Chia sẻ

Tre Làng

CHÍNH NÔNG DÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐẦU ĐỘC NÒI GIỐNG MÌNH

Làng quê của chúng ta đang bị đầu độc như thế nào?

Đó là “ngày hội” đánh thuốc sâu toàn dân ở Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Khi những tia nắng cuối mùa vừa xua đi màn sương mù âm u suốt tháng thì nơi đây chợt bừng lên, rộn rã những bước chân. Từng đoàn người nườm nượp phóng xe đi, trên lưng ai nấy đều đeo theo một cái bình phun thuốc lớn với lúc lỉu các chai thuốc lớn, thuốc nhỏ treo cùng.

Có cả trăm người như vậy. Mặt ai nấy đều hơn hớn, tươi như hoa vì cuối cùng thì những cơn mưa phùn cũng chấm dứt, có nắng hanh hao rất thuận lợi cho việc đánh thuốc trừ sâu.

Đó là màn trải thảm chất độc hoành tráng ở Đắc Sở, Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Cứ 1 mẫu phật thủ 1 tháng phun trung bình 2.400 lít dung dịch gồm nước và thuốc, 1 ha phun trung bình hơn 6.000 lít thì với 250 ha ở Đắc Sở và vùng phụ cận 1 tháng phun trung bình 1,5 triệu lít, 1 năm phun trung bình 20 triệu lít. Vì động cơ máy phun có công suất lớn, ngốn nhiều năng lượng, nếu vài chục cái cùng hoạt động một lúc sẽ khiến cho mạng lưới điện của cả khu vực quá tải, sập nguồn nên các chủ vườn phải nhìn nhau mà luân phiên đánh thuốc.

Vật bất ly thân của những nông dân khi trải thảm chất độc là mặt nạ phòng độc giống dạng dùng trong chiến tranh hóa học, xuất xứ Hàn Quốc 500.000-600.000đ/cái, Nhật Bản trên 1 triệu đ/cái. Ô nhiễm ở những làng hoa, cây cảnh tại Hà Nội được Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam cảnh báo gấp 100 lần cách đây 10 năm sau khi phân tích môi trường.

Hết làng hoa ở Hà Nội lại đến các làng lúa ở Nam Định.

Đó là những cánh đồng câm nín quanh năm thiếu vắng tiếng ếch, chẫu, nhái cùng nhiều loại sinh vật khác. Đó là những cánh đồng ngập trong thuốc sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc đến nỗi đỉa cũng không thể sống nổi, con cá kho lên còn ám cả mùi hóa chất. Đó là những dòng sông con người không dám chạm vào nước, những thửa ruộng mà con người không dám chạm vào đất, khi đi cấy phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang. Đó là những đứa trẻ nông thôn nhưng không biết con muôm muỗm nó thế nào vì chúng đã biến mất.

Đó là những lời than thở của ông Lê Huy Hàm-Viện trưởng Viện di truyền Nông nghiệp: “Mỗi khi nghĩ về quê tôi (Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định-một điểm khảo sát của loạt bài) lại thấy buồn muốn khóc, không biết rồi chúng ta sẽ đi đâu, về đâu?”.

26 nhận xét:

  1. Ngày xưa dân ta chết vì chiến tranh, chết vì bọn đế quốc , bọn thực dân. Bây giờ chúng ta lại tự hủy hoại nhau bằng những chất độc hóa học như thế này. Chúng âm thầm và lặng lẽ tàn phá sức khỏe giống nòi ta.Đồng tiền đã che mờ lương tâm của họ.Nếu tình trạng này tiếp tục thì không biết là chúng ta sẽ đi đâu về đâu,sẽ sống như thế nào đây.

    Trả lờiXóa
  2. Nói hay lắm, viết hay lắm và tôi đã từng nghĩ như vậy khi thấy dân quê tôi phun ngay khi lúa ngậm sữa, đòng đòng...Nhưng các anh có biết đâu rằng không làm thế thì mất mùa, đói. Thôi thà chết bị nhiễm còn hơn là đói. Kêu đi, nhưng kêu những nhà khoa học, tiến sỹ làm gì để cứu lúa thay vì chửi dân, tội nghiệp lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả đều do ý thức dùng thuốc trừ sâu của nông dân ta vẫn còn ở mức kém, hầu hết người dân đều không thể hiểu được hết những tác hại mà nó gây ra. Phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích không đúng ngày, phun quá liều lượng cho phép dẫn đến tình trạng khi thu hoạch lượng thuốc trừ sâu ở trong nông sản vẫn còn... Chính ý thức chấp hành của người nông dân đã làm hại chính người tiêu dùng.

    Trả lờiXóa
  4. Thời đại công nghệ phát triển,việc quá lạm dụng quốc trừ sâu và hóa chất khác gì giết người hàng loạt. Vấn đề nguy hiểm ở chỗ là hậu quả không hiện hữu trước mắt mà nó từ từ ăn mòn sức khỏe con người mà không ai hay. Đồng tiền đã khiến cho những người nông dân mất đi vẻ đẹp vốn có của mình mà thay đó là những người vô tri vô cảm.Mong rằng bộ Nông Nghiệp và các cơ quan khác sớm có các biện pháp giải quyết vấn đề trên, tránh gây hoang mang, sợ hãi cho người dân.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Văn21:45 5/2/18

    Người dân kém hiểu biết? - Ồ quá đúng!

    Nhưng làm sao để dân hiểu, dân biết, rồi thì quản lý, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu thế nào là trách nhiệm của ai?
    Thôn nào cũng có hệ thống phát thanh, sao không tổ chức tuyên truyền cho người dân thực hiện đúng các quy trình..., khai mở "đầu óc ngu dốt" cho họ?

    Trách nhiệm chính vẫn thuộc về bộ máy lãnh đạo thôn, xã, huyện, tỉnh... các cơ quan có thẩm quyền, bộ NNPTNT, Bộ TNMT... Chửi dân ngu cũng có lý, nhưng ngộ nhỡ dân họ vặc lại: "Có thằng đ.. nào không làm thế? hoặc "có ai dạy cho chúng tao biết thế nào là đúng đ... đâu "! thì sao đây?

    Thế nên ở một trường trung học phổ thông thuộc tỉnh nọ mới có đề thi văn học kỳ là : "Bao giờ người Việt thôi ác với nhau?".
    Cạn lời...

    Trả lờiXóa
  6. Cuối cùng thì cũng là do dân ta hại dân mình. Ý thức sử dụng thuốc trừ sâu của người nông dân là quá kém. Việc dùng thuốc không đúng với liều lượng, thời gian.... đã làm cho thành phần độc tố trong nông sản tăng cao. Xét cho cùng thì ý thức của nông dân cần phải xem lại. Ngay cả việc dùng xong thuốc thì vỏ chai thuốc trừ sâu vẫn bị vứt la liệt ở các bờ ruộng. Một lần nữa tôi cần nhắc lại về ý thức của người dân.

    Trả lờiXóa
  7. Nhiều người họ chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp đánh đổi sự an toàn của chính những người xung quanh mình. Những sự việc thương tâm không đáng có xảy ra rất nhiều liên quan đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng hóa chất còn gây ra nhiều hệ lụy khác như những người nông dân chân chính sẽ vì thế mà không thể bán được sản phẩm của mình, cuộc sống ngày càng khó khăn bởi đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng chỉ vì 1 bộ phận thiếu ý thức. Trong xã hội ngày nay, việc thật giả lẫn lộn thế này hy vọng người tiêu dùng cần phải cảnh giác hết sức có thể để có thể đảm bảo được sức khỏe cho chính minh va người thân

    Trả lờiXóa
  8. : Nông dân Việt Nam đang đầu độc chính mình ! họ biết nhưng họ không cò lựa chọn nào khác ....................... nếu bạn muốn biết ? hãy về nông thôn để sống thử ..........

    Trả lờiXóa
  9. Vì sao tỉ lệ ung thư của VN ở vào hàng cao nhất thế giới? Thực phẩm bẩn đóng một vai trò lớn trong đó. Cần phải thay đổi cách quản lý hóa chất trong nông nghiệp, thay đổi quan điểm trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nhiều sang sản xuất sạch và giá trị cao chứ không thì nó sẽ không ở cái tỷ lệ cao mà sẽ thành đại dịch

    Trả lờiXóa
  10. Do việc lạm dụng hóa chất độc hại trong canh tác nông nghiệp, sức khỏe cây trồng giảm sút và sâu bệnh cũng bị lờn thuốc, người dân lại phải tăng thêm liều lượng mới có thể tiêu diệt được sâu bệnh hại hoa màu đến bây giờ thì thử đi qua tây tựu hay làng hoa làng rau nào khác mà xem, sặc mùi thuốc trừ sâu

    Trả lờiXóa
  11. Thuốc trừ sâu được phun bằng máy, bay mù mịt cả cánh đồng, nhiều hôm ngồi trong trạm y tế vẫn nồng nặc. Người trực tiếp phun thuốc thì bảo hộ sơ sài, thanh niên trai tráng chưa đổ bệnh nên coi thường sức khỏe. Người hái hoa cũng có nguy cơ nhiễm độc khi bị gai hoa đâm vào người. Đến lúc sinh bệnh thì lại ôi thôi muộn rồi

    Trả lờiXóa
  12. Ô nhiễm bủa vây các làng trồng hoa, khu công nghiệp. Môi trường sống đang bị hủy hoại chưa từng thấy... Đất 'ngậm', hoa 'tắm' thuốc trừ sâu. Người tiêu dùng chỉ quan tâm hình thức lại ham rẻ, cuối cùng cũng là tự hại chính mình mà thôi. Mua hoa hồng, giờ có ngửi thấy mùi hoa hồng hay toàn mùi gì hắc hắc?

    Trả lờiXóa
  13. Xét trên những phương diện khác nữa thì thuốc trừ sâu chỉ có lợi ích trước mặt về mặt kinh tế cho người nuôi trồng nhưng nó có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Không thấy rằng nước ta đang là nước có tỷ lệ người bị ung thư thuộc top của thế giới sao? Nhà nước cần phải đầu tư phát triển các loại thuốc trừ sâu xanh với môi trường và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người !

    Trả lờiXóa
  14. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng ta đừng đổ tội cho trời hay thiên nhiên mà chính do con người ta đang đầu độc bản thân mình, thiên nhiên có thay đổi cũng là do con người ta tác động vào mà thôi

    Trả lờiXóa
  15. Dù thế nào thì thuốc trừ sâu chỉ có lợi ích trước mắt về mặt kinh tế cho người nuôi trồng nhưng nó có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng cũng như chính người nuôi trồng. Nhà nước cần phải đầu tư phát triển các loại thuốc trừ sâu xanh với môi trường và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người chứ nếu không vài năm nữa thì đất nước ta còn đâu mà rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu nữa đây

    Trả lờiXóa
  16. Chúng ta cần có những biện pháp hợp lí trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Bởi thực sự thì với ngành nông nghiệp, không thể không sử dung thuốc trừ sâu, đó là biện pháp hiệu quả để đảm bảo năng suất cũng như là sản lượng. Nhưng để việc mua bán thuốc trừ sâu một cách công khai, tràn lan và không được kiểm duyệt, dùng cũng vô tội vạ thế này thì chắc chắn là không có lợi rồi.

    Trả lờiXóa
  17. Thuốc trừ sâu là hóa chất, là chất độc, tuy nhiên để bảo vệ mùa màng thì người dân buộc phải sử dụng thuốc trừ sâu, điều đó không có gì sai cả, vấn đề là ở chỗ, việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu là không có kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của người dân việt nam thực sự cần phải xem xét lại, nếu cứ tiếp diễn như trong thời gian vừa qua thì không ổn một chút nào cả khi tỷ lệ người mắc ung thư càng ngày càng tăng, và đất đai cũng ngày càng biến chất đi

    Trả lờiXóa
  18. Việc này xuất phát từ mô hình phát triển kinh tế nặng về lượng, nhẹ về chất, muốn cho xuất khẩu được nhiều. Chừng nào ngành nông nghiệp còn thống kê theo kiểu xuất khẩu được bao nhiêu tấn cá, bao nhiêu tấn lúa mà quên đi lợi nhuận mang về cho nền kinh tế thì lúc đó nhập phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên thôi. Đây là lý do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam trong mấy năm gần đây luôn cao, cứ tình trạng thực phẩm ngậm quá nhiều hóa chất như này thì còn nhiều bệnh tật hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  19. Câu chuyện thuốc trừ sâu cho thấy bức tranh rộng lớn hơn rằng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ nói những điều tốt đẹp, nhưng làm thì khác. Rất mâu thuẫn khi định hướng nông nghiệp của Việt Nam là nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao... mà mỗi năm nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thuốc trừ sâu, trừ cỏ đổ xuống ruộng đồng. Người dân cơ bản muốn trồng gì cũng được, dùng phân thuốc gì cũng được, không ai kiểm soát. Đó là một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trên đất nước ta. Các cơ quan chức năng cần đánh giá một cách nghiêm túc để hạn chế tình trạng trên.

    Trả lờiXóa
  20. Tình trạng luống rau trồng để cho gia đình ăn và luống rau đem bán là có thật. Không thể đổ hết lỗi cho người dân. Vì luật pháp và quản lý không nghiêm nên xảy ra như vậy. Cũng có nhiều người muốn làm ra sản phẩm an toàn nhưng không có người hỗ trợ, họ nản rồi quay lại cách làm cũ. Ngành nông nghiệp cần phải sớm tái cấu trúc từ triết lý phát triển đến cách thực hiện. Cần chuyển sang tư duy sản xuất bền vững và giá trị cao hơn. Cần siết chặt luật pháp với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

    Trả lờiXóa
  21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định 2,4-D và Paraquat là độc hại, nhưng trong quy định vẫn cho doanh nghiệp sản xuất và buôn bán thêm hai năm là thiếu trách nhiệm với dân. Phải chăng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lo doanh nghiệp đã nhập, đã sản xuất không bán được sẽ bị thiệt thòi? Trong thời gian hai năm kể trên, thử hỏi bao nhiêu tấn chất độc hại được tranh thủ tuồn ra thị trường, đi vào nông sản thực phẩm. Rồi bao nhiêu người ăn phải thực phẩm tồn dư chất độc, có nguy cơ nhiễm bệnh. Thiệt hại ấy ai chịu trách nhiệm? Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quy định trên là quan tâm đến quyền lợi của doanh nghiệp hơn quyền lợi của dân.

    Trả lờiXóa
  22. Đó là “ngày hội” đánh thuốc sâu toàn dân ở Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Khi những tia nắng cuối mùa vừa xua đi màn sương mù âm u suốt tháng thì nơi đây chợt bừng lên, rộn rã những bước chân. Từng đoàn người nườm nượp phóng xe đi, trên lưng ai nấy đều đeo theo một cái bình phun thuốc lớn với lúc lỉu các chai thuốc lớn, thuốc nhỏ treo cùng.

    Trả lờiXóa
  23. Đó là màn trải thảm chất độc hoành tráng ở Đắc Sở, Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Cứ 1 mẫu phật thủ 1 tháng phun trung bình 2.400 lít dung dịch gồm nước và thuốc, 1 ha phun trung bình hơn 6.000 lít thì với 250 ha ở Đắc Sở và vùng phụ cận 1 tháng phun trung bình 1,5 triệu lít, 1 năm phun trung bình 20 triệu lít. Vì động cơ máy phun có công suất lớn, ngốn nhiều năng lượng, nếu vài chục cái cùng hoạt động một lúc sẽ khiến cho mạng lưới điện của cả khu vực quá tải, sập nguồn nên các chủ vườn phải nhìn nhau mà luân phiên đánh thuốc.

    Trả lờiXóa
  24. Đó là những cánh đồng câm nín quanh năm thiếu vắng tiếng ếch, chẫu, nhái cùng nhiều loại sinh vật khác. Đó là những cánh đồng ngập trong thuốc sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc đến nỗi đỉa cũng không thể sống nổi, con cá kho lên còn ám cả mùi hóa chất. Đó là những dòng sông con người không dám chạm vào nước, những thửa ruộng mà con người không dám chạm vào đất, khi đi cấy phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang. Đó là những đứa trẻ nông thôn nhưng không biết con muôm muỗm nó thế nào vì chúng đã biến mất. Đó là những lời than thở của ông Lê Huy Hàm-Viện trưởng Viện di truyền Nông nghiệp: “Mỗi khi nghĩ về quê tôi (Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định-một điểm khảo sát của loạt bài) lại thấy buồn muốn khóc, không biết rồi chúng ta sẽ đi đâu, về đâu?”.

    Trả lờiXóa
  25. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người. Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người.

    Trả lờiXóa
  26. Không thể phủ nhận rằng việc phun thuốc trừ sâu đã trở thành một phần trong văn hoá làm nông nghiệp của nước ta, đó là điều không thể tránh khỏi trong thời đại đòi hỏi sản lượng cao trong một diện tích đất nông nghiệp ngày càng nhỏ hẹp, một đòi hỏi của thời đại. Tuy nhiên việc tạo nên một ngành công nghiệp thực phẩm sạch chính là tương lai của thời đại mà chúng ta phải xây dựng nó cho bằng được chứ không phải những hiện tượng như báo đã nêu ở trên.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog