Lâm Trực@
Sự kiện Campuchia đơn phương đóng cửa khẩu với Thái Lan, kéo theo hàng loạt biện pháp cứng rắn như cắt điện, cắt nhiên liệu, cắt Internet, ngưng xuất khẩu và nhập khẩu, không chỉ là một động thái chính trị mà còn là một minh chứng đau xót về cách quyền lực vận hành khi rơi vào tay những người nhầm tưởng rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Một vết trượt không chỉ của kỹ năng quản trị quốc gia mà còn của ý thức hệ, của nhân cách chính trị, và sâu xa hơn, là một phản chiếu bi kịch của một nền giáo dục không đào tạo ra người lãnh đạo biết đặt lợi ích dân tộc lên trên cái tôi cá nhân.
Từ một đoạn ghi âm tưởng chừng vô thưởng vô phạt – cuộc trò chuyện giữa cựu Thủ tướng Hun Sen và nữ Thủ tướng Thái Lan – một cuộc khủng hoảng khu vực bùng lên như vết dầu loang trên mặt hồ đang khát nước. Đáng sợ hơn, khi mâu thuẫn giữa các cá nhân nắm quyền được diễn giải và thực thi bằng quyền lực Nhà nước, thì hậu quả không còn dừng ở biên giới chính trị, mà lan sang từng bữa cơm, từng cánh đồng, từng nhà máy và từng nỗi thở dài vô thanh của người dân.
Không ai còn ngạc nhiên khi Campuchia bước vào một giai đoạn hỗn loạn nội sinh. Lạm phát leo thang vì thiếu 26% nguồn nhiên liệu từ Thái Lan. Biên giới trở thành chợ đen. Nhà máy không điện. Nông sản thối rữa. Người dân đứng bên rìa của một trò chơi quyền lực mà họ chưa bao giờ được mời tham dự nhưng lại chính là nạn nhân lớn nhất.
Sự hỗn loạn ấy không xuất hiện một cách đột ngột. Nó là hệ quả tích tụ lâu dài từ một đường lối phát triển lệch tâm và một tư duy chính trị lạc hậu, đặt lòng trung thành với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, lên trên tinh thần đoàn kết ASEAN và sự hài hòa với các quốc gia láng giềng. Sau năm 2015, Campuchia dần nghiêng hẳn về quỹ đạo Bắc Kinh, tưởng rằng những khoản vay xây đường, làm cảng, dựng nhà máy là con đường dẫn đến độc lập, nhưng thực chất lại là sợi dây trói chặt tương lai quốc gia vào những chuỗi nợ không đáy và những quyết sách không linh hoạt.
Lẽ ra, trong một khu vực liên kết kinh tế như ASEAN, Campuchia có thể chọn con đường phát triển bền vững hơn: thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản với Thái Lan và Việt Nam, phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư vào giáo dục và hạ tầng kỹ thuật số để tạo ra nền tảng cho tự chủ quốc gia thực sự. Thế nhưng, những lựa chọn sai lầm về đối tác chiến lược đã khiến đất nước này lún sâu vào bẫy phụ thuộc cả kinh tế lẫn chính trị.
Trong thời điểm khủng hoảng, thay vì lắng nghe và điều chỉnh chính sách, giới lãnh đạo Campuchia lại tiếp tục dùng bàn tay sắt. Những quyết định cảm tính và thiếu viễn kiến của “cha – con nhà Hun” không chỉ khiến cộng đồng quốc tế e dè mà còn làm xói mòn niềm tin trong nội bộ quốc dân. Lãnh đạo là để dẫn đường, không phải để đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối từ nhân dân mà không trả lại cho họ niềm tin.
Đáng buồn hơn là khi người đứng đầu một quốc gia coi việc tung đoạn ghi âm cá nhân giữa hai nguyên thủ như một con bài mặc cả trên bàn cờ ngoại giao. Đó không chỉ là hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức mà còn là dấu hiệu của một sự rối loạn về văn hóa quyền lực – nơi những bí mật quốc gia bị sử dụng như công cụ cá nhân để hạ bệ, thay vì phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc.
Và trong lúc quốc gia đang khốn đốn, lối thoát được hé mở không phải bằng đối thoại văn minh, không bằng những hội nghị song phương, mà bằng những dòng tin vỉa hè rằng Campuchia đang muốn kết thân lại với Việt Nam. Lạ lùng thay, lời nhắn nhủ từ Việt Nam được dân gian hóa bằng giọng điệu hài hước, lại trở thành một chỉ dẫn đầy ẩn ý:
“Anh đang bận giúp Cuba, bận làm ăn với Nga...
Cửa vẫn mở, chú cứ qua chơi rồi đào nốt kênh Phù Nam đi nhé...”
Một thông điệp vừa châm biếm, vừa đầy văn hóa ứng xử: không đóng cửa, nhưng cũng không tiếp tay. Cái “được” của chính trị không nằm ở cử chỉ cấp tập, mà ở sự kiên định và bản lĩnh trong nguyên tắc ngoại giao, nhất là khi nguyên tắc ấy được dựng trên lòng dân và sự tôn trọng lịch sử.
Cuối cùng, trong một xã hội trưởng thành, người dân không cần những nhà lãnh đạo luôn đúng. Họ cần những nhà lãnh đạo biết nhận sai. Biết xin lỗi. Biết quay lại từ đầu, nếu cần. Đáng tiếc, hình ảnh của ông Hun Sen hôm nay không phải là hình ảnh của một người lãnh đạo đang sửa sai, mà là của một kẻ đang loay hoay chống chế, vừa đổ lỗi cho cấp dưới, vừa ngó nghiêng tìm kiếm đồng minh trong khi lòng dân đã dần rời xa.
Ở tận cùng của mọi cơn khủng hoảng, điều còn lại không phải là bảng xếp hạng tăng trưởng GDP, không phải những cây cầu xây dang dở, cũng không phải những câu khẩu hiệu chính trị. Mà là những giá trị nền tảng: nhân cách lãnh đạo, bản lĩnh dân tộc, và khả năng kiểm soát quyền lực bằng tri thức, chứ không phải bằng tham vọng.
Khi một quốc gia không biết tự soi lại mình, thì cú trượt chân không bao giờ là tai nạn. Nó là tất yếu.
Khi một cá nhân nắm trong tay quyền lực nhà nước nhưng lại hành xử như đang quản lý chuyện riêng tư, thì hậu quả có thể lan rộng tới cả quốc gia. Việc đóng cửa khẩu chỉ vì một đoạn ghi âm mang tính cá nhân đã cho thấy quyền lực khi bị đặt nhầm chỗ sẽ kéo cả nền kinh tế vào vòng xoáy khủng hoảng mà người dân phải hứng chịu đầu tiên.
Trả lờiXóaKhông có gì nguy hiểm hơn khi cảm xúc cá nhân lấn át lợi ích dân sinh và được hiện thực hóa bằng những quyết định mang tính cưỡng ép từ cấp cao nhất. Việc hàng loạt nhà máy ở Campuchia mất điện, nông sản thối rữa vì chính sách đóng cửa khẩu, cho thấy một hệ thống lãnh đạo chỉ biết bảo vệ cái tôi mà bỏ mặc thực tế đau lòng của nhân dân.
Trả lờiXóaMột chính quyền khi không có đối trọng chính trị và không có phản biện độc lập sẽ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn của sự lệ thuộc và duy ý chí. Việc Campuchia nghiêng hẳn về Trung Quốc không chỉ khiến nước này đánh mất thế cân bằng ngoại giao, mà còn bộc lộ điểm yếu chí mạng về tự chủ chiến lược và kinh tế.
Trả lờiXóaBí mật quốc gia đáng ra phải được bảo vệ để duy trì ổn định và lợi ích cộng đồng, chứ không phải trở thành vũ khí phục vụ cho các cuộc thanh trừng chính trị cá nhân. Khi các nhà lãnh đạo dùng quyền lực để truy sát đối thủ bằng công cụ bảo mật, thì lòng tin của người dân vào thể chế cũng sẽ dần sụp đổ.
Trả lờiXóaTrong khi các quốc gia văn minh chọn đối thoại để hóa giải bất đồng, thì việc sử dụng biện pháp trừng phạt dân sự như đóng cửa khẩu lại là biểu hiện của một chính trị thiếu chín muồi. Chính người dân Campuchia – những người chẳng liên quan gì tới mâu thuẫn kia – lại trở thành nạn nhân trực tiếp, không có lựa chọn hay tiếng nói nào cho số phận của mình.
Trả lờiXóa"thiếu chín muồi" vẫn còn là cách diễn đạt quá nhẹ nhàng đấy bạn ạ. Trẻ con, thiếu suy nghĩ, kém sang, chơi bẩn mới là những từ diễn tả được mức độ ứng xử ngoại giao của Cam, mà cụ thể là Hun Sen. Bám váy Tq tưởng kèo ngon nhưng mà hóa ra là con nợ
XóaHun Sen cũng đã có hơn 40 năm hoạt động trên chính trường rồi, bảo ông trẻ con, thiếu suy nghĩ thì cũng không phải. Vấn đề là bị thằng TQ nó giật dây, nó muốn kéo xung đột Thái - Cam lên cao, dẫn đến mất đoàn kết các nước Asean, rồi thoải mái mà lấn chiếm biển Đông kìa
XóaNói chung là giờ Cam phụ thuộc quá nhiều vào TQ r, bố bảo gì thì con phải nghe thôi. Chứ không có TQ thằng Cam cũng đố giám thách thứ Thái Lan như thế, Thái dẫn quân vào là chưa đến 1 tuần Cam thất thủ. Mỹ thì bận ở Iran rồi nên thằng Thái nó cũng không dám tấn công
XóaMột xã hội tiến bộ không đòi hỏi nhà lãnh đạo luôn đúng, mà đòi hỏi họ biết nhận sai, sửa sai và đặt lợi ích quốc gia lên trên cảm xúc cá nhân. Khi lãnh đạo chỉ biết đổ lỗi, lôi kéo đồng minh và giữ ghế bằng quyền lực cưỡng chế, thì niềm tin nơi người dân sẽ là thứ ra đi đầu tiên – lặng lẽ và không thể vãn hồi.
Trả lờiXóaThật sự là xem ông Hun Sen này nắm chính quyền và điều khiển chính quyền không khác gì một đứa trẻ trâu, nói lại bảo thô nhưng mà tôi nghĩ thế thật đấy. Mang danh người từng đứng đầu một quốc gia mà hành xử thô kệch, lươn lẹo, có khác gì mấy lão ranh ma lừa đảo không
Trả lờiXóaLoại ăn cháo đá bát ấy đâu đáng để ta phải suy nghĩ !
Trả lờiXóaSự non yếu về chính trị đã thể hiện quá rõ qua cuộc đối thoại của 2 vị trên nhưng qua đây cũng để cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của việc bảo mật các thông tin mang tính bí mật quốc gia nếu để lộ lọt sẽ rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia của một đất nước, ảnh hưởng đến các đường lối, chủ trương đối ngoại, đội nội.
Trả lờiXóaĐây không chỉ là sự can thiệp thô lỗ vào công việc nội bộ của Thái Lan, mà còn cho thấy cách ông sử dụng quyền lực cá nhân để thao túng và gây bất ổn chính trị khu vực. Một nhà lãnh đạo từng giữ cương vị thủ tướng lâu năm đáng lẽ phải hiểu rõ giới hạn của quyền lực, thay vì biến nó thành công cụ phục vụ toan tính cá nhân và phe nhóm.
Trả lờiXóaGiao thương hai chiều giữa Campuchia và Thái Lan sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch và sinh kế của người dân hai bên biên giới. Các doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành phụ thuộc vào hoạt động qua lại biên giới, sẽ chịu thiệt hại lớn
Trả lờiXóaNgười dân có nhu cầu đi lại, làm ăn, hoặc thăm thân qua lại biên giới sẽ gặp khó khăn. Điều này có thể gây ra những bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng ngàn người. Dù là quyền của mỗi quốc gia, việc đơn phương đóng cửa khẩu có thể tạo ra căng thẳng nhất định trong quan hệ song phương nếu không có sự phối hợp và thông báo rõ ràng trước đó.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh này, việc thông tin minh bạch và đối thoại giữa hai bên là cực kỳ quan trọng. Campuchia cần công bố rõ ràng lý do và thời gian dự kiến đóng cửa để Thái Lan và cộng đồng quốc tế hiểu rõ. Đồng thời, hai quốc gia cần tìm kiếm các giải pháp hợp tác để giảm thiểu tác động tiêu cực đến người dân và hoạt động kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề gốc rễ nếu có.
Trả lờiXóaViệc Campuchia đơn phương đóng cửa khẩu với Thái Lan, dù là một sự kiện song phương giữa hai quốc gia láng giềng, vẫn có những liên hệ và tác động tiềm tàng đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về kinh tế, an ninh biên giới và quan hệ khu vực.
Trả lờiXóaViệt Nam có quan hệ thương mại và giao thông quan trọng với cả Campuchia và Thái Lan. Việc đóng cửa khẩu có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt là các tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam qua Campuchia để đến Thái Lan hoặc ngược lại.
Trả lờiXóaĐúng vậy, sự kiện trên ảnh hưởng rất nhiều tới Việt Nam, sở dĩ vì nếu việc đóng cửa giữa hai quốc gia Thái Lan và Campuchia tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế, làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển.
XóaCác dự án đầu tư của Việt Nam tại Campuchia và Thái Lan có thể bị ảnh hưởng nếu hoạt động giao thương và đi lại bị hạn chế. Lĩnh vực du lịch cũng có thể chịu tác động gián tiếp, đặc biệt là các tour du lịch liên kết ba nước (Việt Nam – Campuchia – Thái Lan) sẽ gặp khó khăn.
Trả lờiXóaMột số loại hàng hóa từ Việt Nam có thể được trung chuyển qua Campuchia để xuất khẩu sang Thái Lan hoặc ngược lại. Việc đóng cửa khẩu sẽ làm gián đoạn quá trình này, điều này sẽ đem lại nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trả lờiXóaNếu lý do đóng cửa khẩu liên quan đến an ninh hoặc kiểm soát dịch bệnh (đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm), Việt Nam cần tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới trên tuyến biên giới dài với Campuchia. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp hoặc lây lan dịch bệnh tiềm ẩn qua biên giới Việt Nam – Campuchia, đảm bảo an ninh và sức khỏe cộng đồng trong nước.
Trả lờiXóaCác hoạt động tội phạm xuyên biên giới như buôn lậu, ma túy, buôn người có thể tìm cách lợi dụng tình hình đóng cửa khẩu để chuyển hướng hoặc tăng cường hoạt động trên các tuyến biên giới khác, trong đó có biên giới với Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng chức năng của Việt Nam với Campuchia để kiểm soát tình hình.
Trả lờiXóaLà thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn ủng hộ các giải pháp hòa bình và đối thoại để giải quyết các vấn đề giữa các nước thành viên. Việt Nam có thể đóng vai trò trung gian hoặc thúc đẩy đối thoại nếu căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan leo thang, nhằm duy trì sự ổn định và đoàn kết trong khối.
Trả lờiXóaViệc Campuchia đơn phương đóng cửa khẩu với Thái Lan, dù là một sự kiện song phương giữa hai quốc gia láng giềng, vẫn có những liên hệ và tác động tiềm tàng đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Bất kỳ sự xáo trộn nào trong quan hệ song phương giữa các nước láng giềng trong khu vực đều có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chung.
Trả lờiXóa