Chia sẻ

Tre Làng

CP Liên bang Đức có thực sự cứu xét lại việc trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân?


Lợi dụng việc ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị trục xuất ra khỏi Đức, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí và thù địch với Việt Nam thực hiện amột chiến dịch truyền thông nhằm gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt – Đức. Những cá nhân đi đầu trong trong phong trào chống cộng ở Đức những ngày qua hoạt động ráo riết. Ngoài việc cho đăng các bài viết không đúng sự thực, họ đã tìm cách vận động các dân biểu Đức lên tiếng đòi „cứu xét lại“ quyết định.

Nhân vật hăng hái nhất trong chiến dịch truyền thông này là cựu thuyền nhân, ông Hiếu Bá Linh (ở Berlin nhiều người gọi ông với cái tên „Hiếu Móm“). Thí dụ, ông cho phát tán bài Chính phủ Liên bang Đức cho cứu xét lại trường hợp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang Hồng Nhân. Câu hỏi được đặt ra: Chính phủ Liên bang Đức có cho cứu xét lại?

Theo nhận định của tôi, chuyện đó không có và cũng không thể. Như đài phát thanh và truyền hình Làn sóng Đức (Deutsche Welle), hôm 5-4-2019, đăng lại lời phát biểu của ông giám đốc Sở di trú và Tị nạn Liên bang (BAMF): "Die Behörde werde sich das Verfahren nochmals näher ansehen". Câu này dịch ra tiếng Việt: „Cơ quan sẽ xem kỹ một lần nữa thủ tục.“ Theo Bộ luật về thủ tục xét đơn tị nạn không có quy định về việc „cứu xét lại“ khi đơn xị nạn bị bác và tòa án đã xác nhận sự chuẩn xác của quyết định mà cơ quan BAMF trước đó đã đưa ra. Hơn nữa, quyết định có hiệu lực pháp lý đã được thực thi và người bị bác đơn đã có mặt ở đất nước mình. Sau khi xem lại thủ tục, cơ quan nhà nước Đức chỉ có thể đưa ra kết luận, việc bác đơn là khắt khe hay không và việc trục xuất có vội vàng hay không. Không có cơ sở pháp lý và một „phép màu“ nào khác để Chính phủ Đức làm đảo lộn lại vụ việc.

Để vận động đưa vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân trở lại Đức, họ rêu rao, sau khi về đến Việt Nam hai người này bị nhà cầm quyền giữ lại hơn mười tiếng đồng hồ để tra hỏi. Nhưng trong quá khứ, Tòa án Đức đã có phán quyết rõ ràng về việc này, sau khi một số người Việt Nam bị trục xuất lại tìm cách trốn sang lại Đức và khai rằng họ bị công an giam giữ mấy ngày ở một trại tại Gia Lâm và bị tra hỏi ở đó. Nhưng theo quyết định của tòa án Đức thì việc đó là bình thường và cần thiết, hơn nữa đây là các biện pháp hành chính chứ không phải hình phạt theo luật hình sự. Tra hỏi sau một thời gian sống ở nước ngoài và bị trục xuất là một việc làm đúng với thông lệ quốc tế.

Không chỉ thực tế là vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân hai lần bị bác đơn và thua kiện trong cả hai thủ tục mà sự việc sau buộc cơ quan chuyên trách khẩn trương và cương quyết thực thi trục xuất: Luật sư nói với báo chí rằng „từ một năm nay ông đã không liên lạc được với gia đình ông Hồng Nhân“. Cách hành xử như vậy cho thấy vợ chồng ông ta nhận biết, đã rơi vào tình thế không thể cứu vãn và đối với sở ngoại kiều đó là một tín hiệu „báo động“.

Một vụ việc gây tranh cãi gần đây nhất là trường hợp của ông Sami A., công dân Tunisia. Đơn xin tị nạn của ông đã bị bác vào năm 2007. Hai năm sau, đơn xin tị nạn thứ hai cũng bị bác, nhưng một tòa án đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm trục xuất sau khi ông ta nộp đơn kiện chống lại quyết định bác lần thứ hai. Vào ngày 13-7-2018, người đàn ông này đã bay về Tunisia, mặc dù tòa án hành chính Gelsenkirchen đã cấm điều này ngày hôm trước vì lo ngại, ông ta sẽ bị tra tấn ở quê nhà. Tuy nhiên, quyết định chỉ được trao cho các cơ quan có thẩm quyền khi Sami A. đã lên máy bay và máy bay đã cất cánh để tới Tunis. Tòa án phê phán việc trục xuất, cho rằng đây là việc làm bất hợp pháp và ra lệnh phải đưa đón Sami A trở lại Đức. Sở ngoại kiều phản đối quyết định này và cũng không thể thực hiện vì cơ quan nhà nước Tunisia không cho Sami A ra khỏi nước. Sau khi Bộ ngoại giao Tunisia đưa ra một đảm bảo ngoại giao rằng Sami A. không bị đe dọa tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, đầu năm 2019, tòa án Đức đã hủy lệnh cấm trục xuất ban hành vào tháng 11 năm 2018 trong một thủ tục xét khẩn cấp (Eilverfahren). Cuối cùng Sami A. không được đưa trở lại Đức và thủ tục xét đơn xin tị nạn kết thúc vĩnh viễn.

Trong quá khứ có một số trường hợp người bị trục xuất được trở lại Đức nhưng vì lỗi thủ tục. Thí dụ, Một công dân Afghanistan, người đã đến Đức từ năm 2015, là một trong số 69 người bị trục xuất từ Munich về Afghanistan vào đầu tháng 7-2018. Vì thủ tục kiện chống lại quyết định bác đơn đang diễn ra tại tòa án hành chính Greifswald và người đàn ông 20 tuổi này đáng lẽ không bị trục xuất. Sau hai tuần bị trục xuất, "lỗi thủ tục" mới bị phát hiện.

Trong quá khứ nhiều lỗi thủ tục xảy ra khi trục xuất do Luật sư đã dùng thủ thuật: nộp đơn tiếp theo (Folgeantrag) hay đơn kiện vào phút chót qua Telefax, khi người bị trục xuất sắp lên máy bay hoặc máy bay sắp cất cánh. Khi còn ở nhiệm sở, rất nhiều lần tôi được thông báo phải thay mặt cơ quan BAMF quyết định ngay lập tức vì Luật sư đã nộp đơn tiếp theo, người nộp đơn đã có mặt trong máy bay và cơ trưởng đang chờ quyết định để rời đường băng hay đưa người bị trục xuất ra khỏi máy bay.

Chiến dịch truyền thông của một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí và thù địch với Việt Nam cho thấy, cô con gái của hai người này, Nguyễn Quang Hồng Ân, đã mắc một sai lầm rất lớn. Ở tuổi 19, là nghệ sĩ dương cầm tài năng, cô ta có nguyện vọng ở lại và học tập tại Viện âm nhạc tại Nürnberg. Đó là chuyện bình thường, không ai chỉ trích, và có nhiều cách làm đàng hoàng, nhưng để cho những kẻ đi ngược lại lợi ích dân tộc lợi dụng là sai lầm làm ảnh hưởng xấu đến đường đời. Để thực hiện ước mơ của cuộc đời, phải suy nghĩ và hành động với tư cách là một người đàng hoàng với quê cha đất tổ và đất khách quê người.

Foto: ảnh minh của đài Deutsche Welle, đăng ngày 5-4-2019:

2 nhận xét:

  1. Việc chính phủ Đức có thực sự truy xét việc trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân là chiêu trò của bọn đồng đảng của ông ta, với mục đích cứu vớt người đồng đội phá hoại, chống đối Việt Nam mà thôi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog