Chia sẻ

Tre Làng

Thời gian tiêm 117.000 liều vaccine AstraZeneca có thể chậm hơn dự kiến

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, lô vaccine Astra Zeneca vừa về Việt Nam thời gian tiêm có thể chậm hơn so với dự kiến ban đầu.

Ngày 27/2, tại buổi lễ tiếp nhận 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng ngừa COVID-19 “Made in Vietnam” COVIVAC, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 24/2, lô vaccine COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã về đến Việt Nam. 

GS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, theo quy định, Bộ Y tế đang cùng với Bộ Thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đánh giá toàn bộ chất lượng lô xuất xưởng này. Vì vậy, có thể thời gian tiêm sẽ chậm hơn so với đề xuất ban đầu. Tuy nhiên nguyên tắc chung là phải bảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vaccine với người dân. 

(ảnh minh họa: AFP)

GS Long cũng nêu rõ, các bước đi của Bộ Y tế rất thận trọng, chắc chắn. Vaccine được đưa ra tiêm chủng phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay các vaccine COVID-19 được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trong đó, vaccine của Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại 66 quốc gia, vaccine của AstraZeneca được cấp phép sử dụng tại 50 nước và vaccine của Công ty Moderna (Mỹ) là 28 nước. 

"Vaccine AstraZeneca là một trong 2 vaccine được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ quan lớn nhất về mặt chuyên môn đánh giá về độ an toàn sử dụng trong tình trạng khẩn cấp"- GS Long cho biết.

Mức độ bảo vệ của vaccine này khá tốt, sau mũi 1 là 76%, sau mũi 2 là 81%. Điều quan trọng là 100% các trường hợp được tiêm vaccine này được bảo vệ không tiến triển nặng hơn, tức là có thể có trường hợp mắc nhưng không nặng lên, không tử vong. 

Bộ Y tế đang khẩn trương phối hợp với tất cả các đơn vị, triển khai chiến dịch tiêm ngừa trên quy mô toàn quốc lớn nhất từ trước tới nay. Việc tiêm khoảng 100 triệu liều trong năm 2021 là một thách thức rất lớn. Hiện Bộ đang chuẩn bị kịch bản tiêm với phương châm huy động tất cả các lực lượng tham gia vào tiến trình tiêm vaccine, đẩy nhanh tiến trình tiêm, đảm bảo độ bao phủ càng nhanh càng tốt.

Vaccine Astra Zeneca do Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất.

Minh Khánh/VOV.VN

7 nhận xét:

  1. Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế.

    Trả lờiXóa
  2. Khi nguồn cung dồi dào, chủ trương của ngành Y tế là tiêm ngừa COVID-19 trên diện rộng, càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Theo lý thuyết về dịch tễ học, tối thiểu cần trên 80% dân số được chủng ngừa để đạt miễn dịch cộng đồng. Cơ chế này sẽ làm tác nhân gây bệnh không thể tìm thấy đủ số lượng cá thể để trú ẩn, nhân lên và lây nhiễm, qua đó có thể sớm đẩy lùi đại dịch.

    Trả lờiXóa
  3. Hy vọng covax và nanocovax sẽ đảm bảo an toàn hơn cả vaccine ngoại ,cố lên Việt Nam ơi người việt dùng hàng việt, tôi yêu Việt Nam. Rất tự hào vì người Việt Nam có thể tạo ra vaccine Covid-19, không bị lệ thuộc hàng ngoại, không để bị chèn ép về giá vaccine từ các nước lớn

    Trả lờiXóa
  4. Do lượng Vaccine không nhiều nên không thể tiêm được nhiều đối tượng. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta phòng dịch bệnh, còn giai đoạn tiếp theo Bộ Y tế sẽ có PA tiêm đầy đủ cho tất cả người dân. Hy vọng đến tháng 7/2021 tất cả những người chưa tiêm sẽ được tiêm mũi thứ nhất

    Trả lờiXóa
  5. Vaccine không phải là thuốc thần, không phải cứ tiêm vaccine là sẽ tránh được lây nhiễm Covid 19 hoàn toàn. Điều quan trọng là mỗi chúng ta có ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho người khác theo hướng dẫn của ngành y tế.Chỉ mong rằng khi mọi người nghĩ đã có vacxin thì đừng lơ là ý thức. Xin vui lòng đeo khẩu trang, đừng túm tụm nhậu nhẹt.

    Trả lờiXóa
  6. Vaccine ngừa Covid-19 dù của nước nào đi nữa thì cũng nên kiểm nghiệm trên thực tế, rồi đánh giá kết quả, cân nhắc kỹ mới ra quyết định cuối cùng là tiêm cho người dân. Nước mình vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nên việc tiêm vaccine chậm lại cũng không ảnh hưởng lớn

    Trả lờiXóa
  7. Cái gì cũng thế mà, sau nghiên cứu còn cần thử nghiệm diện hẹp, rồi thử nghiệm diện rộng, sau đó mới đưa vào sử dụng phổ biến hoăc rộng rãi được. QUan trọng nhất là chúng ta đã có nguồn cung thuốc cho nhân dân, việc triển khai tiêm chủng sớm hay muộn cũng được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog