Chia sẻ

Tre Làng

Chống chủ nghĩa xét lại - Chống lại những kẻ giả mạo lịch sử


Đó là tên bài báo của tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Berlin đăng ngày 1-8-2020. Tác giả: Sergej J. Netschajew - Đại sứ Nga tại Đức. Tên bài trong nguyên bản: GEGEN REVISIONISMUS - Geschichtsfälschern Kontra geben. Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi chuyển ngữ:

Lời dẫn: Nga sẽ tiếp tục phản bác mạnh mẽ các nỗ lực nhằm bóp méo sự thật lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ II

Duy trì ký ức về Chiến tranh thế giới thứ II, lòng dũng cảm anh hùng chưa từng có mà Nhà nước đa quốc gia Liên Xô đã thể hiện trong giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít có tầm quan trọng vĩnh cửu đối với đất nước chúng tôi. Vì lý do này, năm nay đã được tuyên bố là Năm tưởng nhớ và vinh danh các chiến sĩ bởi Tổng thống Liên bang Nga, Vladimir Putin. Liên Xô đã đóng góp mang tính quyết định trong việc đập tan chủ nghĩa phát xít Hitler và phải trả một cái giá khủng khiếp cho nó: 27 triệu sinh mạng, sự hủy diệt vô biên, đau khổ và khổ sở của dân thường. Chiến tranh đã ảnh hưởng đến mọi gia đình, không có ngoại lệ. Con đường định mệnh của nhiều thế hệ bị ảnh hưởng qua đó một cách lâu dài. Hài cốt của hàng trăm ngàn công dân Liên Xô nằm trên đất Đức. Tất cả những người không còn được chứng kiến Ngày Chiến thắng cũng đã hy sinh cho các thế hệ người Đức sau này.

Nguyên nhân, tiến trình và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, các mối liên hệ giữa lúc đó và bây giờ được trình bày trong một bài báo do Tổng thống Nga công bố dưới tiêu đề »75 năm kỷ niệm chiến thắng vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai“. Vladimir W. Putin chỉ ra rõ ràng rằng, việc cho quên đi nhằm phục vụ cục diện chính trị có thể phá hủy nền tảng của trật tự thế giới được tạo ra 75 năm trước thông qua những nỗ lực chung. Đáng tiếc, người ta không giảm đi những nỗ lực được thực hiện ngày hôm nay nhằm xuyên tạc kết quả đã được công nhận chung của Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ nghị quyết năm 2019 của Nghị viện Châu Âu, theo đó nước Đức phát xít và Liên Xô phải chịu trách nhiệm như nhau trong việc cho bùng phát chiến tranh. Có thể vẫn còn đó lương tâm của các nghị sĩ đã ủng hộ nghị quyết này. Ở một số nước châu Âu, người ta muốn biện minh cho tội ác của Đức quốc xã và những kẻ cộng tác, tiếp tục phá phách các tượng đài chiến sĩ Liên Xô, thậm chí còn phá hủy và đổi tên các đường phố và quảng trường mang tên của những người giải phóng.

Đồng thời, Nga sẽ tiếp tục thể hiện phản ứng đúng theo nguyên tắc đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm bóp méo sự thật lịch sử, sửa đổi kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, các quyết định của Hội nghị Potsdam và Thủ tục xét xử hình sự ở Nürnberg (Tòa án quốc tế xử các tội phạm chiến tranh sau Chiến tranh thế giới thứ II – HNT).

Lời đề nghị hợp tác của Quỹ Cung điện Phổ và Vườn Berlin-Brandenburg ban đầu được cộng đồng bảo tàng và sử gia Nga đón nhận nhiệt tình. Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Bảo tàng Lịch sử trên Quảng trường Đỏ và Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Trung ương đã sẵn sàng cung cấp các tài liệu lịch sử duy nhất và đồ vật triển lãm độc đáo có giá trị lịch sử, bao gồm các vật phẩm cá nhân của Stalin, cho cuộc triển lãm đặc biệt "Hội nghị Potsdam năm 1945 - Sự sắp xếp lại thế giới" trong Cung điện Cecilienhof ở Đức.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, các chuyên gia từ các nhà bảo tàng Nga tham gia đã phát hiện ra - và bản giám định về nghiên cứu lịch sử được hoàn thiện cũng đưa ra kết luận tương tự - rằng các lời giải thích cho các quầy triển lãm và các bài viết cho bản hướng dẫn âm thanh được viết bởi phía Đức cho thấy sự mâu thuẫn nghiêm trọng, sai lệch lịch sử và không chính xác về các mối quan hệ có thể làm tổn hại danh tiếng của đất nước chúng tôi.

