Chia sẻ

Tre Làng

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì Hội nghị ASPC

Ong Bắp Cày 


Hôm 8/7/2020, Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN với 26 đoàn tham dự, bao gồm cả đại diện các nước không thuộc khối ASEAN như Nhật Bản, Úc, New Zealand đã được tổ chức tại Hà Nội. Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì hội nghị.

Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC) diễn ra vào lúc quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập trái phép tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trước Hội nghị này, Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ chỉ trích, phản đối cuộc tập trận nói trên và bày tỏ quan ngại về những tuyên bố hết sức vô lý đòi chủ quyền ngày càng tiến xa hơn của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng đã phản ứng với việc phô trương sức mạnh bằng hoạt động diễn tập của hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông. 

Nhiều người nghĩ rằng, hành động của Hoa Kỳ là để ủng hộ Việt Nam, nhưng các nhà phân tích thì cho là Hoa Kỳ tập trận tại biển Đông không phải là để ủng hộ Việt Nam, mà thực chất là họ muốn khẳng định vị trí siêu cường số 1, không để cho Trung Quốc trỗi dậy, đe dọa đến vai trò của Mỹ. Hành động tập trận của Hoa Kỳ nhằm "dằn mặt" Trung Quốc, nó cũng trùng với việc Việt Nam đang quyết liệt phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của mình. 

Một nhà phân tích quốc phòng tại Hà Nội cho hay, hành động của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gây bất ổn và căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Trung Quốc diễn tập quân sự trong vùng chủ quyền của Việt Nam là vi phạm chủ quyền, còn Mỹ cũng tiến hành tập trận gần khu vực Trung Quốc tập trận cũng là hành động gây căng thẳng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu ra các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống bên cạnh đại dịch Covid-19. Ông nói, "Trong khu vực cũng có nhiều thách thức làm chúng ta quan ngại. Như vấn đề an ninh mạng, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề khủng bố, vấn đề an ninh biển, trong đó Biển Đông là một trong những điểm nóng".

Nói về các hoạt động gần đây của Trung Quốc nhằm mở rộng các đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo chiếm đóng, đe dọa tự do an ninh hàng hải và các nước láng giềng... Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nishida Yasunori nói, việc đơn phương thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được. "Chúng tôi tin vào một trật tự hàng hải mở, tự do dựa trên luật lệ ở Biển Đông,".

Tương tự như Nhật Bản, ông Guillaume Décot, đại diện Cơ quan Hành động đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN về thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ và cũng như quản trị biển dựa trên luật lệ. Theo ông Guillaume Décot, "Đây là cách duy nhất để duy trì lòng tin và sự đồng thuận".

Bàn về hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Việt Nam bày tỏ mong muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong Hội nghị này tại Hà Nội, dù biết rõ khó có khả năng đạt được tiến triển gì khi phía Trung Quốc luôn tìm mọi cách thoái thác và nổi tiếng là "Nói một đằng, làm một nẻo".

Các nhà phân tích cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ lửng việc đàm phán, bởi nước này không đạt được tham vọng của họ từ việc đàm phán cho ra Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Người ta cho rằng căng thẳng sẽ còn tiếp tục dâng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông, trong lúc ASEAN vẫn bế tắc về việc làm sao để điều tiết tình hình khu vực.

Từ lâu nay, ASEAN đã tập trung vào vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực và đã từng tìm cách đề cập tới cuộc xung đột ở Biển Đông nhưng Trung Quốc luôn cho rằng họ là một bên và luôn tìm cách phá rối.

Kể từ 2002, khối ASEAN đã nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc và bản dự thảo sơ khởi đã được đồng ý hồi năm 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog