Chia sẻ

Tre Làng

‘Chồng nhà người ta’

Từng lãnh đạo một ngành ở tỉnh, nhưng bố tôi chẳng nề hà chân đạp chậu quần áo, đầu đội nón vặt lông gà ‘phục vụ vợ con’.

Những năm chín mươi, cứ cuối tuần, bố ôm hết quần áo của cả nhà cho vào các chậu, đổ xà phòng, dùng hai chân giậm đi giậm lại cho tơi chất bẩn. Là kỹ sư nông nghiệp, ông nuôi gà, chim bồ câu, đàn lợn và chăm khu vườn đủ loại rau. Nhiều hôm đi làm về, ông hì hục bổ củi, mổ gà, băm chặt thức ăn trong bếp để chiêu đãi vợ và bốn đứa con. Buổi tối, bố gọi các con ngồi một dãy để dạy tiếng Nga và giảng bài ở lớp. Cái bảng, cái bàn, cái ghế trong nhà đều do bố đóng. Mỗi khi chúng tôi nghịch, rách quần áo, bố lấy kim chỉ vừa khâu vừa dạy các con cách làm.

Mẹ tôi làm ở bệnh viện cả ngày, sau giờ tranh thủ bán hàng gia tăng thu nhập. Mẹ hầu như không biết đến các vấn đề kinh tế, chính trị, nhưng bố vẫn kể chuyện, giảng giải tình hình thời sự cho mẹ nghe suốt mấy chục năm. Bây giờ, hai ông bà già vẫn bàn luận về "ông Trăm ở Mỹ", "Bu-ti ở Nga", "tình hình đốt lò ở Việt Nam".

Sống với nhau 48 năm, mẹ tôi cả đời chẳng được bố tặng hoa, quà. Nhưng bà chẳng bao giờ đòi hỏi. Bà cảm thấy rất hạnh phúc. "Như thế là đủ, bố có 10 đồng thì đưa mẹ 8 đồng. Bố không rượu thuốc, cờ bạc, chơi bời. Bố trồng rau bổ củi, dạy con cái học hành", mẹ tôi nói. Nhiều người khen bố là người đàn ông tuyệt vời, nhưng ông bảo: "Con người đều có khiếm khuyết. Người chồng cố gắng sống tốt là vì có người vợ tốt. Người vợ cố gắng hoàn thiện bản thân là vì có người chồng biết tôn trọng và khích lệ".

"Đàn ông tốt, biết yêu vợ thương con lại biết kiếm tiền tuyệt chủng rồi hay sao ý", bạn tôi than thở. Chủ đề nhiều cuộc tụ tập của phụ nữ hôm nay là "chồng nhà người ta", cám cảnh vì "lão nhà này". Nhưng ngoài bố, tôi đã gặp không ít đàn ông vừa "giỏi việc nước lại đảm việc nhà".

Anh họ tôi là lãnh đạo ở cơ quan, nhưng về nhà như người bạn lớn của vợ và ba con. Nhiều lần qua nhà, tôi thấy anh lúc hì hụi tắm cho con, lúc cùng con tập thể dục hoặc chơi trò "nhong nhong làm con ngựa". Có lần, tôi thấy chị dâu đang nằm thư giãn, đắp mặt dưa leo, anh ngồi gội đầu cho chị. Nhà anh chị sắm một cái giường nằm gội đầu như ngoài hiệu làm tóc. Bất chấp sự khích bác, bị gán cho danh hiệu sợ vợ hay mặc váy, anh không ngại ngần chia sẻ việc nhà, trách nhiệm gia đình. Tôi nghĩ những đàn ông như anh biết rõ mục đích cuộc đời mình, có nhân cách, bản lĩnh. Họ biết cái gì quan trọng nhất để hạnh phúc, điều gì thực sự mang lại an vui bền vững. Đôi khi có gặp sóng gió, họ cũng biết giành lại thăng bằng.

Tôi cũng nghe nhiều chị em nói, rằng không cần bình đẳng, họ muốn làm phụ nữ yếu đuối, được chở che, không cố phải làm những việc nặng nhọc, không muốn bon chen quyền lực với nam giới. Có thể họ không có nhu cầu bình đẳng hơn vì đã cảm thấy đủ rồi. Nhưng còn nhiều phụ nữ, nhất là ở nông thôn, vẫn cần được đối xử tôn trọng, bình đẳng. Họ thậm chí không biết cách lên tiếng thế nào để thôi bị mặc định như người lo toan mọi việc nhà, là người đẻ thuê, là vú em, là người gặt lúa, xay lúa, là người bị trút tức giận và đòn roi.

Chị giúp việc nhà tôi kể chuyện chị còng lưng làm việc nhà, việc đồng áng mà vẫn thường xuyên bị chồng mắng chửi. Anh ta hất bát canh vì "nấu không ngon", cầm chổi đuổi đánh đến nỗi chị phải trốn trong chuồng lợn nhà hàng xóm. Mặt chị tỉnh queo "vì đã quá quen". Những người như chị chẳng bao giờ có cơ hội một lần được người đàn ông của mình tôn trọng, coi như đối tác làm bầu bạn, để chia sẻ và yêu thương.

Bố tôi cũng bảo, thời nay còn không ít người thành công trong sự nghiệp, ở cơ quan niềm nở với nhân viên, ở quán nhậu rộng rãi với anh em bạn bè, nhưng về nhà tự coi mình như ông chủ, sống lạnh lẽo và trịch thượng. Bố nói, nhiều ông hô hào "trị quốc, bình thiên hạ" mà không "tề gia" nổi thì cũng chỉ hạnh phúc ở cái vỏ. Còn trong lòng tê tái lắm.

Bình đẳng và hạnh phúc thực sự đến từ nội tâm và giá trị bên trong của mỗi cá nhân chứ không từ những lời tán tụng, tung hô hay đàm tiếu, khích bác. Tại sao những hành vi bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ vẫn dai dẳng trong xã hội chúng ta? Tôi nghĩ một phần vẫn còn những người sinh ra ở thế kỷ 20 nhưng tư tưởng vẫn ở những thế kỷ trước. Cộng thêm những người hay hỏi xoáy đá xoay, kiểu như: "đàn ông mà phải cho con ăn à?", "vợ đâu mà phải rửa bát thế?", "đẻ toàn con gái hưởng sướng đến chết còn gì", "ông đòi về nhà sớm bám váy vợ à?"

Thế nên, trong rất nhiều gia đình, hình ảnh người chồng như một ông vua con, phì phèo thuốc lá, lê la quán xá, hay cả ngày bận với cái máy tính, tivi và điện thoại. Vợ nhờ trông con thì trợn mắt méo mồm mắng chửi, thậm chí quăng cái chén quẳng cái niêu, thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Tôi cho rằng đó là đàn ông kém trí, thiếu đức, không đủ tự tin và năng lực để người khác nể trọng nên phải dùng đến những cách hạ đẳng.

Nhưng tôi cũng cảm ơn những người đàn ông không màng miệng lưỡi thế gian. Nhờ họ mà phụ nữ chúng tôi chẳng cần phải gồng mình đấu tranh đòi công bằng, bình đẳng. Vì chúng tôi biết, bình đẳng giới không phải một khẩu hiệu để hô, nó là sự hiểu biết và hành động.

Đỗ Hải

12 nhận xét:

  1. Đúng là một ông bố, ông chồng vĩ đại. Sau này con lớn nhớ khoe con hồi đó bố từng được cả chục nghìn like trên mạng xã hội năm 2020 nhé

    Trả lờiXóa
  2. Những món ăn dù đơn giản như canh rau, thịt kho, rau củ luộc, mực nhồi, đồ xào,… đều được nấu hết sức tỉ mỉ. Không chỉ vợ bầu mà dân mạng nhìn vào ai cũng bỗng dưng thèm cơm nhà đến lạ!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh23:26 4/1/21

    Bàì này rất thú vị,nó nói lên một thực tế không thể chối cải trong xả hội chúng ta nhưng tác giả là một phụ nữ thì cũng đáng tiếc, Bài này được viết bởi một nam nhân thì nó sẻ có ý nghĩa và tác dụng to lớn hơn nhiều.Tư tưởng trọng nam khinh nữ dù sao vẩn tồn tại trong các gia đình Việt nam chúng ta,điều đó cần phải được nhắc nhở tới giới trẻ nhiều hơn để Xả hội được bình ổn hơn.Chính phủ hô hào theo Tây dân chúng hăng hái học Tây vậy sao Nam Nữ bình đẳng của Tây ta không học thông?

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất hay và để cho nhiều các đấng mày râu cần pahri suy nghĩ trong việc lựa chọn cái cách sống, cách cư xử khi làm một người chồng, một người cha trong gia đình. Không phải bên ngoài là mình làm sếp của thiên hạ là về nhà cho mình cái quyền được chỉ đời, chỉ thiên hạ, ăn to nói lớn bắt vợ con mình phải nghe, như thế là bất bình đắng

    Trả lờiXóa
  5. Không cần mong muốn lấy được một người chồng giàu sang phú quý, mong ước lấy một người chồng thương yêu gia đình và có chí cầu tiến vậy là đủ, hẳn là mong muốn đối với nhiều chị em ở tuổi cập kê. Vậy nên anh em cũng cố gắng mà trở thành mẫu người đàn ông như thế, vừa là hạn chế nguy cơ ế do tính mình quá xấu, vừa là để cuộc sống hôn nhân sau này dễ thở và nhiều màu hồng hơn

    Trả lờiXóa
  6. Bây giờ rõ ràng là bình đắng giới rồi. Ai mà chẳng có khả năng thành công và làm quan to chứ đâu riêng gì đàn ông. Vậy nên các anh em dần dần cũng phải hiểu ra vấn đề rằng bây giờ mình không phải là người có năng lực duy nhất nữa mà thực tế có rất nhiều đàn ông còn ở nhà nội trợ cho vợ mình ra ngoài kiếm tiền, đây là điều hết sức bình thường

    Trả lờiXóa
  7. Đàn ông bây giờ toàn vào bếp nấu cơm cho vợ. Ngày trước nấu ăn thì dở ẹt bây giờ học được mấy công thức nấu ăn ở bên ẩm thực nhà bếp thấy trình độ nấu ăn tăng cao đáng kể. Mỗi khi đi làm về trước vợ toàn nấu cơm cho vợ thôi

    Trả lờiXóa
  8. cách nhìn nhận của thế giới giờ khác rồi. Đâu còn chuyện đàn ông chỉ ngồi phòng uống nước trà phì phèo điếu thuốc còn phụ nữ cứ cả ngày cắm mặt nơi bếp núc đâu. Đàn ông chúng tôi giờ hiểu tâm lý phụ nữ lắm nhé, cứ đội vợ lên đầu là trường sinh bất tử.

    Trả lờiXóa
  9. ông bố trong câu chuyện của tác giả quả thực là mẫu đàn ông lý tưởng của nhiều người phụ nữ, làm ra tiền, có quyền và còn thương vợ, thương gia đình nữa. Nhưng đâu phải ai cũng được như thế. Hạnh phúc gia đình có được là sự chia sẻ, đùm bọc, thấu hiểu của cả vợ chồng.

    Trả lờiXóa

  10. Many writers use a plagiarism detector before submitting their articles to the professors. Using plagiarism checkers are very important to maintain the quality of the articles and assignments. You can even use the harvard referencing generator to ensure that your articles are cited accurately. Doing multiple checks on these factors decide what grades you will attain.
    On that note, here are four ways to check plagiarism while writing an article –
    1. Run a Google search
    Running a simple Google search to check any part of the paper is a very easy method. If you find a paragraph or a sentence that seems plagiarised, do your primary check using Google. Then, you only need to copy-paste the piece you want to check in Google. If you put a quotation mark at the start and end of the sentence, Google will show you if there are any published pieces with similar lines. The tutors at Myassignmenthelp.com are dedicated to delivering you the best guidance you can get online. Moreover, the level of knowledge they possess regarding the subject of the fisher equation is unmatched.
    This is a simple way to check for plagiarism and for free. If you find that the piece is plagiarised, save the link as a hyperlink to cite the original source.
    2. Use free online applications to check electronic documents
    There are numerous free websites that you can use to check plagiarism. Usually, these websites offer more features than a simple Google search. Although most of them are paid, you can search for free plagiarism checkers. For example, a plagiarism checker like Grammarly comes in both free and paid versions for students and professionals. Once you choose a site, copy and paste the sentences or articles you want to check. Do you want to buy assignment case study to complete your paper? Many sites also allow the users to upload entire documents. Some popular sites are:
    • Dupli Checker
    • Grammarly
    • PaperRater

    3. Try a commercial service for more efficient checking
    If you regularly check term papers in bulk, it is better to pay for a service that will help you in the long run. Many schools purchase such professional software for their teachers. You can even buy an individual membership for yourself. These sites are capable of automatically checking the papers. Two of the most used services are Turnitin and Essay Verification Engine.
    4. Encourage your school to use plagiarism checker tools
    Suggest everyone at your school use this plagiarism checking process even if there isn't any such policy in your school. That way, students will know that teachers will check their copies through software. Thus, they will not be encouraged to cheat and copy while writing their articles.
    Following these four ways will help you tackle plagiarism issues while writing articles.

    Source: https://infoarena.ro/forum/index.php?topic=54478.275

    Trả lờiXóa
  11. Hi,my name ia David smith,i am the student of oxford university of London.Over the past five years, as an academic writer, I have assisted college and university students with their assignments by offering writing services in the UK. I am also connected to the Dissertation Writing Services website. My commitment is to provide college students with the greatest online academic writing services at reasonable prices.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog