Chia sẻ

Tre Làng

“BÁO CÁO TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ 2020” CỦA USCIRF LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

by Đắc Chí

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế - USCIRF lại một lần nữa bất chấp thực tế khách quan, tiếp tục đưa những thông tin và nhận định xuyên tạc cũ rích và hoàn toàn sai lệch về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Trong phúc trình thường niên năm 2020 của USCIRF công bố hôm 9/6/2020 có đưa ra nhận định rằng “tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2019 vẫn như những năm trước”; “Chính phủ Hà Nội cầm tù hằng chục cá nhân chỉ vì niềm tin tôn giáo hay quan điểm cổ xúy cho tự do tôn giáo”; “Điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam vi phạm những chuẩn mực quốc tế gồm có việc từ chối không cho các tù nhân tôn giáo được tiếp cận các nghi lễ phụng tự của tôn giáo mà họ tin theo. Biện pháp này được cho là một hình thức trả thù… Chưa dừng lại, USCIRF tiếp tục kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt- CPC, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Về hùa với bản phúc trình, RFA cùng một số trang mạng khác cũng lập tức thi nhau đưa tin, cố tình nhập nhằng, bình luận xuyên tạc vấn đề để lấy cớ vu cáo Việt Nam.

Những đánh giá tiêu cực này của USCIRF không làm mấy ai ngạc nhiên bởi đó là những luận điệu cũ rích, hoàn toàn phiến diện, sai lệch về vấn đề về tự do tôn giáo tại Việt Nam mà họ luôn đưa ra trong các phúc trình thường niên nhiều năm qua. Như thường lệ, USCIRF xây dựng bản phúc trình chủ yếu dựa trên những thông tin từ một số nghị sĩ cực đoan Mỹ, những cá nhân bất mãn, chống đối trong nước và các tổ chức mang danh dân chủ nhân quyền quốc tế nhưng có “thâm niên” chống phá Việt Nam.

Từ những thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, hoàn toàn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ấy, USCIRF đã “nhào nặn”, thêm thắt những đánh giá nặng định kiến chủ quan của họ để đưa ra những phán xét sai lệch, thiếu khách quan về thực tế tôn giáo ở Việt Nam. Rõ ràng, họ đã cố tình đổi trắng thay đen, bất chấp những nỗ lực không ngừng và thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc đảm bảo tự do tôn giáo của người dân.

Trên thực tiễn, nếu như Việt Nam không có tự do tôn giáo thì làm sao có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tôn giáo như hiện nay khi có 15 tôn giáo với hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động; có trên 27 nghìn cơ sở thờ tự với hơn 25 triệu tín đồ, giáo dân, chiếm gần 30% dân số cả nước. Nhiều nhà chức sắc, tu hành là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp… Bên cạnh đó, Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là minh chứng khách quan, xác thực nhất phủ nhận những cái nhìn thiển cận, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà USCIRF đưa ra trong phúc trình thường niên năm 2020./.

4 nhận xét:

  1. Đây hoàn toàn là những thông tin bịa đặt, phiến diện, không hề có căn cứ thực tiễn. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và đảm bảo những hoạt động đó luôn nằm trong khuôn khổ pháp luật quốc gia

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa
  2. Những chiêu trò cũ mà những tổ chức quốc tế lợi dụng, sử dụng để bôi nhọ, vu không Việt Nam ta về dân tộc, tôn giáo bởi vì đó là những vấn đề nhạy cảm nên chúng tích cự đưa tin, tích cực xuyên tạc một cách có hại đối với chính quyền Việt Nam về thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo.Mặc dù trên thực tế vấn đề tôn trọng quyền tự do tién ngưỡng của mỗi người ta đang làm rất tốt.

    Trả lờiXóa
  3. Thực tiễn những gì đã diễn ra cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền, tôn giáo như ở Việt Nam

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog