Chia sẻ

Tre Làng

Việt Nam và Campuchia: Sự thật lịch sử không thể phủ nhận

Lâm Trực@


Đà Nẵng, ngày 11/5/2025 - Trong bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) ở Jakarta ngày 6/5, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đã nhắc lại một trong những chương bi thảm nhất của lịch sử đất nước mình - thời kỳ diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ - và khẳng định vai trò không thể phủ nhận của Việt Nam trong việc giải phóng Campuchia khỏi thảm họa này.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP

"Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, không quốc gia nào có thể giúp Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot", ông Hun Sen nói, giọng xúc động khi nhớ lại năm 1977, khi ông sang Việt Nam tìm kiếm sự giúp đỡ, cứu nhân dân Capuchia khỏi họa diệt chủng. "Chúng ta phải bảo vệ sự thật lịch sử này để những tội ác tương tự không bao giờ lặp lại".

Lời tuyên bố của ông Hun Sen không chỉ là lời tri ân, mà còn là lời cảnh tỉnh trước những nỗ lực trong nhiều thập kỷ nhằm bóp méo sự thật, thậm chí phủ nhận tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ. Từ năm 1975 đến 1979, chế độ này đã giết hại hơn 3 triệu người Campuchia, biến đất nước thành một "lò sát sinh" khổng lồ. Hàng triệu người bị tra tấn, chết đói, hoặc bị hành quyết bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng.

Việt Nam, với tư cách là láng giềng và đồng minh, đã không đứng ngoài cuộc. Sau khi nhận được lời kêu gọi từ Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, hàng vạn quân tình nguyện Việt Nam đã vượt biên giới, cùng lực lượng yêu nước Campuchia đánh bại Khmer Đỏ vào ngày 7/1/1979. Chiến thắng này không chỉ chấm dứt nạn diệt chủng mà còn mở ra một chương mới cho Campuchia - một chương của hòa bình và tái thiết.

Tuy nhiên, sự thật này đã bị nhiều thế lực quốc tế xuyên tạc. Trong nhiều năm, Việt Nam bị cáo buộc "xâm lược" Campuchia, trong khi Khmer Đỏ vẫn được một số nước ASEAN và phương Tây ủng hộ, thậm chí giữ ghế đại diện tại Liên Hợp Quốc. Ông Hun Sen thẳng thắn chỉ trích: "ASEAN đã góp phần kéo dài cuộc chiến ở Campuchia bằng cách ủng hộ Khmer Đỏ. Nếu không có sự ủng hộ đó, chế độ này có thể đã sụp đổ sớm hơn".

Phải đến năm 2008, Tòa án Quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) mới chính thức công nhận tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Đó là một bước ngoặt trong việc khôi phục sự thật lịch sử. Nhưng với Campuchia và Việt Nam, sự thật ấy đã luôn rõ ràng.

Ngày nay, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên nền tảng "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống". Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt hơn 10 tỷ USD, trong khi hợp tác an ninh, văn hóa và giáo dục ngày càng sâu rộng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bài học lịch sử bị lãng quên.

"Chúng ta phải nhắc lại sự thật này cho các thế hệ sau", ông Hun Sen nhấn mạnh. "Bởi chỉ khi hiểu rõ quá khứ, chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai hòa bình và ổn định".

Và với Campuchia, một phần quan trọng của sự thật ấy chính là nghĩa cử của những người lính Việt Nam - những người đã đổ máu để cứu một dân tộc láng giềng khỏi họa diệt chủng.

10 nhận xét:

  1. Dù ở Campuchia hay Việt Nam, những thành phần chống phá, xuyên tạc luôn tồn tại. Nên không có bất ngờ khi vẫn có những luận điệu xuyên tạc này. Cái chúng ta cần làm là không ngừng đấu tranh và bảo vệ sự thật cho các thế hệ sau được biết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục về mối quan hệ giữa hai nước thông qua hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình…; các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các địa phương, ban, ngành, đơn vị,… đặc biệt là thế hệ trẻ của hai nước

      Xóa
  2. Trước tình hình mới, lãnh đạo Việt Nam, Campuchia tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, coi đây là mối quan hệ chiến lược lâu dài, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, cần phải được giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp đó là tài sản quý báu của hai Đảng, nhân dân hai nước và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự ghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Việc tuyên truyền giáo dục phải được tiến hành thường xuyên với những hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả

      Xóa
  3. Hai nước đều mong muốn tiếp tục được củng cố, phát triển mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước

    Trả lờiXóa
  4. Phải làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc rằng Campuchia và Việt Nam có quan hệ đoàn kết, hữu nghị lâu đời, nhân dân hai nước là những người láng giềng tốt đã từng đồng cam cộng khổ trong sự nghiệp đấu tranh xâu dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  5. Mặc dù các thế lực thù địch luôn tìm cách chia rẽ, song tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác giữa hai Đảng, nhân dân hai nước vẫn được giữ gìn, vun đắp và ngày càng phát triển qua các giai đoạn của lịch sử, phù hợp với nguyên tắc mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất. Đó là “Quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”

    Trả lờiXóa
  6. Sự thật vẫn mãi luôn là sự thật: Không có Việt Nam giúp đỡ thì Campuchia vẫn sẽ chịu nạn diệt chủng kéo dài. Đây là tình hữu nghị tuyệt đối và sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Đã có nhiều người con Việt Nam là anh hùng liệt sĩ mãi mãi nằm lại trên đất Campuchia vì hòa bình của nước bạn. Đó là điều chúng ta không bao giờ được quên

    Trả lờiXóa
  7. Chính Hunsen nói rằng, nếu Việt Nam thực sự muốn xâm lược Campuchia, thì chỉ cần đợi 2 đến 3 năm, chỉ cần phòng thủ ở biên giới là được, còn trong Campuchia lúc này người Campuchia bị Khmer Đỏ giết gần hết, lúc đấy Việt Nam chiếm Cam dễ như trở bàn tay, cần gì phải dẫn quân vào đất Campuchia để mang tiếng xấu làm gì?

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh02:56 12/5/25

    Ơn đấy , cămpuchia ghi nhận , trả ơn thế nào ? Việt nam biết , thế giới biết , chỉ có cămpuchia là không biết . Loại vô ơn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog