Chia sẻ

Tre Làng

Về bạo lực học đường

Ai từng đi học cũng biết rằng giai đoạn từ lớp 7 đến lớp 12 là lứa tuổi húng chó, ăn chưa no - lo chưa tới, trong một lớp học thường sẽ có 3-4 thằng cá biệt tự phong cho mình vai trò “đầu đàn” với đủ loại hành vi biến lớp học thành một xã hội thu nhỏ như: bảo kê, ra luật, chèn ép, bắt nạt, trộm cắp, sàm sỡ bạn nữ… Nhận diện bọn này rất dễ với đặc điểm tóc tai luôn để rũ rượi hoặc cạo gần như trọc, chân đi nghênh ngang như mới dẫm cứt, vở thì 10 môn viết chung trên 1 quyển và luôn trong tình trạng ố vàng do nhét đít để tiện trèo tường cúp tiết. Cuối cùng là học cực dốt - tất nhiên.

Một vài em nữ vú mới nhú hạt cau luôn quyết tâm đến trường trong tinh thần đề cao cảnh giác với kiến thức thường sẽ đú theo bọn mất dạy Anh Ba kể ở trên để hưởng đóm ăn tàn, dưới sự bảo kê thu phí bằng những lần mút lưỡi, móc lốp tập thể cùng nhau, dưới sự bảo vệ vòng ngoài của đám du côn đực, bọn chó cái này kết nối thành 1 team tầm 5-7 đứa để sẵn sàng hỗ trợ nhau đi đánh ghen hoặc đánh bất cứ bạn nữ nào mà chúng nó cảm thấy ngứa mắt.

Những điều Anh Ba kể trên là thực trạng diễn ra ở hầu hết các trường học trong cả nước, thật đau xót phải nói ra như vậy.

Xưa Anh Ba đi học sợ nhất là đến tiết cuối nhận được “tối hậu thư”, thường là tờ giấy nhỏ được vò lại và chuyển từ cổng trường “hẹn mày ngoài cổng, chỗ quán nước bà X”. Đồng nghĩa với việc 1 trong 2 phải bầm mắt, rách áo hoặc nặng hơn là rách môi, dập mũi. Lý do của cả chục lần đều như một: tội của thằng Khánh là yêu hot girl của trường mà các “đại ca” lớp trên đơn phương từ lâu nhưng chưa một lần được em để mắt. Thế là chúng nó đánh mình thôi. Mả cụ thằng nào nói phét.

Thái độ chống đối của bọn này có level từ thấp lên cao từ hành vi mất nết với bạn cùng lớp đến mất dạy với thầy cô giáo. Dần dà với nền giáo dục dân chủ hoá một cách cẩu thả, thầy cô giáo không còn dám đấu tranh với cái sai, cái dốt của học trò mình. Đơn giản vì thầy cô hiểu rằng phía dưới lớp kia là hàng chục camera cầm tay của các em đang được nguỵ trang rất kỹ để ghi lại những lúc thầy cô lỡ lời, thậm chí cắt cúp biên tập lại nhằm hạ uy tín thầy cô.

Từ vị thế một người thầy giờ đây thầy cô chấp nhận với vai trò là người “thợ giảng”, lên lớp nói cho đủ tiết rồi về, đứa nào khôn thì học đứa nào ngu thì kệ vì nếu đụng đến chúng nó, chỉ cần cô dắt xe ra cổng trường thì bao nguy hiểm điệp trùng vây quanh - ai bảo vệ cô?

Góp ý nhiều lần thì mang tiếng trù dập học trò, cho điểm kém thì ban giám hiệu nhắc nhở “đừng để ảnh hưởng đến thành tích chung”. Thầy, cô bao nhiêu năm qua sống trong ma trận của chữ SỢ: sợ cấp trên, sợ đồng nghiệp, sợ cả học trò và đau thương tột cùng là sợ hãi khi đối mặt với chính mình. 

Giờ đây chính là giây phút chúng ta cần nhìn nhận lại “Cải cách giáo dục, nhân văn giáo dục” không phải là kẹp một đứa trò kém cho một đưá học khá hơn kèm cặp để rồi 9/10 đôi bạn lẽ ra “cùng tiến” lại trở nên “cùng lùi” vì cái xấu luôn lan truyền hơn cái tốt. Dẹp ngay cái trò bắt đứa học giỏi, đạo đức tốt phải có trách nhiệm với bọn chó lợn chiếm 5% quân số lớp học. Các em đến trường là để học, để rèn luyện nhân cách chứ không phải làm thay nhiệm vụ của giáo viên. 

Ngành giáo dục hãy có những bài thi, những đợt thanh kiểm tra đạo đức, tác phong nghiêm túc để thanh loại ra các cháu lẽ ra là mầm non giáo dưỡng đang ngồi nhầm trường phổ thông trung học. Hãy thành lập các tổ liên ngành, thậm chí có cả cảnh sát trật tự, cơ động đi kèm tuần tra trước cổng các trường học, hãy dùng dùi cui phang một góc 90 độ xuống củ sọ của những đứa trốn học đang rũ rượi trước các hàng quán cà phê và bắt chúng nó lao động công ích tuỳ theo mức độ.

Các trường hãy mở tổng đài, mở hộp thư điện tử sẵn sàng ghi nhận và kiểm tra đột xuất túi, cặp xách của những thanh niên nghi vấn xem ngoài bút, viết, băng vệ sinh, bao cao su thì các em học sinh ở nhà ngoan hiền, môi mỉm cười như những nụ hoa có nhét thêm dao găm, dao bấm, súng tự chế... để đến trường học bao điều lạ hay không?

Hãy dẹp mẹ cái dân chủ rởm đời học đòi của bọn Âu Mỹ trong trường học, hãy trả lại cho giáo viên quyền làm thầy, quyền được chỉ mặt cái sai, cái ác và đuổi cổ nó ra khỏi cổng trường - nơi mà lực lượng chức năng đang đợi sẵn để chở thẳng về sau cổng xà lim - nơi chúng nó xứng đáng thuộc về.

Các em học sinh ngoan, hiền, học giỏi cần phải được chơi với nhau, cạnh tranh với nhau bằng tài năng và trí tuệ trong một môi trường không có xú uế của đám cá biệt xen vào. Khi ấy lớp học thật sự sẽ trở thành vườn ươm tài năng, thầy cô giáo thật sự sẽ là kỹ sư tâm hồn. 

Quý anh chị đạo đức sáng ngời có thể có cách nhìn khác chứ riêng đối với Anh Ba thì thể loại mới nứt mắt đã tụ bầy đàn đi đánh người, xé quần áo, quay clip, xiên dao vào giáo viên, thu tiền bảo kê trong lớp… thì vĩnh viễn là cặn bã và nếu may mắn được giáo dục thì chúng nó cũng đạt chuẩn ít xấu hơn mà thôi.

Mỗi tỉnh, thành phố cần tăng cường cơ sở vật chất các trường giáo dưỡng để đưa bọn cá biệt về đây nội trú. Hãy dạy lại bài học tôn sư, trọng đạo và lòng nhân ái cho các em bằng roi da và quỳ vỏ mít… và nếu cần thì cho liên thông không sát hạch vào trại giam để các anh công an dạy tiếp cho chúng nó bài học làm người.

Nguyen Khanh

6 nhận xét:

  1. Thực ra là ở môi trường học đường ở đất nước nào cũng vẫn tồn tại vấn đề bạo lực học đường. Như ở Hàn Quốc, bọn thượng đẳng đấy luôn có suy nghĩ phân biệt giàu nghèo từ khi vẫn chỉ còn là những đứa trẻ đang đi học. Như ở Việt Nam thì luôn có thành phân du côn, cao to mạnh khỏe hơn lứa tuổi hay là có hội bạn bè là liền tự phong danh đàn anh cho mình rồi bắt nạt các bạn

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề bạo lực học đường là vấn đề cần được quan tâm ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam chúng ta cũng vậy! Còn tồn tại nhiều vùng quê, trẻ em tụ tập thành hội nhóm gây gỏ đánh nhau có khi còn khiến cho bị thương, thậm chí có trường hợp còn khiến cho có em bỏ mạng. Điều này thực sự nguy hiểm nếu nó vẫn còn tồn tại trong môi trường giáo dục

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như ở một số nơi như Hàn với Nhật nó còn trầm trọng hơn, bởi vì có rất nhiều trẻ em bên đó tự tử về những vấn đề này ấy. Có thể đây là những bản tính phát sinh ở cái lứa tuổi thích thể hiện, thích được chú ý và nổi loạn nên mới thành ra như vậy

      Xóa
  3. Bạo lực học đường có thể gây ảnh hưởng đến tâm lí, đối với đứa trẻ trực tiếp tham gia đánh bạn thì dễ là gây tạo cảm giác thỏa mãn với việc đánh bạn , càng lớn càng phát triển tâm lí thích bắt nạt và đánh đập người khác; còn với những bé là nạn nhân thì dễ tạo cú sốc và những ám ảnh tâm lý cả cuộc đời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung cũng đã chứng kiến những câu chuyện mà còn ảnh hưởng đến cả tính mạng khi mà học sinh chỉ xuất phat từ những mâu thuẫn rất nhỏ. Hình như các em đã bị ảnh hưởng từ đâu đó cái cách sống đàn anh, đàn chị, muốn người khác cung phụng mình rồi thành ra mới hành động kiểu giang hồ thế

      Xóa
  4. Gia đình cần phải giáo dục con cái sát sao, tử tế hơn. Bây giờ ra đường thấy rất nhiều đứa trẻ con vô kỉ luật, láo nháo, làm nhiều trò khó chấp nhận. Các thầy cô ở trường cũng phải để ý đến tâm lý, hành động của các em. Bạo lực học đường là vấn đề nghiêm trọng, là mầm mống của bạo lực xã hội, một biện pháp phòng ngừa sẽ dễ hơn nhiều so với việc nhận hậu quả trong tương lai

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog