vượt thì 200m cuối có bảng tốc độ 60km, cảnh báo có làn đường nhập từ bên phải và nhập làn chung về 1 lane. Sau nhập về 1 làn mới có biển 80km/h. Tóm lại tuân thủ biển chỉ dẫn, không chủ quan, vượt ẩu thì không sao.

10 nhận xét:

  1. đó là điều thực tế thôi, đã lái xe thì nên đặc biệt tuân thủ những biển báo, báo hiệu, chỉ dẫn trên đường, chứ dùng cố đi theo cái tên gọi của nó, kể cả là đường cao tốc những cũng sẽ có một vài đoạn là có nút giao hay vuốt nối cần phải giảm tốc và tuân theo biển báo, đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người tham gia giao thông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây còn là đường cao tốc với chất lượng bằng phẳng có thể đi với tốc độ cao, thế nếu như mặt đường mà có gồ ghề hay làm sao đó thì người lái xe kia có đi nhanh được nữa không, không chỉ đơn giản mà gọi nó là đường cao tốc rồi không để ý biển báo mà cứ thế chạy với tốc độ cao được

      Xóa
  2. chỉ vì sự chủ quan của một người tham gia giao thông, mà lại nảy sinh ra rất nhiều vấn đề nhức đầu khác kéo theo, đường cao tốc là thứ vật chất có sẵn rồi, chỉ có ý thức của con người là có thể điều khiển được, không thể đổ lỗi hết cho bên đường cao tốc mà bỏ qua sự chủ quan về ý thức của người lái xe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. biết rằng điều kiện giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế, nhưng biển báo giao thông trên đường thì cũng có báo hiệu cho người tham gia giao thông từ trước đó một khoảng cách an toàn để nhận biết và xử lí tình huống, vì vậy phải chú ý quan sát biển báo chứ đừng chỉ đổ lỗi tại đường

      Xóa
  3. Luật đã định sẵn rồi, đã có cả hệ thống cả rồi. Đã đi đường là phải chấp hành, tuân thủ những biển báo, những chỉ dẫn đã định sẵn. Tuy nhiên, cũng cần có ý thức chủ quan của bản thân, xem xét đâu là tình huống cần tăng tốc, giảm tốc và mọi sự việc khách quan các có thể xảy ra trên đường đi. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải nghiêm túc chấp hành an toàn giao thông cũng như là tuân theo quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đường cao tốc không đơn giản là cứ chạy trên con đường đó thì có thể chạy với tốc độ cao, trên tuyến đường cao tốc đó còn rất nhiều đường rẽ, chuyển làn, rồi lối ra lối vào và các biển báo giao thông cần thiết cho sự an toàn của việc di chuyển phương tiện, đã tham gia giao thông là phải chú ý

      Xóa
  4. đường cao tốc bên nước ngoài người ta đã xây dựng và phát triển từ rất lâu rồi, hệ thống quy hoạch đường xá bên đó cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, đối với đường cao tốc ở nước ta thì hạn chế hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông nếu người lái xe chú ý quan sát và tuân thủ biển chỉ dẫn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nước ngoài ngoài việc họ có mạng lưới giao thông hiện đại và phát triển rất lâu đời thì họ còn có văn hóa giao thông rộng khắp - thứ mà không nhiều người Việt Nam có. Việc thi bằng lái của họ cũng khó hơn ở Việt Nam rất nhiều, bởi đối với họ tham gia giao thông phải đảm bảo được an toàn cho bản thân và người khác

      Xóa
  5. Tôi thấy để nói thẳng ra là rất nhiều người tham gia giao thông chưa hiểu hết luật về giao thông đâu, đặc biệt là lái oto khi cần phải nhớ nhiều các quy định và biển báo giao thông khác nhau, dẫn đến không tuân thủ hoặc có khi không biết mà tuân thủ nữa, rồi mới thành ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc

    Trả lờiXóa
  6. Đoàn công tác của bộ cũng đã vào khảo sát và đưa ra một vài hoạt động cấp bách cần thực hiện, tuy nhiên đường xá là thứ vô tri, quan trọng nhất vẫn là người lái phải chấp hành các quy định, như vậy vừa tạo ra văn hóa khi tham gia giao thông, lại đảm bảo về an toàn cho bản thân họ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog