Chia sẻ

Tre Làng

Vụ án ĐH Đông Đô: Làm rõ trách nhiệm vi phạm tại 2 Vụ thuộc Bộ GD-ĐT

Hehehe, chưa thấy báo nào đề cập đến trách nhiệm của các tổ chức đảng và đảng viên trong trường Đông Đô này nhỉ? Chả lẽ họ vô can?

(NLĐO)- Các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của Bộ trưởng, cần làm rõ, xử lý.

Ngày 23-11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị can nguyên cán bộ Trường Đại học (ĐH) Đông Đô gồm: Dương Văn Hòa (nguyên hiệu trưởng); Trần Kim Oanh (nguyên phó hiệu trưởng kiêm phó viện trưởng Viện đào tạo liên tục); Lê Ngọc Hà (Phó hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (nguyên phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên) cùng 6 bị can khác về hành vi Giả mạo trong công tác.

Cơ quan điều tra tống đạt lệnh bắt bị can trong vụ án - Ảnh: Bộ Công an

Theo kết luận, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2017, các bị can đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GD-ĐT thông báo chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy.

Tài liệu điều tra xác định các bị can đã cấp 626 bằng cử nhân ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ tìm được 217 cá nhân có thông tin để xác minh.

Trong số này, 193 người được ĐH Đông Đô cấp bằng không qua tuyển sinh hoặc không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp. Toàn bộ bằng giả do bị can Dương Văn Hòa ký theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng (nguyên chủ tịch HĐQT nhà trường, đã bỏ trốn).

"Cơ quan điều tra đã thu được 177 bằng giả, trong đó có 67 là bản chính, 110 là bản photo. Trong số 193 bằng giả, chỉ có thông tin về Trường ĐH Đông Đô thu tiền của 161 trường hợp với tổng số tiền 2,5 tỉ đồng"- kết luận điều tra nêu.

Đối với 193 người được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ...

Đề cập trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT liên quan vụ án, theo kết luận điều tra, quá trình hoạt động, ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, Bộ đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và cho đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Cụ thể, Trường ĐH Đông Đô có công văn gửi Vụ Kế hoạch tài chính báo cáo thống kê năm học 2014-2015 và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015, trong đó không đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT lại có thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có 500 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Tiếp đó năm 2016, ĐH Đông Đô có công văn gửi bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó đăng ký 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy. Sau đó Bộ GD-ĐT có thông báo gửi ĐH Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, trong đó có 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy. Tương tự, năm 2017, ĐH Đông Đô gửi công văn cho Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có 150 chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2.

Vụ Kế hoạch tài chính đã có thông báo gửi ĐH Đông Đô về việc xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2. Bên cạnh đó, Vụ Giáo dục đại học cũng cho đăng đề án tuyển sinh năm 2017 của ĐH Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2. Năm 2018, ĐH Đông Đô tiếp tục gửi đề án tuyển sinh đến Vụ Giáo dục đại học và được đăng tải lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, nội dung đề án có 400 chỉ tiêu hệ văn bằng 2.

Cơ quan ANĐT xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của Bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai. Theo đó, những vi phạm này cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý. Do đã hết thời hạn điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT đã tách nội dung này ra để xem xét, xử lý sau.

Nguyễn Hưởng

9 nhận xét:

  1. Chỉ một sơ hở và buông lỏng thế từ Bộ giáo dục thế mà các trường như Đông Đô đây là đua nhau làm loạn, giả mạo, cấp bằng sai quy định/ thử hỏi biết bao nhiêu tiến sỹ giấy, bao nhiêu sự hợm hĩnh như học giả lên ngôi. Một nền giáo dục như thế liệu có ổn không hả thưa anh Nhạ, cái này đề nghị CQCA vào cuộc nhanh, xử lý để đem những kẻ chuyên làm ẩu làm giả ra ánh sáng.

    Trả lờiXóa
  2. Công tác quản lí giáo dục đóng vai trò rất quan trọng nhưng dường như trong sự việc này đã bị buông lỏng một cách quá giới hạn, để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Vụ việc lần này phải được làm rõ, không bỏ lọt đối tượng để răn đe những người khác

    Trả lờiXóa
  3. Năng lực thực tế chuyên ngành là quan trọng nhất ,do năng khiếu của từng người có đươc và cũng rất ít người có năng lực chuyên ngành nổi trội .Chạy theo chứng chỉ, bằng cấp phụ cho tốt, chạy theo hình thức cho đẹp rồi dẫn đến hiện tượng chạy bằng mua bằng cấp, bằng mọi giá. Những người dùng bằng giả thì đều có một âm mưu, cho dù âm mưu kia là tốt hay xấu thì đây đều là những con người không trung thực, nếu là Đảng viên cần phải khai trừ, nếu là công chức thì nên đuổi việc.

    Trả lờiXóa
  4. Chắc có lẽ chẳng có ai bất ngờ, có chăng người ta chỉ tặc lưỡi với nhau mà rằng “đen thôi, đỏ quên đi”! Vấn nạn bằng giả tràn lan như hiện nay là hậu quả của việc cho phép đào tạo vô tội vạ, các thể loại các trường đại học mọc như nấm sau mưa rào, chất lượng đào tạo kém, chạy theo kim tiền nên mất kiểm soát âu cũng chẳng có gì lạ! Có lẽ nếu giải quyết không triệt để vụ Đông Đô thì có lẽ sẽ có nhiều Đông Đô khác mọc lên.

    Trả lờiXóa
  5. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả đối với vấn đề đào tạo, tuyển dụng. Đừng để đào tạo hổ lốn như mớ rau tập tàng; anh có khả năng làm thầy thì làm thầy, có khả năng làm thợ thì làm thợ, nghề nào cũng cao quý nhưng đừng bắt anh, chị tạp vụ, lái xe ngồi lên ghế trưởng phòng, phó giám đốc sở…Và có lẽ, phải giải quyết triệt để từ gốc, nếu chỉ giải quyết từ ngon, hết Đông Đô này sẽ có những Đông Đô con mọc lên.

    Trả lờiXóa
  6. Đất nước sẽ đi về đâu nếu như những con người cầm cân nẩy mực, là rường cột của một số ngành, địa phương lại dối trá và lừa lọc, dùng bằng giả để tiến thân, để trở thành thạc sĩ nọ, tiến sĩ kia? Chúng ta không đánh đồng những kẻ dối trá với những người trí thức chân chính, thế nhưng không thể không động lòng trắc ẩn với vấn nạn này. Vậy nên đề nghị cơ quan chức năng xử lý triệt để vụ này để không có những vụ Đông Đô khác mọc lên.

    Trả lờiXóa
  7. Nền giáo dục XHCN là bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp. Vậy nên để có thể đào tạo ra được lực lượng “vừa hồng, vừa chuyên”, gánh trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chắc chắn phải cần thay đổi, không thể mãi như thế này được! Vụ việc của đại học Đông Đô chỉ là phần ngọn, chỉ chặt cành "Đông Đô" này thì cành "ĐÔNG ĐÔ" khác sẽ mọc lên thôi! Hãy đào tận gốc trốc tận rễ thì mới giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

    Trả lờiXóa
  8. Tiến sĩ giấy là có thật! Những người mua văn bằng loại này phải có con đường thăng quan tiến chức mà là chức không nhỏ đâu nên phải điều tra xử lý tận gốc, diệt trừ những con sâu mọt.Đề nghị rà soát lại 55 vị sài bằng giả, vị nào đã được công nhận học vị tiến sĩ thì thu hồi bằng cấp ngay, hủy chức vụ đang nắm giữ. Đang là công chức nhà nước thì buộc thôi việc. Nếu đúng thủ tục pháp lí thì truy tố.

    Trả lờiXóa
  9. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Cần xử lý nghiêm, xử lý tận gốc kể cả người liên quan cấp bằng giả và người sử dụng bằng giả. Đặc biệt là hệ thống quản lý giáo dục phải tốt, phù hợp. Nếu không, những người sử dụng bằng giả sẽ gây ra nguy hại cho xã hội.Vì kiến thức giả, có thể kéo theo một hệ luỵ không lường trước được cho một dân tộc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog