Chia sẻ

Tre Làng

Về chuyện Thực nghiệm điều tra trong vụ Đồng Tâm

Bài tham khảo của Thanh Nhan

Đôi điều về yêu cầu "thực nghiệm hiện trường" trong vụ án Đồng Tâm

1. Các báo đồng loạt đưa tin về việc Luật sư yêu cầu "thực nghiệm hiện trường". Sử dụng khái niệm này là chưa chính xác. Khái niệm trong Luật là "thực nghiệm điều tra". Thực nghiệm điều tra được quy định tại Điều 204, BL TTHS;

2. Thực nghiệm điều tra nhằm mục đích gì: Theo Điều 204, "Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra...".

3. Có bắt buộc phải thực nghiệm điều tra không: vẫn đoạn trích ở phần trên, quy định tại Điều 204 được hiểu là cơ quan điều tra CÓ THỂ thực nghiệm điều tra nếu xét thấy cần thiết để làm rõ các tài liệu, tình tiết của vụ án. Điều 204 và các điều khoản khác của BL TTHS không có quy định bắt buộc phải thực nghiệm điều tra;

4. Thẩm quyền quyết định thực nghiệm điều tra: ngoài quy định tại Khoản 1, Điều 204 về thẩm quyền thực nghiệm điều tra thuộc cơ quan điều tra, Khoản 4, Điều này quy định "Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”. Các cơ quan khác không có thẩm quyền tiến hành thực nghiệm điều tra. Trường hợp các đối tượng khác (luật sư, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan, bị can, bị cáo...) muốn thực nghiệm điều tra thì phải đề nghị cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát tiến hành. Viện kiểm sát và cơ quan điều tra được quyền từ chối nếu xét thấy không cần thiết;

5. Việc thực nghiệm điều tra trong vụ án Đồng tâm là có cần thiết hay không: đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có án mạng xảy ra. Tuy nhiên, sự việc xảy ra với sự chứng kiến của nhiều người. Các hung thủ đều bị bắt quả tang. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai của bị can, nhân chứng và đã đủ căn cứ, cơ sở để kết luận về hành vi giết người và các hung thủ thực hiện hành vi giết người. Vì vậy, cơ quan điều tra xét thấy không cần thiết phải tiến hành thêm hoạt động thực nghiệm điều tra. Viện kiểm sát cũng xét thấy đã đủ căn cứ để kết luận nên không tiến hành thực nghiệm điều tra.

Với đề nghị của Luật sư tiến hành thực nghiệm điều tra, có một số vấn đề đặt ra như sau:

+ Ý kiến của Luật sư bào chữa về việc thực nghiệm điều tra tại phiên toà là không phù hợp. Bởi, thẩm quyền thực nghiệm điều tra thuộc về cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Không thuộc về toà án. Vì vậy, nếu cho rằng cần thực nghiệm điều tra thì luật sư phải nêu ý kiến ở giai đoạn trước khi mở phiên toà chứ không phải đưa ra tại phiên toà. Dường như luật sư đưa ra chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian xét xử của vụ án chứ không phải là để làm rõ nội dung của vụ án;

+ Việc luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại đối đáp lại ý kiến này, tôi cho rằng cũng không cần thiết vì vấn đề thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan điều tra và viện kiểm sát;

+ Về lý do mà luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại đưa ra để phản đối ý kiến của luật sư bào chữa, tôi cho rằng dù không sai nhưng thiếu tỉnh táo, không khôn khéo, có thể do bị cuốn theo các nội dung tranh luận. Lý do để không tiến hành thực nghiệm điều tra chỉ cần nêu ra là: (1) Không cần thiết do đã đủ cơ sở để chứng minh hành vi phạm tội; (2) Khoản 1, Điều 204 nêu rõ "Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.". Rõ ràng, việc tiến hành thực nghiệm điều tra trong vụ án này có nguy cơ rất lớn đe doạ tính mạng của những người đóng thế nạn nhân và những người tham gia thực nghiệm khác, đồng thời nguy cơ huỷ hoại tài sản là rất lớn.

Hiện, trên mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều ý kiến về việc này. Đặc biệt, một số người mang danh luật sư, luật gia nhưng tuyên truyền theo hướng: bắt buộc phải thực nghiệm điều tra (họ gọi là thực nghiệm hiện trường); không thực nghiệm điều tra là cơ quan điều tra dấu diếm, không minh bạch; thậm chí, nhiều người còn xuyên tạc rằng không có người chết hoặc lý do chết không phải do bị phóng hoả bằng xăng... Đây là những luận điểm sai trái, đặc biệt là hiểu sai quy định của pháp luật. Thiết nghĩ, người làm luật cần thận trọng, khách quan và trung thực. Những phát ngôn sai trái, thiếu thận trọng cần phải bị phê phán và loại bỏ.

Hình ảnh: giếng trời nơi 3 cán bộ, chiến sỹ bị sát hại.

P/S. Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thực nghiệm điều tra như sau:

“1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.

Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.

Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”

8 nhận xét:

  1. với vụ án như ở Đồng Tâm thì tất cả chứng cứ đã rõ ràng, thậm chí các bị can đều đã nhận tội. Bởi thế mà không nhất thiết phải một mực thực nghiệm điều tra như lời các luật sư. Đồng thời, thực nghiệm điều tra mà làm đau khổ hơn người chứng kiến thì tốt nhất là không nên, đã được pháp luật quy định. Tốt nhất các vị luật sư đừng làm trò hề ở đây nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Thực nghiệm hiện trường cũng được thôi nếu mà mấy ông luật sư bào chữa muốn, miễn là người xuống dưới hố để bị ném bom xăng vào là mấy ông luật sư ngáo kia. Không hiểu mấy ông lấy logic, căn cứ ở đâu để có thể nghi ngờ nguyên nhân cái chết của các chiến sỹ của chúng ta chứ.Đó chỉ là lý do vô căn cứ.

    Trả lờiXóa
  3. Tại sao cần phải thực nghiệm hiện trường trong trường hợp này khi mà bất kì cái gì, mọi chi tiết đều đã hoàn toàn phù hợp với logic, có thể mấy ông luật sư nay đã rất ngây thơ và là tín đồ của bộ phim tây du kí khi tin rằng con người ở trong lò có thể sống sót được. Thật nực cười mấy ông luật sư bào chữa này quá đi.

    Trả lờiXóa
  4. Nghề nào cũng vậy, cần lắm một cái tâm của nghề. Hành nghề Luật sư, cái nghề bảo vệ lẽ phải và công lý càng cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Các anh luật sư rận chủ đừng cố đấm ăn xôi và vẽ ra những viễn cảnh khó ngửi như thế nữa, muốn thực nghiệm điều tra, vậy các anh có đồng ý làm con tốt thí điểm không?

    Trả lờiXóa
  5. Các bị cáo nhận thức rõ tội ác mà mình gây ra là rất nghiêm trọng, không gì bù đắp được, vậy nên chẳng ai kêu oan mà thay vào đó là cúi đầu xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ và đề nghị pháp luật khoan hồng. Các bị cáo chẳng những thừa nhận tội lỗi mà còn từ chối sự bào chữa đến từ các vị luật sư "tài ba" của mình, đúng là không có cái nhục nào bằng cái nhục này.

    Trả lờiXóa
  6. Mấy thằng "lật sư" sao không qua Mỹ đề nghị anh Trăm thực nghiệm hiện trường vụ 11/9 nhỉ? Ngon thì qua đó mà nói chứ ở Việt Nam thì đừng sủa bậy bạ. Những tên luật sư chỉ vì tiền mà bảo vệ cái ác đến cả các bị cáo đã gây tội ác dã man được họ bảo vệ cũng không cần họ bào chữa nữa thì ta đã hiểu rõ bọn luật sư này là hạng người nào rồi . Mong rằng xử xong vụ này thì tiếp tục xem xét để cho những luật sư ngu ngáo chuyên làm việc bảo vệ cái ác , gây rối loạn xã hội về thông tin sẽ cũng được vào bóc lịch để suy ngẫm .

    Trả lờiXóa
  7. Mấy thằng lưu manh giả danh luật sư là lũ lòng lang dạ sói . Chúng chẳng quan tâm gỡ tội cho thân chủ của chúng thì hy vọng gì lòng trắc ẩn của chúng đối với ba liệt sĩ đã hy sinh. Mục đích của chúng là câu like , câu view đánh bóng tên tuổi với đám phản động trong và ngoài nước. Còn ông tiến sĩ họ Lưu cũng vậy . Một người đại diện cho dân nhưng lại phản dân hại nước. Cho tất cả Ha Huy Son và Lưu Bình Nhưỡng xuống hố thử!

    Trả lờiXóa
  8. Yêu cầu thực nghiệm điều tra này của các luật sư là hoàn toàn không phù hợp. Yêu cầu này có thể xem là vì mục đích kéo dài thời gian, trì hoãn việc tuyên án của toàn dành cho các bị cáo. Không biết nếu yêu cầu được chấp nhận thì các vị luật sư này sẽ còn bày ra trò gì tiếp đây

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog