Ong Bắp Cày
Có một thứ bi kịch trong đời sống hiện đại mà tôi thường gọi là “bi kịch của những chiếc gương cong”: người ta soi vào đó, thấy mình lớn lao, dũng cảm, và vĩ đại. Nhưng thực chất chỉ là một hình ảnh méo mó, tự thỏa mãn, tự lừa mình.
Tôi đã nghĩ đến cái bi kịch ấy khi đọc bài viết có tiêu đề nghe qua tưởng đùa: “Tự hào phản động” – một bài phát biểu trên đài “Chân Trời Mới”, nơi mà ánh sáng có vẻ đến từ những bóng đèn chập chờn hơn là từ chân lý. Nhân vật chính là Đặng Bích Phương, một người từng sống tại Việt Nam, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, học trường Việt, rồi bỗng một ngày, nhấn Enter trên máy tính ở một quốc gia xa lạ và tự phong mình là “nhà đấu tranh dân chủ”.
Cùng hiện diện là Phạm Thành, hay còn được gọi với bút danh “Bà Đầm Xòe” – một “tác giả” từng bị Tòa án Nhân dân kết án vì hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước, nhưng vẫn hồn nhiên kể lại quá khứ đó như đang giở album ảnh cưới trong một buổi hội họp gia đình.
Họ ngồi đó, cùng nhau hoài niệm, tự sự, hả hê về những tháng năm bị bắt, bị trục xuất, bị theo dõi, như thể đó là biểu tượng của… sự chính nghĩa. Tôi ngạc nhiên: từ bao giờ việc chống lại quốc gia, bôi nhọ thể chế, vu khống đất nước lại được gắn với hai chữ “tự hào”?
Tự hào ư? Ừ thì cũng giống như một kẻ ăn trộm khoe “thành tích” từng bị cảnh sát bắt năm lần bảy lượt rồi tuyên bố: “Tôi kiêu hãnh vì không khuất phục!” Cái loại tự hào ấy, nếu không gọi là “trơ tráo có hệ thống”, thì biết dùng từ gì cho phải?
Ở một góc nào đó của xã hội hiện đại có lẽ đang bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ đảo chiều giá trị. Nơi những kẻ gây rối trở thành “người bất đồng chính kiến”, nơi những lời xuyên tạc được gắn mác “phản biện độc lập”, và nơi mà lòng yêu nước bị thay bằng… gạch đá của sự cay cú cá nhân.
Thế hệ hôm nay đang được hưởng hòa bình, độc lập – thứ mà ông cha chúng ta phải đánh đổi bằng máu. Họ có tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu đạt – nhưng có một bộ phận, nhỏ thôi, đã mặc định tự do là cái cớ để lăng mạ, để bóp méo, để khạc nhổ vào tất cả những gì nuôi lớn chính họ.
Người ta nói nhiều về nhân quyền. Nhưng xin hỏi: quyền của nhân dân thì ai bảo vệ? Quyền được sống trong một xã hội yên bình, không bị xúi giục bởi những giọng điệu kích động trên mạng thì sao? Hay nhân quyền chỉ dành cho những người biết “làm mình nổi bật” bằng cách đứng trên lưng đất nước mà gào lên?
Phản động mà tự hào – đó không còn là lựa chọn chính trị, mà là một lựa chọn đạo đức. Và đáng buồn thay, một lựa chọn thất bại.
Tôi không viết bài này để kết án. Kết án là công việc của tòa án. Tôi viết để ghi lại một hiện tượng như một vết nhọ trên trang giấy trắng. Bởi nếu xã hội cứ mãi vỗ tay cho những hành vi phản bội, thì thế hệ mai sau sẽ sống bằng gì? Lòng tự hào ảo giác? Hay ký ức lắp ghép từ những buổi livestream tự kể "công"?
Người có học, có tri thức thực sự không khoe tù tội như huân chương. Người tử tế không biến sai trái thành khẩu hiệu. Và người yêu nước thật sự, không bao giờ cần hò hét rằng mình yêu nước – họ sống và cống hiến, âm thầm nhưng sâu sắc như những rễ cây trong lòng đất.
Tôi nhớ một câu thơ cổ:
“Cây nghiêng về đâu, gió biết. Người nghiêng về đâu, tổ quốc ghi.”
Và tôi cũng tin rằng: Lịch sử không bao giờ ghi nhận những kẻ chống lại nó bằng sự hằn học. Mà chỉ nhớ tới những người, dù im lặng, cũng biết cúi đầu trước lẽ phải.
Nên nếu hôm nay có ai đó còn dương dương tự đắc vì “phản động”, xin cứ để họ múa trong cái sân khấu nhỏ của chính họ.
Còn chúng ta, những người biết trân trọng hòa bình, xin cúi đầu đi qua họ như đi qua một vết bụi trên con đường hướng về tương lai.
Không biết 10 đứa này nó tự hào về cái gì?- về được đi ăn cơm tù hay sao vậy!. Thật là lũ xuẩn.
Trả lờiXóaBài viết đã lột trần một thực trạng đáng báo động: sự đảo chiều giá trị trong xã hội. Khi những hành vi chống phá, xuyên tạc lại được một số người coi là "thành tích" và công khai tự hào, đó là dấu hiệu của sự xuống cấp đạo đức. Chúng ta không thể chấp nhận việc nhân danh "dân chủ" để làm tổn hại đến sự ổn định và niềm tin của đất nước. Việc này cần được lên án mạnh mẽ để bảo vệ những giá trị cốt lõi.
Trả lờiXóaThật khó hiểu khi có những người lại "tự hào phản động" như một "vinh quang". Bài viết đã chỉ ra đúng điểm mấu chốt: đây không phải là lựa chọn chính trị mà là thất bại về đạo đức. Việc khoe khoang quá khứ chống phá và gieo rắc sự hằn học chỉ khiến xã hội thêm chia rẽ. Chúng ta cần cảnh giác với những "chiếc bóng lạc đường" này, đừng để họ làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Trả lờiXóahiện nay không khó để tìm thấy các bài viết phản động ở nền tảng mạng xã hội đặc biệt là FB.Tik Tok có thể nhắc đến cái tên tiêu biểu như Việt Tân,những con rối lưu vong lầm đường lạc lối,u mê trước tư bản,chịu sống dưới ách thống trị của nước khác,không muốn độc lập mà lại quyết làm tay sai.Những bài viet đó được lan truyền nhanh và trèo kéo dư luận,những trẻ em nhỏ đang ở tuổi hình thành nhận thức,những người chống phá ở khắp VN.Tuy vậy rất khó có thể xử lí các TH này bởi địa chỉ IP của họ đều là nước ngoài.Rất khó có thể bắt giữ và xử lí,nhà nước cần kịp thời ngăn chặn để không ảnh huong tới thế hệ mai sau.Bài viết cũng thể hiện "tự hào" đấy như một chiến tích,một tư tưởng lệch lạc cần được chấn chỉnh ngay
Trả lờiXóa