Người ta không thích để khách thăm triển lãm có ấn tượng sai về nhiệm vụ giải phóng của Hồng quân. Nhưng còn bất công hơn nữa nếu sự đóng góp quyết định của Liên Xô vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít bị sửa đổi. Các nhà tổ chức Đức từ chối yêu cầu của các đồng nghiệp Nga muốn chỉnh sửa bản kế hoạch của triển lãm, khiến các đại diện bảo tàng Nga không thể tham gia vào dự án. Bởi vì họ đánh giá đúng rằng việc tham chiếu đến tự do của các diễn giải lịch sử không được phép phục vụ việc biện minh cho sự giả mạo lịch sử.

Chúng tôi tin chắc rằng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử phải dựa trên sự kiện, tài liệu và phân tích khách quan lịch sử. Chính xác theo nghĩa này, nó được thực hành trong nhiều năm ở cấp độ của "Ủy ban hỗn hợp nghiên cứu lịch sử Đức-Nga gần đây" và các cơ quan, hội đồng có thẩm quyền khác. Chỉ bằng cách đó, sự hợp tác này mới có thể phục vụ đối thoại mang tính xây dựng, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết giữa nhân dân ở hai nước chúng ta trong tương lai.

Ảnh minh họa: Ngài Sergej J. Netschajew
Nguồn tin và ảnh:

4 nhận xét:

  1. Vấn đề bảo vệ lịch sử, không để các thế lực khác bóp méo nhằm ý đồ ngụy biện cho hành vi của mình trong thế chiến hay bất kì cuộc chiến tranh nào không phải là vấn đề mới lạ, Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà Mỹ một đất nước xâm lược ta phi pháp, gây ra chiến tranh ở Việt Nam cũng đã và đang thực hiện các kế hoạch nhằm thay đổi bản chất của cuộc chiến tranh. Chúng ta cần phải cùng nhau giữ lấy, bảo vệ lấy sự thật lịch sử.

    Trả lờiXóa
  2. Và cũng cũng xuất phát từ những âm, mưu thủ đoạn muốn xét lại lịch sử, thay đổi, bóp méo lịch sử của một số quốc gia trong đó có Mỹ chúng ta cũng cần phải thấy tầm quan trọng của môn lịch sử ở các chương trình giáo dục phổ thông, không bao giờ được bỏ môn lịch sử, cuộc đấu tranh giữ vững sự thật lịch sử khách quan không bao giờ là dễ dàng và vô cùng lâu dài.

    Trả lờiXóa
  3. Xét ở Việt Nam, Bác Hồ đã từng nói:" Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam". Nhận thức về lịch sử không đơn giản là nâng tầm hiểu biết, giải thích các hiện tượng, sự việc trong lịch sử mà nó còn giúp nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh tổ quốc của mỗi người. KHi ai cũng nắm vững lịch sử nước mình thì bản sắc văn hóa sẽ luôn được giữ gìn và phát huy, và xét lại lịch sử sẽ không bao giờ có thể tồn tại.

    Trả lờiXóa
  4. Đối với nước ta, xét lại lịch sử đã diễn ra từ khá lâu với nhiều sự kiện lịch sử, trong đó xét lại, làm thay đổi bản chất chính nghĩa, cách mạng của Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một trọng điểm mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành hiện nay. Mục tiêu của xét lại lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nhằm “chính danh hóa” cho ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn, một thực thể chính trị bù nhìn tay sai do đế quốc Mỹ dựng lên, làm công cụ để xâm lược nước ta.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog