Chia sẻ

Tre Làng

Luật sư vi phạm nồng độ cồn, cù nhầy đòi xem tem kiểm định

Cuteo@

Ngại quá, vẫn biết rằng người như anh luật sư dưới đây là "hàng hiếm", nhưng vẫn thấy có gì đó không ổn. Hành vi của anh làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của giới luật sư nước nhà nhiều lắm. 

Anh em báo chí mới cho biết, vào tối qua, một người vi phạm nồng độ cồn trong khi lái xe ở TP.HCM đã rút Thẻ Luật sư và đòi coi tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn. Dù được xem và giải thích, nhưng phải mất hơn một tiếng đồng hồ anh luật sư này mới chịu ký biên bản.

Tóm tắt thế này, khoảng 10 giờ tối qua 17/1/2021, Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM đã phối hợp với cảnh sát cơ động lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm (thuộc địa bàn quận 1). Trung tá Huỳnh Quốc Nhanh, Phó Đội trưởng Đội CSGT Bến Thành, đã trực tiếp chỉ huy tổ công tác thực hiện nhiệm vụ.

Tại đây, lực lượng chức năng đã phân làn, hướng dẫn các xe ô tô vào bên trong lần lượt kiểm tra định tính và định lượng nồng độ cồn theo phương pháp quốc tế. Qua khoảng hai giờ đồng hồ, tổ chuyên đề đã kiểm soát 42 phương tiện nhưng chỉ phát hiện một tài xế có nồng độ cồn. Đó là anh NTMĐ, 48 tuổi với mức vi phạm nồng độ cồn là 0.109 mg/lít khí thở.

Ngay sau khi thiết bị hiển thị nồng độ cồn, anh Đ đã đề nghị được coi tem kiểm định của máy đo. CSGT đã mang máy đo nồng độ cồn lại và chỉ vào tem kiểm định được dán trên thân máy cho anh Đ xem và cho biết anh Đ có thể lên trụ sở Đội CSGT Bến Thành để xem phiếu kiểm định và đề nghị anh xuất trình giấy tờ.

Tuy nhiên, anh này không chấp hành vì cho rằng tem kiểm định không hiện rõ thời hạn kiểm định, dù nhiều lần CSGT đã giải thích rằng thiết bị đo có đầy đủ phiếu kiểm định, anh Đ có thể xem tại trụ sở.

“Nếu máy không được kiểm định thì sẽ không cho phép đo nồng độ cồn…. Trên mỗi máy có số phiếu kiểm định, mỗi tem đi kèm với một phiếu kiểm định. Cứ đúng số máy này, chúng tôi sẽ cho anh xem phiếu kiểm định tương ứng” - CSGT khẳng định và tiếp tục đề nghị anh Đ xuất trình giấy tờ để lập biên bản. Tuy nhiên, anh Đ vẫn không chấp hành mà quay vào xe lấy điện thoại để tra cứu mức độ vi phạm của mình. Thấy quá trình tra cứu diễn ra khá lâu, CSGT đã chủ động giải thích ba mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn và với 0.109mg/lít khí thở thì anh Đ đang vi phạm ở mức 1.

Qua hơn 15 phút giải thích, thuyết phục không thành, Trung tá Huỳnh Quốc Nhanh, Phó Đội trưởng Đội CSGT Bến Thành đã liên lạc Công an phường Bến Nghé, quận 1 ra hỗ trợ. 

Tiếp tục giải thích nhưng bất thành, anh Đ vẫn kiên quyết muốn tem kiểm định phải có ngày, tháng rõ ràng. Anh này yêu cầu “Phải lập biên bản máy đo nồng độ cồn không có ngày kiểm định”.

Sau một hồi tranh cãi, cuối cùng anh Đ cũng chịu xuất trình giấy tờ. Lúc này, anh Đ đã rút ra một Thẻ Luật sư và cho biết mình là luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM. CSGT yêu cầu anh xuất trình thêm CMND mới có thể lập biên bản xử phạt.

Lập biên bản xong, khi CSGT cho biết sẽ tạm giữ một bằng lái xe, một giấy đăng kí xe, một sổ đăng kiểm và một xe ô tô thì anh Đ bất ngờ phản ứng: “Mấy ông vừa phải thôi, tạm giữ xe tôi làm gì, tôi đã đưa giấy tờ rồi, hợp tác rồi… bây giờ giữ xe thì tôi về bằng gì?”. Sau đó anh Đ tiếp tục lấy điện thoại ra để tra cứu. “Để tôi xem tôi có bị giữ xe không”.

CSGT lý giải: “Anh làm luật sư hẳn phải biết, việc vi phạm nồng độ cồn sẽ phải tạm giữ xe. Đây là hình thức xử phạt bổ sung được quy định trong Nghị định 100”. Các CSGT còn đưa cả cuốn Nghị định cho anh Đ xem nhưng anh Đ xem xong vẫn quyết tự mình tra cứu trên điện thoại.

Phải mất gần 30 phút, anh Đ mới chịu ký vào biên bản, giao xe cho lực lượng chức năng đưa về trụ sở.

Tôi tin anh luật sư là người bình thường, nhưng rượu bia đã làm cho anh trở nên không bình thường.

6 nhận xét:

  1. Vi phạm nồng độ cồn đã trở thành quy định pháp luật bị xử lý suốt một năm nay rồi thì tại sao bây giờ ông luật sư lại đòi văn bản nhỉ? Phải chăng đây chẳng qua là bài cùn của mấy ông luật sự, nhân luôn rêu rao là thượng tôn pháp luật

    Trả lờiXóa
  2. Tên này cần thu hồi luôn cái Thẻ Luật sư đi cho rồi, đồ cùn!, thế mà không thấy xấu hổ còn xét nét, săm soi công cụ của LLCN.

    Trả lờiXóa
  3. Thật sự thì trong những năm trở lại gần đây có rất nhiều thành phần lấy danh luật sư đi cãi với cảnh sát giao thông khi họ vi phạm như thế này. Nó vô hình chung vừa tạo ra tâm lí chống đối trong người dân cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi pháp luật. Bản thân là những người học luật thì nên biết mình đang làm gì...

    Trả lờiXóa
  4. Muốn gì thì khiếu nại, văn bản trả lời khiếu nại không thỏa đáng thì xách lên tòa mà kiện, còn ở hiện trường mà như này không được gì đâu. Người ta đã đã được giao nhiệm vụ như thế rồi, chắc bữa sau lại còn đòi kiểm tra thẻ ngành của Công An luôn có, đúng là không phân biệt được điều đúng điều sai trong khi đường đường là một luật sư

    Trả lờiXóa
  5. đã sai rõ rành rành như thế còn cứ ý kiến ý cò chả hiểu ra làm sao. đường đường có ăn có học là một luật sư, thế mà sai như thế còn cứ cãi cố, không biết luật sư kiểu gì

    Trả lờiXóa
  6. đây gọi là hành vi làm càn. Tưởng học một chút luật mà thích làm gì thì làm à. Luật sư cũng là người sử dụng pháp luật để thực thi công lý nhưng hắn ta lại nghĩ mình có chút hiểu biết mà cãi lý trong khi lại sai rành rành. Những kẻ như này thì phạt nặng theo khung hình phạt cho biết điều.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog