Chia sẻ

Tre Làng

Dự án Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng: Vì sao dự trù quá chênh lệch?

Khoai@

Dù chỉ là dự trù, nhưng mức kinh phí cho một dự án làm đường giao thông nối Lạng Sơn với Cao Bằng do Bộ GTVT lập và do một doanh nghiệp tư nhân lập lại có mức chênh nhau rất lớn. Điều này khiến chúng ta phải giật mình và không khỏi lo ngại. 

So với kinh phí dự trù trong đề án được Bộ Giao thông - Vận tải lập trước đó, kinh phí thực hiện Dự án tuyến cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng do một doanh nghiệp tư nhân lập và vừa được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đã giảm được tới hơn 60%. Từ 56.000 tỉ đồng xuống 21.000 tỉ đồng.

Mức vênh nhau là 36.00 tỉ đồng là con số khổng lồ. Chắc chắn câu hỏi nhiều nhất sẽ là, vì sao lại có sự chênh nhau lớn như thế.

Dự án tuyến cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dài 115 km có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng cho Cao Bằng mà còn cho cả vùng Đông Bắc; giúp cho việc đồng bộ hoá, nâng cao hiệu quả đầu tư của những hạ tầng cũ, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. 

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn đường, vận tốc thiết kế là 80km/h. Trong đó, quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m, lề gia cố rộng 0.5m, dải phân cách và dải an toàn rộng 1.5m, lề đất rộng 1m. Khi lập dự án xong thì kinh phí giảm từ 56.000 tỉ đồng xuống chỉ còn 21.000 tỉ, chiều dài cũng giảm từ 144km xuống còn 115km.

Công trình dự kiến được khởi động từ năm 2020 và hoàn thành vào năm 2024. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm từ khi bắt đầu khai thác.

Điểm cộng của dự án tư nhân này là không sử dụng nguồn vốn của nhà thầu nước ngoài vì sẽ có nhiều ràng buộc, mà kết hợp sử dụng vốn của các địa phương, vốn nhà đầu tư bỏ ra, nhà nước hỗ trợ và vay ngân hàng. 

Trở lại vấn đề, chúng ta không thể trả lời vì sao lại có sự vênh nhau về kinh phí để thực hiện tuyến đường này dù chỉ là dự trù vì đơn giản là chúng ta không có chuyên môn và không có bất cứ thông tin nào để đánh giá tác động lợi hay hay đối với việc thay đổi lộ trình khiến chiều dài con đường từ 144km (do Bộ GTVT lập) xuống còn 115km (do Doanh nghiệp tư nhân lập).  Rất có thể 29km chênh lệch đó là nơi địa hình hiểm trở, khó thi công, đầu tư lớn nhưng lại là nơi cần có liên kết với cao tốc này... là lý do khiến doanh nghiệp tư nhân quyết định thay đổi lộ trình, rút ngắn khoảng cách và đó là cơ sở để hạ giá thành.

Tôi đồng ý rằng giá thành giảm đi vì dự án của Bộ GTVT là cao tốc 6 làn đường, trong khi của doanh nghiệp tư nhân chỉ thiết kế có 4 làn.

Tất nhiên, một tham biến muôn thủa nữa tác động đến mức chênh là chất lượng công trình. Chất lượng công trình có lẽ là thứ khó kiểm định, khó so sánh nhất. Ông cha ta nói, "tiền nào của nấy", và "rẻ chưa chắc đã tốt"...

Dù thế nào đi nữa, như đã nói ở trên, con số 36.000 tỉ đồng là con số khổng lồ và nói nôm na như cách nói của người dân là với số tiền đó, chúng ta có thể làm được hơn 2 tuyến đường như thế. Người viết cho rằng, khi mà các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh bình đẳng thì kết quả có lợi sẽ thuộc về người dân. 

1 nhận xét:

  1. Dù sao thì khoản chênh lệch 36.000 tỷ đồng là quá lớn và cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho những người tiếp nhận thông tin này. Tuy nhiên do phương thức đấu thầu lần này khác so với những lần trước cũng là cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog