Lâm Trực@
Ở một góc phòng Quốc hội chiều 16 tháng 5, giữa những câu chữ chuẩn mực và khuôn phép, có một giọng nói dứt khoát, sắc như dao bổ cau: “Phạt 75 triệu chưa đủ. Phải là 200 triệu!”. Người nói là một nữ Thiếu tướng - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân - và câu nói của bà như một cái tát cần thiết vào cái mặt lỳ lợm, trơ trẽn của vô số kẻ đang mưu cầu tự do cá nhân bằng cách giẫm đạp lên sinh mệnh người khác trên từng mét đường.
Tôi đã từng đi qua những con phố Hà Nội, chứng kiến những gã đàn ông mặc vest, lái xe Camry, đỗ nghênh ngang trên vỉa hè như thể mặt đường là sàn diễn của riêng họ. Tôi đã từng thấy những người mẹ gào khóc bên xác con trai bị cán chết bởi một kẻ “vô ý đi nhầm làn đường”. Và tôi không đếm xuể bao nhiêu lần phải né người say rượu loạng choạng lái xe, như thể chúng ta - những công dân tuân thủ - chỉ là diễn viên phụ trong bi kịch đường phố của họ.
Vậy thì tại sao lại sợ cái gọi là “phạt nặng”? Phạt ai? Phạt những kẻ vô ý? Hay những kẻ cố tình coi pháp luật là thứ trang trí?
Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân đã không nhân nhượng. Bà nói về những chiếc xe đi ngược chiều trên cao tốc - nơi mà chỉ một khoảnh khắc bất cẩn, một cú rồ ga điên dại, là biến cả một gia đình thành dãy hương tàn tro lạnh. Với những hành vi ấy, mức phạt 75 triệu như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng… dành cho kẻ đi lạc - không phải kẻ cố tình hủy hoại trật tự.
Chúng ta đang sống trong một đất nước mà dân trí đã khác. Người dân không còn là những bóng mờ ngoan ngoãn đi xe đạp và chờ đèn đỏ trong mưa. Họ đi ô tô, họ sở hữu tài sản hàng trăm triệu. Vậy thì cớ gì cứ phải giữ mức phạt cho những “ông chủ nhỏ” của vô ý thức?
Ở một góc khác, đại biểu Trần Thị Vân - với sự chừng mực và cái nhìn nhân văn - cho rằng cũng cần tính đến sự phân hóa thu nhập: có người vi phạm do vô ý, có người thì chủ tâm. Bà không sai. Nhưng liệu có mấy ai vô ý đi ngược chiều trên cao tốc? Có mấy ai “sơ suất” uống rượu rồi leo lên vô lăng?
Chúng ta đang xây dựng một xã hội pháp quyền. Mà ở đó, cái gọi là “nhân văn” không thể đồng nghĩa với dung túng. Nhân văn là bảo vệ những con người vô tội - không phải cúi đầu trước kẻ ngang ngược.
Đại biểu Lê Đào An Xuân thì lại lo về việc tăng giới hạn xử phạt không cần lập biên bản. Vâng, biên bản là một hình thức, là dấu vết của công bằng. Nhưng thực tế đâu phải lúc nào cũng có đủ thời gian và điều kiện để xử lý mọi lỗi nhẹ bằng một quy trình hành chính hoàn hảo. Cái chúng ta cần là hệ thống cán bộ liêm chính, và một hành lang pháp lý vừa nghiêm minh vừa linh hoạt.
Còn với những lĩnh vực khác - dữ liệu cá nhân, khoáng sản, môi trường - Thiếu tướng Xuân không ngại đề xuất những con số chạm ngưỡng hàng tỷ đồng. Có người sẽ nói: quá tay. Nhưng hãy thử nhìn vào một bãi vàng bị phá tan hoang, một dòng sông bị đầu độc, hay một vụ rò rỉ thông tin cá nhân của hàng triệu người. Mỗi hành vi đó, nếu không bị xử lý tương xứng, chính là cái giá chúng ta phải trả bằng tương lai và lòng tin.
Một đất nước muốn phát triển không thể ngồi chờ ý thức cá nhân tự lớn. Cũng không thể trông mong vào sự cảm hóa lãng mạn. Pháp luật phải là thanh gươm treo lơ lửng, để mỗi người khi toan tính sai lầm phải rùng mình.
Khi đề nghị mức phạt 200 triệu, hay thậm chí 500 triệu, Thiếu tướng Xuân không đang làm khó dân. Bà đang làm đúng trách nhiệm của một người hiểu rằng: nếu không hành động quyết liệt hôm nay, ngày mai sẽ có thêm bao nhiêu người ra đi vì sự lỏng lẻo của pháp luật và sự mềm yếu của chính quyền?
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần một thái độ dứt khoát hơn với những hành vi coi thường kỷ cương. Những cái tát mang tên “200 triệu đồng” không phải để trả thù, mà là để đánh thức. Đánh thức xã hội khỏi giấc mộng nhân văn giả hiệu và dọn đường cho một trật tự mới - nơi mọi người đều hiểu rằng tự do là giới hạn trong khuôn khổ của luật pháp, chứ không phải sự tha hồ lộng hành giữa phố đông người.
VD : Một nhóm người Việt Nam chúng ta đi du lịch Sin-ga-po lần đầu và trước khi lên máy bay để nhập cảnh nước họ thì luôn được hướng dẫn viên du lịch nhắc nhở rằng : "ở bên Sin luật pháp nghiêm lắm, vi phạm có thể bị tù, bị phạt roi vv... vì thế các bác không hút thuốc lá bừa bãi, không làm mất vệ sinh nơi cộng cộng vv... và vv.. và sang đó thấy họ sạch thật ( vì họ nghiêm và nước họ nhỏ) vì thế suốt cả chuyến đi mọi người đều tuân thủ rất tốt. Mong rằng sau khi đi Sin về thì mọi người sẽ giữ được nếp tốt đó, nhưng ..không. Về đến sân bay nhà mình thì cũng chính những con người đó lại quen thói vứt giấy lau tay, hút thuốc lá tùm lum ... như thể chỉ 3 tiếng đã trở thành con người khác vậy , nhanh thế không biết . Vậy nên ý kiến đại biểu Xuân cũng có lý, ngõ hầu giúp cho mọi người giữ được ý thức tốt trong cuộc sống và đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Để thực hiện được việc đó thì người bị phạt không được tiếp xúc với người ra quyết định phạt mà QĐ phạt chỉ được gửi qua hộp thư thì mới khách quan!.
Trả lờiXóaNhiều khi tôi thấy sợ dân trí nước mình thật, cái gì đưa ra cũng phải chửi trước đã, trong khi chẳng hiểu cái gì về vấn đề đó cả. Khi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân đề nghị tăng mức phạt giao thông đường bộ, đường thủy, đường sông từ 75 triệu lên 200 triệu và cái lũ thiếu trí thức bắt đầu chửi bới.
Trả lờiXóaĐại biểu Xuân đề xuất tăng mức phạt tối đa từ 75 triệu lên 200 triệu, mức phạt này vốn áp dụng cho các hành vi vi phạm ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG trong các nghị định xử phạt vi phạm giao thông. Ấy thế mà mấy con "ruồi" nhân cơ hội để vào "cắn", dắt mũi người dân.
Trả lờiXóaĐúng vậy, chỉ cần hiểu đơn giản là Đại biểu đề xuất mức phạt tối đa cao nhất 75 triệu lên 200 triệu, áp dụng với các tội đặc biệt nguy hiểm, nghiêm trọng, do Chủ tịch tỉnh và Cục trưởng xử phạt. Các vụ này là án hình sự rồi chứ không phải là án dân sự nữa đâu
Xóa