Chia sẻ

Tre Làng

HÌNH PHẠT NÀO CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐỐI Ở ĐỒNG TÂM?

Các đối tượng chống đối tại Đồng Tâm đối mặt với hình phạt cao nhất

Theo luật sư, trong vụ án này, với hậu quả 3 chiến sỹ hy sinh, nếu có căn cứ xác định là đồng phạm thì các đối tượng vẫn phải đối mặt hình phạt cao nhất đến tử hình...

Chiều 13/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 22 đối tượng, đều trú trại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, vào ngày 9/1.

Lực lượng chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ảnh TTXVN

Đến nay, cơ quan Cảnh sát điều ta đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 20 bị can về hành vi Giết người gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyển, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Chức (hiện đối tượng Chức đang nằm ở bệnh viện);

Đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 2 bị can về hành vi Chống người thi hành công vụ, gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến.

Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đang tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng: Nguyễn Thị Dung về hành vi Chống người thi hành công vụ; Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim về hành vi Giết người.

Liên quan đến vụ việc các đối tượng phạm tội, trao đổi với VnMedia luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, qua kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra đã xác định được các đối tượng gây án, nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất mức độ khi thực hiện hành vi phạm tội. Có thể thấy việc Cơ quan điều tra khởi tố ban đầu đã lên đến 19 bị can về tội Giết người là con số kỷ lục trong một vụ án.

Theo kết luận của các Cơ quan chức năng cho thấy toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng. Do buông lỏng quản lý, một số người dân lấn chiếm làm ruộng và nhà lẻ. Khi có chủ trương thu hồi đất lấn chiếm thì toàn bộ các hộ lấn chiếm chấp hành, chỉ một số người lợi dụng mục đích cá nhân kích động, lôi kéo người dân khiếu nại, mặc dù chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương đã vào cuộc thanh tra và kết luận rõ ràng cho người dân có đất và tổ đồng thuận do ông Kình là người đứng đầu. Nhưng họ không đồng ý, mặc dù họ không có đất khu vực trên.

Trong quá trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP Hà Nội theo kế hoạch , sáng 9/1/2020, nhiều đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.

Đây là vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Xét hành vi phạm tội của các đối tượng đã cấu thành tội Giết người và tội Chống người thi hành công vụ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a, d, n, o Khoản 1 Điều 123 và Điều 330 BLHS 2015.

"Về nguyên tắc, khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hình phạt tử hình được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội Giết người khi xét thấy không có khả năng giáo dục cải tạo, là kẻ chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực và không còn tính người.

Trong vụ án này, với hậu quả 03 chiến sỹ hy sinh, nếu có căn cứ xác định là đồng phạm thì các đối tượng vẫn phải đối mặt hình phạt cao nhất đến tử hình", luật sư Thơm cho biết.

***

Điều 123. Tội giết người 1

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

a) Giết 02 người trở lên;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

14 nhận xét:

  1. Tất cả chúng xứng đáng với hình phạt cao nhất. Mà tôi tin rằng hình phạt cao nhất cũng không đủ cho chúng rửa hết tội lỗi của chúng. Gì có thể bù đắp cho những bất ổn, thậm chí là mạng người đã mất đi

    Trả lờiXóa
  2. Nếu thật sự theo mong muốn của người dân thì 22 án tử hình dành cho tất cả bọn chúng còn chưa đủ . Ngay chính bà vợ của Lê Đình Kình đáng lẽ phải bị truy tố tội đồng loã và không tố giác tội phạm . Kiến nghị VKDND tăng khung hình phạt cao nhất cho các đổi tượng mang tính chất răn đe và thượng tôn pháp luật , làm gương cho những kẻ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng coi thường kỷ cương phép nước ...

    Trả lờiXóa
  3. Theo luật sư, trong vụ án này, với hậu quả 3 chiến sỹ hy sinh, nếu có căn cứ xác định là đồng phạm thì các đối tượng vẫn phải đối mặt hình phạt cao nhất đến tử hình...Đúng vậy mọi tội lỗi của bọn chúng gây ra quá rõ ràng và dù có phạt như thế nào đi chăng nữa cũng không thể bù đắp được những mất mát, bất ổn và cả mạng sống của các chiến sĩ đã hy sinh

    Trả lờiXóa
  4. Bọn này có tử hình thì cũng chả ai xót thương cho đâu :) Nhìn những gì chúng nó làm đối với các chiến sĩ thì có thấy cái tính người còn ở trong chúng nó không hay chỉ là cái sự tàn nhẫn ở bên trong thôi.Tử hình hết thôi chứ nuôi thêm ngày nào là tốn cơm tốn tiền nhà nước ngày đó. Mà bọn chúng đã chống dối nhà nước sẵn thế rồi thì hẳn bọn chúng cũng chẳng "thiết tha" ăn cơm nhà nước đâu

    Trả lờiXóa
  5. Giờ còn đứa nào dám bênh vực đám này nữa hay không? Rõ ràng là bọn chúng được nước lấn tới mà thôi. Bọn chúng đã có sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng để sẵn sàng chống trả lại lực lượng công an quân đội bằng cách sử dụng vũ lực, còn giết hại những chiến sĩ theo cái cách hết sức man rợ nữa. Có tử hình cũng chẳng oan ức cho đám này đâu

    Trả lờiXóa
  6. Dĩ nhiên là hình phạt cao nhất sẽ là tử hình rồi. Cái lão già Kình may mắn sẽ không cần phai trải qua bất cứ một phiên tòa nào mà đã chết một cách dễ dàng quá cho ông ta rồi, còn những kẻ đu bám theo có lẽ cũng chuẩn bị tinh thần cho những hình phạt cao nhất đó là tử hình thôi vì bọn chúng dám làm dám chịu thôi

    Trả lờiXóa
  7. Phải có bản án nặng nhất dành tặng cho bọn chúng thì mới có thể làm cho người dân có thể bớt bức xúc hơn về những hành động của bọn chúng. Có lẽ sự mất mát người thân những chiến sĩ hi sinh quá lớn mà không ai có thể bù đắp cho người ta được. Việc 22 kẻ này dẫu có chết thì cũng chẳng trả lại được tuổi trẻ, mạng sống cho các chiến sĩ được..

    Trả lờiXóa
  8. Đây là vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ. Vì vậy phải làm thật chặt, đây sẽ là những tấm gương cho bọn chống phá nhà nước

    Trả lờiXóa
  9. Bọn này có tử hình thì cũng chả ai xót thương cho đâu :) Nhìn những gì chúng nó làm đối với các chiến sĩ thì có thấy cái tính người còn ở trong chúng nó không hay chỉ là cái sự tàn nhẫn ở bên trong thôi.Tử hình hết thôi chứ nuôi thêm ngày nào là tốn cơm tốn tiền nhà nước ngày đó. Mà bọn chúng đã chống dối nhà nước sẵn thế rồi thì hẳn bọn chúng cũng chẳng "thiết tha" ăn cơm nhà nước đâu

    Trả lờiXóa
  10. Giờ còn đứa nào dám bênh vực đám này nữa hay không? Rõ ràng là bọn chúng được nước lấn tới mà thôi. Bọn chúng đã có sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng để sẵn sàng chống trả lại lực lượng công an quân đội bằng cách sử dụng vũ lực, còn giết hại những chiến sĩ theo cái cách hết sức man rợ nữa. Có tử hình cũng chẳng oan ức cho đám này đâu

    Trả lờiXóa
  11. Dĩ nhiên là hình phạt cao nhất sẽ là tử hình rồi. Cái lão già Kình may mắn sẽ không cần phai trải qua bất cứ một phiên tòa nào mà đã chết một cách dễ dàng quá cho ông ta rồi, còn những kẻ đu bám theo có lẽ cũng chuẩn bị tinh thần cho những hình phạt cao nhất đó là tử hình thôi vì bọn chúng dám làm dám chịu thôi

    Trả lờiXóa
  12. Phải có bản án nặng nhất dành tặng cho bọn chúng thì mới có thể làm cho người dân có thể bớt bức xúc hơn về những hành động của bọn chúng. Có lẽ sự mất mát người thân những chiến sĩ hi sinh quá lớn mà không ai có thể bù đắp cho người ta được. Việc 22 kẻ này dẫu có chết thì cũng chẳng trả lại được tuổi trẻ, mạng sống cho các chiến sĩ được..

    Trả lờiXóa
  13. Đây là vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ. Vì vậy phải làm thật chặt, đây sẽ là những tấm gương cho bọn chống phá nhà nước

    Trả lờiXóa
  14. Tội cố tình chống đối chính quyền các cấp, cố tình giết người... của các bị can trong vụ án ở Đồng Tâm là tội ác dã man, không còn tính người; các bị can sẽ phải nhận mức án cao nhất.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog