Chia sẻ

Tre Làng

'Khẩu trang Trung Quốc chứa Covid-19 tuồn vào Việt Nam' là tin giả


Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam bác bỏ thông tin khẩu trang tái chế nhiễm Covid-19 từ Trung Quốc bị tuồn vào Việt Nam.

Ngày 29/1, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông tin về một bài đăng trên Facebook liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, ngày 5/8/2020, tài khoản Facebook có tên Huy Hung đăng bài viết với nội dung: "Khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chứa covid. Bà con cẩn thận khi mua".

Đi kèm bài đăng là hàng loạt hình ảnh người dân cõng trên lưng những thùng hàng được cho là khẩu trang, đi qua khu vực rừng núi.

Bài đăng thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận, tạo hiệu ứng xấu, gây hoang mang trong dư luận.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã xác minh bài đăng và khẳng định đây là thông tin sai sự thật, bịa đặt.

Các hình ảnh trong bài viết lấy từ một bài báo mạng viết về tình trạng cửu vạn cõng hàng lậu vượt biên trái phép, được đăng từ ngày 16/1/2019 (thời điểm chưa bùng phát dịch Covid-19).

Theo trung tâm, đến nay, cơ quan chức năng chưa có kết luận về việc khẩu trang tái chế, nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam có chứa Covid-19.

Theo Điều 101, Nghị định 15 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người nào có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính 10-20 triệu đồng.

6 nhận xét:

  1. Làm ơn đừng có lan truyền tin sai sự thật nữa, covid thì phức tạp còn thêm mấy thành phần ăn không ngồi rồi đăng tin bậy bạ gây hoang mang dư luận chứ làm được việc gì. Xích hết mấy thành phần này lại để cho xã hội bình yên giùm.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng laf đám ăn không ngồi rỗi chả biết làm gì thì phải, thay vì đăng mấy cái tin vớ vẩn lên mạng xã hội thì hãy tìm cách bảo vệ mình, xã hội trước dịch bệnh đi

    Trả lờiXóa
  3. Tin thật thì chưa thấy đâu mà tin giả thì xuất hiện như nấm mọc sau mưa, đúng là hành vi điên rồ của mấy kẻ được gọi là anh hùng bàn phím, đã không làm được cái tích sự gì thì nên nín mồm lại, đừng có mà lan truyền tin bậy bạ lên mạng xã hội làm hoang mang dư luận nữa

    Trả lờiXóa
  4. Khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bất chấp hàng trăm trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý trước đó. Thiết nghĩ chắc phải có hình phạt nặng hơn nữa thì mấy anh hùng bàn phím mới sáng mắt ra nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. Qua vụ việc này cũng cảnh cáo rằng nếu muốn đăng tin trên mạng xã hội, nên lựa chọn các thông tin chính thống, được kiểm chứng từ các trang tin chính thống của Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động; tránh chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng về tính chính xác hoặc chưa được cơ quan nhà nước công bố

    Trả lờiXóa
  6. Biết thì nói không biết thì im mồm vào. Dịch bệnh thì đang căng thẳng lại đi loan mấy tin bậy bạ tạo hoang mang trong người dân méo khác gì thằng phản động cả. Méo giúp được gì cho đất nước thì chớ đằng này còn đi phá, đến chịu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog