Chia sẻ

Tre Làng

Sự thật chuyện "Bố đi tù, mẹ bỏ đi, chị 7 tuổi chăm em 20 tháng tuổi"

 Cuteo@

Từ hôm qua đến hôm nay, trên mạng lan truyền vài bức ảnh  một bé gái địu em trên lưng đi học trong một ngôi trường ở vùng cao, kèm theo lời chú thích, nguyên văn như sau:

"BỐ ĐI TÙ, MẸ BỎ ĐI, CHỊ 7 TUỔI CHĂM EM 20 THÁNG TUỔI

Trong ảnh là bé Thào Thị Ninh (SN 2013 đang học lớp 1a trường PTDTBT TH&THCS Pá Lau xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái).

Bố em đi tù, mẹ bỏ đi, 2 em ở với ông bà nhưng nghiện nên không chăm sóc. Thế là bé gái 7 tuổi phải "kẹp nách" chăm em.

Nhà em cách trường 1km nên không đủ điều kiện ở bán trú. Ở nhà 2 chị em thì ko có chỗ mà ngủ toàn phải ngủ dưới đất. 

Chị 7 tuổi suốt ngày rong rong thằng em hơn 20 tháng, chị đi học thì em cũng đi theo, ăn cùng xuất cơm của chị, ngủ cùng chị.

Nghẹn lòng, mong 2 con luôn mạnh mẽ như những bông hoa của núi rừng.

Nguồn: Nhà báo chống tiêu cực". [Hết trích]

Mời xem các ảnh dưới: 


Liên hệ với cơ quan chức năng huyện Trạm Tấu được biết, các bức ảnh trên là thật, và chuyện bố em đi tù cũng là thật (do buôn bán ma túy). Tuy nhiên, thông tin cho rằng, mẹ bỏ đi, 2 em ở với ông bà nhưng ông bà nghiện nên không chăm sóc và thông tin "chị 7 tuổi suốt ngày rong rong thằng em hơn 20 tháng, chị đi học thì em cũng đi theo, ăn cùng xuất cơm của chị, ngủ cùng chị và 2 chị em phải ngủ dưới đất" là không chính xác. 

Thực tế, ngay từ khi bố em đi tù, mẹ các em đã gửi con lại cho ông bà nội để đi làm thuê kiếm tiền nuôi con và cả 2 cháu bé này đều đã được các cơ quan chức năng, đặc biệt là phòng giáo dục và đào tạo huyện Trạm Tấu chăm lo chu đáo. 

Các em được bố trí nơi ăn chốn ngủ có đầy đủ chăn màn chiếu gối tại trường. Cả 2 chị em đều được chế độ ăn cả ngày tại trường bằng tiền đóng góp của nhiều thầy cô giáo và cán bộ, công chức, viên chức huyện. Nhà cháu còn ông bà nội đang sống và vẫn giúp bé trông em nhỏ và không phải ngày nào cháu lớn cũng cõng em đến trường. 

Bức ảnh được chụp là vào đúng hôm bé lớn địu em đến trường và nó được sử dụng để thông tin thiếu trách nhiệm, gây hiểu lầm cho người đọc. 

Không nói thì các anh chị cũng đều biết, ở vùng núi phía Bắc, chuyện chị cõng theo em đến trường hay chuyện các thầy cô giáo xuống tận bản đón và cõng học sinh đi học cũng là quá bình thường, không có gì là to tát. Chúng ta không biết đến hoặc thấy lạ lẫm vì các thầy cô vùng cao rất tự trọng, không màu mè, không phàn nàn và chỉ biết hi sinh thầm lặng. Trường hợp của em Thào Thị Ninh vừa nói ở trên tuy không nhiều tới mức phổ biến, nhưng cũng không phải là hiếm gặp. 

Nói thẳng ra (dù hơi phũ), khi bố mẹ nghiện ma túy, nếu các em ở nhà sẽ chết vì đói và đến trường đi học là lựa chọn khôn ngoan. Đến trường, các em vẫn được học chữ để làm người và quan trọng hơn các em sẽ không bao giờ lo chết đói. 

Quê tôi cũng ở vùng cao, khi cha mẹ gặp khó khăn về kinh tế mà không nuôi được con, họ sẽ đưa con đến trường gửi các thầy cô và yên tâm rằng, con họ sẽ  được chăm sóc tử tế so với mặt bằng sống trong khu vực. Thậm chí, bọn trẻ chúng tôi còn được truyền kỹ năng sống rất đơn giản là, khi đói, hãy cõng nhau đến nơi nào có các chú bộ đội, các chú công an hoặc các trường học. Đó là sự thật.

Cách đưa tin lên mạng của một số bạn với ẩn ý chê trách chính quyền hay đổ lỗi cho chế độ là thiếu hiểu biết và không nên làm dù nó được khoác bên ngoài lớp áo với màu yêu thương.

9 nhận xét:

  1. Chúng ta không nên chỉ qua một hình ảnh tức thời mà đưa ra những đánh giá thiếu chính xác. Dù rằng câu chuyện trên vẫn là một trường hợp khó khăn cần giúp đỡ nhiều từ xã hội nhưng không vì thế mà phủ nhận những nỗ lực của chính quyền địa phương

    Trả lờiXóa
  2. Việc đưa thông tin để kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm là điều đáng hoan nghênh. Nhưng không đến mức phải bóp méo sự việc, biến cuộc đời các em trở nên bi lụy và bất hạnh hết cỡ như thế thì người đọc mới cảm thông được với các em. Trái lại việc này có thẻ gây ra cái hiểu sai đến từ mọi người, những người sẽ tự dưng đặt ra câu hỏi rằng: chính quyền ở đâu mà để tồn tại nhưng hoàn cảnh như vậy? mặc dù sự thật thì hoàn toàn không phải thế

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là hoàn cảnh em có khó khăn nhưng mà mẹ các em vẫn đang đi làm kiếm tiền nuôi con; ông bà vẫn giúp chăm lo các em nhỏ; đặc biệt là có cấc thầy cô giáo, những người luôn đóng góp quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ em và các em của mình có những bữa no, những chỗ ngủ nghỉ tốt mà không đòi hỏi được đáp lại bằng cái gì trừ việc nhìn các em có cuộc sống tốt đẹp !

    Trả lờiXóa
  4. Trước khi mà các nhà hảo tâm này tìm tới thì các em vẫn được ăn mặc ngủ nghỉ học hành đầy đủ đấy thôi. Thế những cái đó ở đâu ra? ĐÓ chính là sự đóng góp và tạo điều kiện từ thầy cô ở trường học và chính quyền nơi đâu. CHứ đừng có viết xằng bậy để người ta hiểu sai giống kiểu các em ấy chỉ chờ đến giờ để có được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm còn trước giờ sống vất vưởng ấy. Rất vô lí

    Trả lờiXóa
  5. Nếu hoàn cảnh bi lụy như những người đưa tin nói thì mọi người không thắc mắc tại sao các em vẫn chịu đi học à? Thực sự ở những nơi vùng sâu vùng xa như thế những nhà có đủ cha mẹ lao động còn chẳng cho con đi học nữa là người không được cha mẹ định hướng như em Ninh. Rõ ràng là em có sự giúp đỡ và đồng viên từ biết bao nhiêu người xung quanh em nữa mà

    Trả lờiXóa
  6. Báo chí hay mạng xã hội chỉ đưa ra một mặt nào đấy của câu chuyện, để câu view, để thu hút độc giả. Để có được thông tin sự thật thì rất khó, độc giả phải có cái nhìn cận cảnh, bao quát để từ đó chia sẻ cảm thông. Nhưng tôi thấy cái tang thương, bi đát này cũng là quá đau khổ đối với hai em nhỏ rồi, chúng còn quá nhỏ để hiểu biết và cảm nhận cái mất mát đó. Hy vọng sau này chúng đừng lầm đường,lạc lối đi theo vết xe đổ của bố nó mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Mặt tốt của báo chí thời nay là biết rất nhanh, biết đến nhiều trường hợp đặc biệt để xã hội chia sẻ, quan tâm giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạ, cùng cực ... do có chế độ thông tin nhanh nhạy; Tuy nhiên nếu báo chí chỉ đưa tin một chiều để câu khách, để đưa ra một ẩn ý gì đó thì sẽ bị bóc mẽ ngay, vì thế mọi tờ báo, người phóng viên và mọi người nên đưa tin cho chính xác, rõ ngọn ngành kẻo có lúc bị hố to đó.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu chỉ đánh giá sự thật qua một bức ảnh thì thật là phiến diện, và thiếu khách quan, việc nhà báo lôi lòng thương của người đọc để câu like câu view thật không thê chấp nhận nổi, cái gì cũng phải đúng đắn và khách quan

    Trả lờiXóa
  9. Báo chí dạo gần đây ngày càng đi xuống, tin tức thật chả thấy đâu mà tin giả thì mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa, việc kêu gọi giúp đõ các em nhỏ vùng cao có hoàn cảnh khó khăn là điều đáng làm nhưng không vì thế đưa tin tức sai sự thật, một chiều như thế được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog