Chia sẻ

Tre Làng

Bác quan điểm của Trung Quốc về tình hình biển Đông

Khoai@

Tại cuộc họp Các quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng được tổ chức trực tuyến từ Hà Nội hôm 7/7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã bác quan diểm của Trung Quốc về tình hình biển Đông. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, những diễn biến vừa quan ở biển Đông làm cho chúng ta phải quan ngại chứ không phải là "làm chúng ta yên tâm" như đại diện của Trung Quốc phát biểu.

Sau khi đại diện Trung Quốc Song Yanchao, phó giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Trung Quốc phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng tại Hà Nội hôm 7/7, Thượng tướng Vịnh nói Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc “đề cao vai trò trung tâm của ASEAN cũng như bày tỏ mong muốn có được một mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và xử lý tốt vấn đề Biển Đông" và "Tuy nhiên, không thể nói rằng vấn đề Biển Đông đang làm cho chúng ta yên tâm mà rõ ràng cái đó hiện nay đang gây ra những quan ngại, đã được thể hiện trong hội nghị ADSOM (ASEAN Defense Senior Officials Meeting Plus) mà chúng ta tổ chức cách đây 1 tháng".

Hồi giữa tháng 5 vừa qua, tại hội nghị ADSOM, các quan chức quốc phòng cho rằng tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Hội nghị nêu rõ: “Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thăng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực."

Hôm qua 8/7/2020, cũng tại một cuộc họp của các quan chức quốc phòng khu vực trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN về chính sách an ninh được tổ chức trực tuyến, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với vai trò là người chủ trì Hội nghị, đã đưa ra nhận định tương tự, không lâu sau khi Việt Nam thay mặt cho 10 quốc gia thành viên khối các nước Đông Nam Á đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.

Tại Hội nghị Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội hôm 8/7 Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu: "Trong khi các quốc gia tập trung phòng, chống dịch COVID-19, những điểm nóng vẫn tiếp tục tồn tại và gây ra quan ngại trong khu vực và trên thế giới. Trong đó có thể kể đến một số thách thức như: môi trường, an ninh mạng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, khủng bố, vấn đề an ninh biển - trong đó có Biển Đông."

Trước đó hôm 26/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN nói rằng “trong khi cả thế giới đang gồng mình chống dịch, vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng ta.” Dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không nói cụ thể, nhưng giới quan sát đều biết ông đang nói đến ai đang gây rối, làm phức tạp tình hình biển Đông và khu vực. Ông Phúc cũng kêu gọi các nước khối ASEAN hợp tác kiềm chế hành động làm phức tạp Biển Đông.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 8/7 cũng kêu gọi “sự hợp tác rộng lớn” và sự cần thiết của việc “xây dựng lòng tin để giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.”

Trung Quốc trong những tháng gần đây tăng cường các động thái gây căng thẳng trong khu vực Biển Đông như đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tiến hành các cuộc tập trận quân sự cũng như tuyên bố thành lập các quận hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Những động thái này bị Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối.

Nhiều đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội cũng bày tỏ quan ngại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn xuất hiện những hành động đơn phương ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở khu vực, đồng thời hoan nghênh Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua, theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng.

Trong tuyên bố chung của khối ASEAN hiện do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đưa ra hôm 26/6, Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc được nhắc tới như là một khẳng định cho việc thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Mỹ cũng đã lên tiếng hoan nghênh tuyên bố này và Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 27/6 cảnh báo “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.”

Tờ Hoàn Cầu Thời báo - cơ quan đại diện cho tiếng nói của đảng cộng sản Trung Quốc đã có bài bình luận rằng, lần đầu tiên thấy tuyên bố của ASEAN mạnh mẽ hơn nhiều so với các tuyên bố trước đó. Hoàn Cầu cũng cho rằng hành động của Mỹ ở biển Đông gần đây đã khiến Việt Nam và các quốc gia ASEAN tự tin hơn trong việc tăng cường tuyên bố trên Biển Đông và rằng Mỹ sẽ làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực.

2 nhận xét:

  1. Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và kiên quyết khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia. Mọi hành động xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc từ trước đến nay đều đáng bị lên án và cần có sự chung tay đoàn kết của khối Asean.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh11:40 10/7/20

    Với Trung Quốc, bất kể quốc gia nào trong ASEAN chỉ mong cầu lợi cho mình từ Trung Quốc sẽ bị trả giá về lâu dài.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog