Lâm Trực@
Đà Nẵng, ngày 13/5/2025 - Trong thế giới của ngành y, người ta vẫn gọi chiếc áo blouse trắng là biểu tượng của sự thánh thiện, lòng nhân ái, và tinh thần cống hiến. Thế nhưng, có những bàn tay đã làm hoen ố màu trắng ấy - không phải bởi máu bệnh nhân, mà bởi mùi tiền. Sự kiện nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng đồng phạm bị bắt vì tội nhận hối lộ không chỉ khiến dư luận phẫn nộ mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những "kẽ hở" nơi lẽ ra phải khép kín trong khuôn phép đạo đức và pháp luật.
Ngày 13/5/2025, Bộ Công an công bố thông tin về việc bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Phong - người từng đứng đầu Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Cùng bị khởi tố và bắt giữ còn có các cán bộ khác như Đinh Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Hải, Lê Thị Hiên và Cao Văn Trung. Tội danh dành cho họ là "nhận hối lộ", một cụm từ mà mỗi lần xuất hiện lại như dao cứa vào niềm tin của nhân dân vào hệ thống công quyền.
Nếu bệnh nhân cần bác sĩ để chữa bệnh, thì người dân cần ngành y tế để chữa lành sự hoang mang trước bát ngát thị trường thực phẩm chức năng đầy rẫy hàng giả, hàng kém chất lượng. Vậy mà chính những người có chức trách bảo vệ sức khỏe cộng đồng lại tiếp tay cho gian thương, biến phòng cấp giấy phép thành "phòng đổi chác" bằng tiền mặt.
Vụ việc xảy ra trong quá trình mở rộng điều tra đại án sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị liên quan. Theo điều tra, chỉ trong thời gian không quá dài, nhóm công ty của ông Nguyễn Năng Mạnh đã dựng nên một "đế chế hàng giả" gồm 9 công ty và 2 nhà máy - nơi sản xuất thực phẩm chức năng giả với số lượng khổng lồ, lợi nhuận kếch xù nhưng cái giá thì lại đổ lên đầu người tiêu dùng lương thiện.
Tội ác của họ không đơn thuần là buôn bán hàng giả. Họ đã trượt khỏi ranh giới giữa kinh doanh và lừa đảo để bước vào vùng tối của sự đồng lõa với cái ác - nơi một viên thuốc không còn là công cụ chữa bệnh mà trở thành công cụ giết dần sức khỏe con người.
Đáng buồn hơn, sai phạm trong cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cấp phép công bố sản phẩm lại được thực hiện một cách có hệ thống, có tổ chức. 207 sản phẩm của 9 công ty được "chống lưng" để vượt qua vòng kiểm duyệt chỉ nhờ vào hơn 2 tỷ đồng hối lộ. Một con số không nhỏ, nhưng quá rẻ nếu đặt cạnh sinh mạng và niềm tin của hàng triệu người.
Người ta từng nói: "Y đức là ngọn đèn soi đường cho ngành y." Nhưng khi chính những người giữ ngọn đèn đó lại tự tay thổi tắt nó, thì bóng tối không chỉ phủ lên ngành y, mà còn lan sang toàn xã hội. Cái nguy hại của sự tha hóa ở cấp quản lý không chỉ dừng ở việc cá nhân sa ngã, mà là một hệ lụy lâu dài cho nền tảng đạo đức công vụ.
Hành vi nhận hối lộ để cấp phép cho sản phẩm không đạt chuẩn không chỉ là tội với pháp luật, mà là tội với lương tâm. Nó khiến người ta tự hỏi: Bao nhiêu đứa trẻ đã phải uống thứ "sữa giả"? Bao nhiêu người già đã tin vào viên thuốc "bổ sung dưỡng chất" mà kỳ thực là con đường ngắn nhất đưa họ đến bệnh viện?
Đây không chỉ là một vụ án hình sự - mà là một bản cáo trạng cho sự suy đồi đạo đức công vụ trong một bộ phận cán bộ từng khoác chiếc áo của y học. Nếu công lý là cán cân, thì niềm tin xã hội là thước đo. Và lần này, cán cân ấy đã nghiêng mạnh về phía nhân dân - những người xứng đáng được bảo vệ, không phải bị lừa dối bởi chính những người "canh cửa" cho họ.
Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra, mở rộng. Nhưng bài học thì đã quá rõ ràng: Khi đạo đức công vụ không còn là nền tảng, thì pháp luật phải là lưỡi gươm nghiêm khắc. Không có vùng cấm cho bất kỳ ai, kể cả những người từng ngồi trên ghế quyền lực và được xưng tụng bằng những danh xưng tưởng như đầy trang nghiêm.
Chiếc áo blouse, một lần nữa, cần được giặt sạch bằng công lý - không chỉ để lấy lại màu trắng nguyên sơ, mà để lấy lại lòng tin đã hoen ố bởi những bàn tay nhúng chàm.
Hãy thành tâm nhẫn lỗi về mình và hợp tác với Cơ quan điều tra để nhận được sự khoan hồng của pháp luật; còn vẫn cố chấp, bao che hoặc tiếp tục dối trá thì tội sẽ chồng tội. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai còn có ý định thực hiện hành vi tương tự. Lưới trời thưa nhưng khó lọt mà có lọt qua lưới này thì sẽ còn lưới khác.
Trả lờiXóađứng trước sự cảm dỗ của đồng tiền, có phải ai cũng có thế vững vàng vượt qua được sự cám dỗ ấy, khi mà thời buổi hiện nay, ai cũng phải gồng mình để trang trải cuộc sống, lo cơm áo gạo tiền, không giữ được bản lĩnh thì sớm muộn cũng phải chịu hậu quả
Xóamỗi khi nhìn thấy người bác sĩ với chiếc áo blouse trắng là đã tưởng tượng đến hình ảnh một con người chân chính với tấm lòng độ lượng, tấm gương đạo đức trong sáng, nhưng chỉ vì vài con người này mà làm ảnh hưởng đến những hình ảnh đẹp đó
XóaCác cán bộ, lãnh đạo Cục ATTP cũng cấp 207 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (cấp phép) cho 207 sản phẩm thực phẩm chức năng của 09 Công ty (gồm: MediPhar, MediUSA, MegaLife, Việt Đức, MegaPharco, Việt Pháp, Liên doanh USA, PharmaCist, VitaPhar)
XóaKhi lương y không như từ mẫu, mà ngược lại sẵn sàng đánh đổi sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân để trục lợi. Đây là lợi cảnh tỉnh cho các y bác sĩ, các nhà quản lý trong ngành y tế ý thức hơn nữa về trách nhiệm công việc của mình liên qua trực tiếp đến sức khoẻ bệnh nhân như thế nào
Trả lờiXóamột khi đã bị đồng tiền che mờ mắt thì lúc đó họ cũng chẳng còn cân nhắc đến việc họ là ai và họ đang làm gì đâu, bằng mọi giá chỉ hướng đến những đồng tiền bất chính đó mà thôi
XóaLiên quan vụ án, trước đó, ngày 26/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
XóaTheo cơ quan CSĐT Bộ Công an, các bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Cục ATTP đã bỏ qua các lỗi vi phạm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thẩm định, hậu kiểm, cấp 04 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt cho 02 Nhà máy (MediPhar và MediUSA)
Trả lờiXóaSự việc là một bài học đắt giá cho tất cả cán bộ, công chức, đặc biệt là những người nắm giữ vị trí quan trọng, về việc phải luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, tuân thủ pháp luật và đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Sự việc này là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của người dân vào bộ máy quản lý nhà nước và ngành y tế.
Trả lờiXóaĐây là một sự kiện đáng buồn nhưng cũng là một minh chứng cho thấy không có "vùng cấm" trong cuộc chiến chống tham nhũng. Hy vọng rằng, quá trình điều tra sẽ diễn ra minh bạch, công khai và những sai phạm (nếu có) sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóaĐây cũng là cơ hội để ngành y tế nói chung và lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng nhìn nhận lại những tồn tại, yếu kém để có những giải pháp chấn chỉnh, xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả, đáng tin cậy, bảo vệ tốt hơn sức khỏe của người dân. Vụ bắt giữ cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ những cán bộ tha hóa, biến chất, không loại trừ bất kỳ ai, dù ở cương vị nào.
Trả lờiXóaNhững người cán bộ lãnh đạo này được người dân tín nhiệm để bầu ra, được tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng lại vì đồng tiền mà đánh mất đạo đức nghề nghiệp của mình. Mong có một bản án thật thích đáng cho những cán bộ tha hóa, biến chất trong vụ việc trên
Trả lờiXóaThật đáng thất vọng khi người khoác áo blouse trắng lại đánh đổi lương tâm nghề nghiệp để nhận hối lộ. Sự tha hóa ấy không chỉ làm mất niềm tin của bệnh nhân mà còn bôi nhọ danh dự của cả ngành y.
Trả lờiXóaRất nhiều người có tài năng, đức độ đang chờ cơ hội để thể hiện, cống hiến, thay cho những kẻ chỉ biết lấy đồng tiền đặt lên trên tất cả, ngành Y không chỉ là chuyên môn, nghiệp vụ mà còn lấy đạo đức làm kim chỉ nam cho mọi hành động, mất đi đạo đức là anh đã không xứng đáng, đừng nói đến có sai phạm
Trả lờiXóaBao nhiêu người dân phải chịu hậu quả nặng nề do dùng thuốc giả chỉ vì lợi ích của những kẻ được gọi là Đảng và nhân dân tin tưởng giao trọng trách, không có bàn tay của những tên này thì làm sao hàng giả, hàng kém chất lượng có thể tuồn ra thị trường với số lượng lớn và phủ sóng như vậy được
Trả lờiXóa