Chia sẻ

Tre Làng

Linh tinh chuyện nhà, đất phố cổ, Hà Nội


LINH TINH CHUYỆN NHÀ,ĐẤT PHỐ CỔ, HÀ NỘI.

Một lần tôi và bố ngồi nói chuyện với cụ cựu Phó Thủ tướng trong ngôi biệt thự đẹp ở phố Tăng Bạt Hổ. Được biết, trước đây cụ ở chỗ khác khi là Uỷ viên Trung ương Đảng và nhận chức PTT, cụ được tiêu chuẩn về biệt thự này. Sau tuần bia cụ vui vẻ kể chuyện đã mua lại ngôi biệt thự này ( theo Nghị định 61 CP... ). Ngôi biệt thự hai tầng diện tích xây khoảng một trăm mét vuông, đất lưu không trồng cây và nhà để xe thêm ba trăm mét vuông nữa. Theo tiêu chuẩn "cao cấp" như cụ, ngôi nhà khi mua không phải trả tiền, chỉ đất xung quanh biệt thự ngoài tiêu chuẩn, nhà nước mới tính tiền. Tất nhiên còn được khấu trừ tiêu chuẩn cán bộ tiền khởi nghĩa, huân huy chương thời chống Pháp, chống Mỹ...Còn lại mới phải trả tiền (là tiền nộp vào ngân sách ) không quá lớn, cụ không nói rõ là bao nhiêu nhưng tôi hiểu, với đồng lương hiện hành mọi cán bộ được mua lại nhà theo Nghi định 61 CP thì ai cũng mua được không phải vay mượn. Thí dụ như tôi, năm 1995 tôi được phân một căn hộ tầng 2, ngôi nhà H2 ở Kim Mã Thượng, quận Ba Đình ( không xa trung tâm ). Có hai phòng 17m2+ công trình phụ. Khi tôi mua lại theo NĐ 61, lúc trả tiền để làm sổ đỏ là hơn 10 triệu ( đã được khấu trừ ) bằng khoảng hai tháng lương của tôi lúc đó. Căn hộ tôi đã chuyển cho cô con gái ! Còn ngôi biệt thự của cụ PTT đã được phá đi xây lại, một ngôi nhà mới to rộng 6, 7 tầng có thang máy. Mỗi tầng rộng 400 m2.

Căn hộ tôi được mua lại theo ND 61CP giá hiện tại gấp hơn 200 lần tôi đã trả trước đây. Còn những ngôi biệt thự cổ Hà Nội tuỳ từng vị trí gần hoặc xa trung tâm, lớn hoặc nhỏ theo diện tích đất phải từ 500 đến hàng ngàn cây vàng...Có lần ngồi uống bia với Trịnh Cần Chính con cụ Trịnh Văn Bô ở CLB Ba Đình anh còn nói, ngôi biệt thự của bố mẹ anh ở 34 Hoàng Diệu sát cạnh nhà cụ Võ Nguyên Giáp (anh cùng mẹ đã nhảy dù vào ) giá trị hiện tại là 30 triệu đô. Tin hay không tin cũng tuỳ, chỉ biết nó gần ngay nhà Quốc Hội và Lăng Bác.

2.CHUYỆN ĐÒI NHÀ Ở HÀ NỘI

Cách đây khoảng 20 năm về trước, HN có phong trào làm đơn đòi lại những ngôi nhà chính chủ còn nguyên giấy tờ hợp pháp. Tôi là dân Phố Cổ, nên cũng có họ hàng đã từng đội đơn khắp nơi xin lại ngôi nhà của chính mình ( nhà nước đang quản lý ) nhưng chẳng ai được giải quyết. Bạn học phổ thông với tôi, con một Tư sản giàu có do ông nội buôn đồ cổ, để lại một gia tài đồ sộ. Ngôi nhà nhìn thẳng ra Tháp Rùa bây giờ Quận Đoàn Hoàn Kiếm sử dụng, là nhà của ông nội anh. Anh còn cho tôi xem giấy tờ ba ngôi nhà khác mang tên ông. Tôi bảo anh hãy quên đi chẳng bao giờ đòi được đâu ...khi mà năm 1960 bố anh đã "tự nguyện hiến tặng " cho nhà nước.

Theo tôi biết ở HN chỉ có hai gia đình có quyết định trả lại nhà, đó là cửa hàng mặt tiền 27 Hàng Đường của bà Bẩy, con dâu của mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ đẻ của ông ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc. Phải đến hai đời Bí thư Hà Nội, rất khó khăn bà Bẩy mới lấy lại được cửa hàng, từ ngày công tư hợp doanh. Trường hợp thứ hai là ngôi nhà của cụ Trịnh Văn Bô nhà Tư sản yêu nước đã tặng Chính Phủ trong tuần lễ vàng 1945 hơn 5000 cây vàng. Quyết định trả lại nhà Thủ tướng đã ký, nhưng sau nhiều năm không vào được nhà mình, đến nỗi phải "nhảy dù" để vào. Tôi đã viết mấy năm trước một Stt trên trang FB của tôi nhử sau:

VỀ NGÔI NHÀ 34 HOÀNG DIỆU.

(Ngôi nhà của cụ Trịnh Văn Bô)

Hôm qua, hội bia Ba Đình chúng tôi sau khi bơi một giờ, mới cùng nhau ngồi uống bia thư giãn.

Vừa uống xong hai cốc, thì Trịnh Cần Chính, con trai thứ hai cụ Trịnh Văn Bô( Nhà doanh nghiệp yêu nước, tuần lễ vàng 1945 tặng chính phủ trên 5000 cây vàng). Mua 10 cốc bia kèm thức ăn mời mọi người! Anh chìa Cạc vi dít: Tổng giám đốc TẬP ĐOÀN PT NHÀ VÀ ĐÔ THỊ THĂNG LONG VN. Anh nói thêm Vốn 3000 tỉ.

Hình như Trịnh Cần Chính đã uống ở đâu rồi nên hơi bốc, tuyên bố: 10/10 này ! Kỷ niệm 14 năm "trở về Su ri en tô "(Trở về mái nhà xưa, 34 HD) sẽ mời cả CLB Ba Đình uống nhoè bia. Một bạn bia (đại tá an ninh) đế vào:" Hình như cướp lại được ngôi nhà của mình chứ ?". Cần Chính: " Tôi đòi lại ngôi nhà của bố mẹ tôi thôi". Một bạn bia khác (cũng đại tá CA ) lại trêu: "Ông là một vận động viên nhảy dù đại tài, cõng cụ bà gần 90 tuổi mà nhẩy dù vào đúng nhà mình, may mà không lạc sang nhà tướng Giáp !"( nhà tướng Giáp ở số 30, còn nhà cụ Trịnh Văn Bô, số 34, đặc biệt phố Hoàng Diệu không có số nhà 32 nên hai nhà giáp tường nhau).

Đến đây có người chưa biết tôi xin kể, khoảng 20 năm trước thủ tướng Phan Văn Khải đã có QĐ trả căn biệt thự 34 Hoàng Diệu cho gia đình Anh, nhưng nhiều lí do anh chưa vào được, việc cùng bà mẹ chọn thời điểm nhảy dù vào là có thật !

Tôi có bức ảnh toàn cảnh ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu này. Theo Anh diện tích sàn nhà xây dựng 300m2 ( cả tầng trệt là 4 tầng) trên thửa đất 3000 m2 gồm cả nhà phụ và vườn cây. Giá trị hiện tại ngôi nhà khoảng 30 triệu Đô La. Anh cũng nhẩm tính trên 5000 cây vàng tặng chính phủ lúc khó khăn, nếu gửi tiết kiệm cho đến nay ( 70 năm sau ) cả lãi phải là 7 tỉ Đô La ...Trong ngôi nhà 34 HD còn chiếc giường cổ Bác Hồ đã nằm ba ngày khi viết tuyên ngôn độc lập, được mang từ 48 Hàng Ngang về. Còn tên anh Trịnh Cần Chính là chính Bác Hồ đặt cho khi bố anh theo Cách mạng và trước đấy trong tuần lễ vàng gia đình anh đã hiến tặng nhà nước trên 5000 cây vàng ...

3. BIỆT THỰ 20 PHAN ĐÌNH PHÙNG - NHÀ CỤ NGOẠI TÔI, CỤ ĐỐC MỄ

Phố Phan Đình Phùng là một trong những phố đẹp của HN. Biệt thự đẹp từ thời Pháp thuộc chạy dài bên số chẵn từ vườn hoa Hàng Đậu đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng giáp Hồ Tây. Bên số lẻ một đoạn dài là thành Hà nội có đi tích lịch sử Cửa Bắc còn vết đại đại bác lần đầu quân Pháp chiếm HN, rồi vẫn biệt thự nối biệt thự. Trên hè phố ba hàng sấu già, rắc thảm lá vàng những mùa thay lá, để nam thanh nữ tú đến đây chụp ảnh. 

Vào những năm 1955,1956, sau khi hoà bình lập lại. Bà ngoại có đón mẹ tôi từ kháng chiến về chăm sóc, lúc đó tôi hơn mười tuổi, bố tôi vẫn ở trong Quân đội. Bà cho mẹ con tôi ở phòng thờ của gia đình khá rộng rãi, trên tầng hai ngôi biệt thự 20 Phan Đình Phùng. Từ phòng thờ qua phòng xép là tới ban công, mẹ đi làm hai buổi anh em chúng tôi thường ra ban công chơi và ngóng mẹ. Dưới ban công là dàn hoa Móng Rồng thơm ngát, mùi giống hoa hoa Hoàng lan. Những con chim sâu luồn lách trong đám hoa lá là bạn của lũ trẻ đang chờ mẹ về. Trong cửa sắt, một bên là biệt thự bên kia là hàng cây Vông xanh ngắt bốn mùa. Tiếp theo con đường trải sỏi là vườn hoa, những cây Na đang bói quả, phía trước dẫy nhà ngang (dành cho anh xe, chị bếp) là cây nhãn cổ thụ rợp mát...

Hồi đó tôi rất sợ cụ ngoại, lúc đó cụ đã già, trông cụ rất bệ vệ, đầu hói trọc bóng, với hàng ria mép bạc trắng, tay luôn cầm ba toong chống lộp cộp. Bọn trẻ trông thấy cụ là chuồn, lỉnh mất tăm. Thực ra cụ rất Hiền, cụ là Đốc học tỉnh Hà Đông, tự hiệu Gia Vinh.

Bác tôi có viết trong gia phả họ Phạm làng Ngọc Hà, Hà Nội về cụ ngoại tôi như sau: " ...Cụ là người rất hiếu học, giỏi cả Hán Nôm và Pháp ngữ. Lúc sinh thời là người rất đức độ, hay giúp đỡ người nghèo, rất quan tâm đến họ hàng cả bên nội và bên ngoại, Cụ được bà con rất quý mến, tiếng thơm về cụ ngày nay vẫn còn. Cụ đã làm rạng rỡ hiển vinh cho bố mẹ và tấm gương sáng, chỉ dẫn cho các thế hệ con cháu sau này không ngừng phấn đấu vươn lên và thành đạt trong sự nghiệp của mình.

Cụ được tặng Hồng Lô Tự Khanh-Bảo Đại năm thứ 6.

Cụ mất năm 1956, ngày 14/3 Âm lịch thọ 83 tuổi"...

Sáng nay tôi rẽ qua 20 Phan Đình Phùng định chụp bức ảnh ngôi biệt thự cho bài sẽ viết về một nhà giáo, một đốc học thời Pháp thuộc. Nhưng than ôi! Biệt thư xưa đã thành một khu tập thể, xây thêm cơi nới, phá hỏng kiến trúc ngôi biệt thự.

(Bài sau sẽ trả lời câu hỏi "Tại sao những ngôi biệt thự ở Hà Nội lại biến thành những khu tập thể ). 

Còn nữa......ảnh nhà 34 Hoàng Diệu của cụ Trịnh Văn Bô lấy trên mạng.

5 nhận xét:

  1. Việc giải quyết các vấn đề như đất đai, nhà cửa vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt ở các khu như Phố cổ thì càng khó khăn hơn về giấy tờ, sổ sách. Vấn đề này chắc hẳn gây ra rất nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương nói riêng và nhà nước nói chung. Song cần đưa ra các giải pháp cần thiết để xử lí được vấn đề này để mỗi người dân được công bằng, minh bạch.

    Trả lờiXóa
  2. Những ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn của thời gian cần được bảo tồn để các thế hệ sau có thể nhìn vào những nới nhuốm màu lịch sử đó để thêm yêu Tổ quốc, đông thời đó cũng là nơi làm cho nơi đây của chúng ta trở nên thật khác biệt. Vì vậy, các cơ quan, chính quyên cần có các công tác tham mưu, đề xuất đê giữu gìn lại được những ngôi nhà đã trụ vững theo dòng thời gian năm tháng đến ngày hôm nay cho ta có thể nhìn ngắm được nó quả là một điêu tuyệt vời!

    Trả lờiXóa
  3. Tuy bất động sản khu vực phố cổ được định giá rất cao nhưng người dân Hà Nội vẫn hằng “than khổ” vì phải sống trong sự chật hẹp và bức bí. Những căn nhà được xây san sát vào nhau để tận dụng diện tích bỏ trống. Thậm chí một số ngõ chỉ có duy nhất một lối đi chung nho nhỏ dành cho cả khu dân phố, đến nỗi 2 xe máy đi ngược chiều cũng phải lách thật khéo thì mới tránh khỏi va chạm.

    Trả lờiXóa
  4. ở thị trường Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác, những dự án có vị trí đắc địa về giao thông cũng như cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi như gần đường vành đai, hay các trạm trung chuyển metro chuẩn bị đưa vào vận hành, đều tăng giá trị rất nhanh.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog