Chia sẻ

Tre Làng

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”: tổ chức phản động trá hình?


Ngày 1/07/2020, trên các báo điện tử nước ngoài có phiên bản tiếng Việt, một nhóm người (không rõ danh tính trừ bà Nguyễn Nguyên Bình) đã tuyên bố thành lập tổ chức “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam” với mục tiêu tốt đẹp là “bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân, nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong CPTPP và EVFTA”. Tuy nhiên có nhiều nghi vấn cho thấy đây là một tổ chức chống đối đội lốt công đoàn độc lập.

Thứ nhất, về nhân sự của tổ chức, tất cả đều là tên giả, bí danh, ngoại trừ bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái ông Nguyễn Trọng Vĩnh. Bản thân bà này từ lâu đã câu kết với các thành phần chống đối trong và ngoài nước, có nhiều hoạt động phá hoại chính sách Nhà nước dưới danh nghĩa “nhân sỹ trí thức” như ký đơn thư kiến nghị hoặc tham gia, công khai ủng hộ nhiều tổ chức chống đối khác.

Thứ hai, bề ngoài thì Trần Giang, thành viên tổ chức tuyên bố trên BBC ngày 2/7 là “… tới nay, chúng tôi đều hoạt động dựa trên chính túi tiền của mình để cống hiến, chi phí cho các hoạt động hỗ trợ người lao động”, nhưng thực tế trên website của tổ chức này đang quyên góp tài chính từ bên ngoài. Bằng chứng là banner kêu gọi quyên góp qua Paypal ngay trên đầu website của họ !?!

Thứ ba, bề ngoài thì họ tuyên bố Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam “không làm chính trị”, “hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động…” nhưng trên website của họ có banner giới thiệu một loạt các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam như Nghiệp đoàn FO, Lao Động Việt, Nhóm Bạn Công Nhân (thuộc Việt Tân), Tiếng Dân, Luật Khoa Tạp Chí, Thoibao.de, SBTN, Hội Nhà Báo Độc Lập…

Thứ tư, Trần Giang nói trên BBC rằng: “Chúng tôi là những người thật việc thật, không phải là tổ chức không tồn tại trên thực tế, thực ra chúng tôi đã hoạt động trên thực tế hỗ trợ, giúp đỡ người lao động từ lâu nay, chúng tôi hoạt động hoàn toàn dựa vào những hoạt động hợp pháp, phù hợp với hiến pháp và các công ước mà Việt Nam ký kết với quốc tế. Chúng tôi đã hoạt động từ lâu dưới hình thức các tổ nhóm lao động độc lập tự phát và đã phát huy hiệu quả”, thực tế họ chưa hề đăng ký hợp pháp.

Bùi Thiện Tri nói trên RFA ngày 01/07 thừa nhận: “Chúng tôi hy vọng trong tương lai, khi có các quy định pháp luật về việc thành lập các tổ chức của người lao động thì chúng tôi sẽ có cơ hội đăng ký hoạt động với chính quyền.” và bao biện về cách thức ra đời “hợp pháp” y chang các tổ chức phản động trước đây:

“…chúng tôi căn cứ vào quyền lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp (…) qua nghiên cứu Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi thấy rằng về các quy định của nghiệp đoàn ở Việt Nam thì hiện nay pháp luật quy định về quyền thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở. Tức là, chưa cho phép thành lập tổ chức liên kết giữa các nghiệp đoàn cơ sở với nhau. Tuy nhiên, trong luật cũng không có quy định nào cấm việc này. Nếu hiểu theo quy định của pháp luật thì những việc gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm…”.

Như vậy, nhiều khả năng Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức có quan hệ mật thiết với các nhóm chống Nhà nước Việt Nam, có ý định nhận tiền từ nước ngoài, và không có kiến thức vững chắc về pháp luật lao động ở Việt Nam. Thêm nữa, do họ không công khai nhân sự, tài chính và điều lệ tổ chức, không có các quy tắc dân chủ rõ ràng, chưa có lý do để nhìn nhận rằng họ là một tổ chức có tính minh bạch và dân chủ.

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam” độc lập với Nhà nước Việt Nam, nhưng không độc lập với các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, người lao động nên tự đăng ký thành lập các công đoàn cấp cơ sở thật sự độc lập, phi chính trị và hợp pháp từ năm sau; thay vì tham gia một nghiệp đoàn bất minh có quan hệ với các nhóm chống Cộng.

Thêm nữa, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam không có điều lệ tổ chức, và không cung cấp thông tin về bất cứ tổ chức cấp cơ sở nào của họ. Trong khi đó theo Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ năm 2021) mới chỉ quy định việc đăng ký thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở, chứ chưa công nhận các tổ chức ở cấp liên đoàn ngoài Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều 172 và 174 của Bộ luật quy định rằng các tổ chức này phải nộp Điều lệ theo đúng quy chuẩn khi đăng ký. Như vậy, về mọi mặt, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam không đủ tiêu chuẩn để được pháp luật công nhận, ngay cả khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực vào năm sau. Thêm nữa, việc họ không có điều lệ rõ ràng cũng khiến họ chưa đạt tiêu chuẩn của một tổ chức có tính dân chủ.

Nhiều bình luận của dân mạng cho rằng, “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam” độc lập với Nhà nước Việt Nam, nhưng không độc lập với các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Về bản chất, chẳng qua vẫn một vài kẻ chống phá muốn có “bình mới” còn bên trong vẫn là “rượu cũ”, tức nhân sự cũ, cách hoạt động cũ, cách lừa đảo cũ mà thôi.

2 nhận xét:

  1. Vừa mới thành lập nhưng chúng ta có thể thấy được sự thân thiết gần gũi của các thành viên đối với các kênh truyền thông nước ngoài xuyên tạc chống phá nước ta như BBC, RFA... Mặc dù chưa có các hoạt động vi phạm nhưng đây là một tổ chức mà chúng ta cần phải chú ý, kiểm tra, kiểm soát tránh việc đám phản động biến nơi đây thành cái ổ của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Ngay từ khi mới thành lập, xung quanh tổ chức này đã nổi lên những nghi vấn về sự minh bạch, lành mạnh của tổ chức. Và sau một thời gian theo dõi thì chúng đúng là một tổ chức phản động trá hình, cố tình che giấu bản chất của mình

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog