Chia sẻ

Tre Làng

Xin được sẻ chia cú tát với cô giáo đang trên bục giảng

Cuteo@

Trên mạng đang lan truyền một clip (chưa rõ thật hay giả, nhưng tôi tin là thật) phản ánh một học sinh không rõ lớp mấy, đã xông lên bục giảng tát cô giáo để đòi lại chiếc điện thoại. Kèm theo cú tát trời giáng vào mặt cô giáo là những câu văng tục chửi bậy. Xin được sẻ chia cú tát đó với cô giáo đang đứng trên bục giảng và chia sẻ cú tát đó với những người có trách nhiệm, những phụ huynh còn lương tâm đủ để làm người.

Đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh cấp 3 tức tối khi bị cô giáo thu điện thoại trong giờ học. Cậu này lớn tiếng yêu cầu cô trả đồ, đồng thời chửi bậy khiến nhiều học sinh khác bất ngờ. Nhiều bạn can ngăn nhưng nam sinh vẫn tỏ ra ngày càng hung hăng. 

Đỉnh điểm, nam sinh này lao lên bục giảng, giật chiếc điện thoại trên bàn và tát thẳng vào mặt cô giáo. 

Hành động vô lê, đầy tính côn đồ của nam sinh đó khiến cả lớp kinh ngạc.

Từ đáy lòng, tôi nể phục sự chịu đựng của cô giáo trước bạo lực từ phía học sinh. Nói thật lòng, tôi sẽ không chịu đựng nổi như cô mà sẽ có phản ứng tương thích.

Tôi không rõ clip có từ bao giờ và là thật hay giả, nhưng tôi cho đó là clip thật và đáng ra nó phải là một sự kiện lớn đáng xấu hổ vè đạo đức, cần bị dư luận, mà đi đầu là các báo đài lên án. Nhưng thật tiếc, tôi chưa thấy báo nào lên án hành vi côn đồ, suy đồi đạo đức của nam sinh đó. 

Theo tôi, đó là một thực tế và im lặng không phải là cách hay.

Trái ngược với sự im lặng của báo chí, cư dân mạng lên tiếng chỉ trích gay gắt. Điều đáng mừng là, hầu hết những bình luận đều giải thích sự mất dạy của nam sinh là do gia đình thay vì thói quen đổ lỗi cho thầy cô và nhà trường.

Tôi thật may mắn khi lựa chọn nghề không phải nghề giáo. Đặt mình ở vị trí của cô giáo tội nghiệp kia tôi sẽ ngay lập tức cho cậu ta vài cái tát. Và nếu điều đó xảy ra, tôi chấp nhận mất nghề, mất cần câu cơm và tiếp tục chịu đựng đòn đánh của tên côn đồ đó cũng như sự lên án của xã hội.

Cho đến lúc này, tôi vẫn chưa thấy ngành giáo dục lên tiếng bênh vực hoặc ít nhất là tỏ ra thông cảm, sẻ chia nỗi buồn với cô giáo trong clip. Đó là sự im lặng đáng sợ.

Tôi cũng chưa thấy có báo nào phản ánh vụ việc và tỏ ra xót thương cho cô giáo tội nghiệp kia (trừ vài dòng của tờ SaoStar). Đó là sự nhẫn tâm, vô cảm, với nỗi đau của các thầy cô.

Học sinh sai rõ ràng, nhưng tôi cũng không thấy phụ huynh học sinh lên tiếng. Đó chính là sự bất nhân, bất nghĩa đến tận cùng.

Cần thấy rằng, ngành giáo dục trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập thì các thầy, các cô vẫn là người làm nên nhiều kỳ tích của ngành giáo dục và họ vẫn được xã hội tôn trọng nhất. 

"Tôn sư, trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta", đó cũng là câu cửa miệng mà chúng ta thường nhắc đến. Vẫn biết cú tát của một học sinh vào mặt cô giáo đang đứng lớp chỉ là hành vi cá biệt, không phải phổ biến, nhưng vẫn thấy cay cay nơi khóe mắt. Buồn thay cho số phận những người làm nghề được cho là cao quý trong nhiều nghề. Cú tát đó có thể sẽ khiến họ nhút nhát hơn, giảm sút tâm huyết và thậm chí có người thơ ơ, vô cảm trước trò. Hậu quả đó cả xã hội phải gánh chứ không riêng gì phụ huynh có đứa con "mất dạy" kia.

Dù không nói ra, nhưng ai cũng hiểu cú tát đó không chỉ nhắm vào mặt mũi cô giáo kia mà là cú tát vào ngành giáo dục, là cú tát vào đạo lý làm người, vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hẳn nhiên, đó cũng là cú tát trời giáng vào các bậc phụ huynh tử tế.

Mời xem clip:



Xin lỗi các bạn, tôi không thể viết thêm được nữa. Phần còn lại, các bạn hãy xem trong clip và suy ngẫm.

16 nhận xét:

  1. Thương cho roi cho vọt. Mình là thế hệ bị ăn tát, ăn roi, ăn đánh mà thành người. Các em bây giờ được quá nhiều quyền nhưng giáo viên thì không như thế. Cần phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong clip để tránh những hành động khác tái diễn
    Còn thứ học sinh mất dạy như thế thì cho nghỉ luôn đi. Chả được lợi Lộc gì từ một thế hệ trẻ của đất nước như thế

    Trả lờiXóa
  2. Con các vị học chung dưới 1 nền giáo dục với bao đứa trẻ khác. Vậy nên mong các vị đừng đổ lỗi cho nhà trường, chúng nó mất dạy được như vậy cũng là nhờ ơn của các vị cả. Do cách giáo dục của gia đình nó hình thành ra 1 đứa trẻ như vậy bất trị

    Trả lờiXóa
  3. thời trước đi học bị cô đánh vào tay xong gọi điện về nhà vì tội nói chuyện , về bố mẹ mình băm mình một trận xong còn gọi điện cảm ơn cô giáo. Còn bây giờ thì thế đấy, còn đâu truyền thống "Tôn sư trọng đạo", còn đâu là nét đẹp học đường.

    Trả lờiXóa
  4. Hậu quả của việc các cậu ấm cô chiêu được bố mẹ dạy : "thầy cô cũng chỉ là một nghề nghiệp, được trả tiền để dạy các con, và các con có quyền khiếu nại hay abc xyz các kiểu..."
    Xin thưa, khi mà thầy cô làm ngơ, ko thèm để ý đến học sinh thì lúc đấy mới là đáng lo ngại cho con em mình, chứ thầy cô còn la mắng, còn thúc dục học trò thì thầy cô đó đang thực sự quan tâm và mong muốn con của các bạn tiến bộ đấy.

    Trả lờiXóa
  5. Thời của các Lão nếu cậu học trò nào bị thầy đánh thì ít nhất là xưng mông, nhẹ thì lằn tay nên mới Thành Người và chả ai oán trách thầy cô cả; nay thì bố mẹ học sinh nhiều lúc là đầu têu việc xúc phạm thầy cô giáo thì thử hỏi việc như đứa học trò hư kia sẽ là 'chuyện thường ngày ở huyện' cũng nên. Rất cần các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc và nên cho cậu học trò ấy ở nhà để bố mẹ nó dạy thêm về đạo đức cỡ vài năm nữa hãy cho đi học lại, đừng vin về tính nhân đạo, nhân văn mà không khéo sẽ có cả 1 thế hệ người Việt Nam thành kẻ đổ đốn đó!.

    Trả lờiXóa
  6. Người xưa nói nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò. Nhưng không phải là đánh thầy cô. Ai cũng trải qua thời học sinh. Cha mẹ sinh ra nhưng thầy cô lại là những kỹ sư tâm hồn. Học sinh này không nên giáo dục theo cách bình thường được nữa rồi.

    Trả lờiXóa
  7. Giáo viên động vào học sinh thì bị lên án kỷ luật thậm chí đuổi việc. Thế hệ 8x trở về trước học sinh hư thầy cô mắng cho sấp mặt, hư vụt thước sưng tay, có khi bị ăn bạt tai. Nhưng học sinh ra trường vẫn đến thăm sức khỏe thầy cô vẫn kỷ niệm tưởng nhớ thầy cô và nhà trường. Bây giờ bình đẳng hoá giữa thầy và trò nên tuổi trẻ hiểu sai lệch về bản thân. Cái sai cốt lõi vẫn là phụ huynh của học sinh.

    Trả lờiXóa
  8. Nên lắp camera tất cả các lớp học và khu vực xung quanh sân trường. Chúng ta đã bỏ qua lỗ hổng công cụ quản lý học sinh, để ngăn tình trạng bạo lực học đường giữa thầy/cô và học trò, ngược lại. Cần cơ chế để thành lập mỗi trường đều phải có 1 phòng CCTV do 1 đơn vị độc lập giám sát (công ty dịch vụ bảo vệ).

    Trả lờiXóa
  9. Càng ngày xã hội càng phát triển theo cái hướng học trò thì càng ngày càng phát huy cái gọi là quyền học sinh rồi đến cái mức đánh cả giáo viên, còn ngược lại giáo viên chỉ biết núp sau vỏ bọc đạo đức nhà giáo. Cái gì cũng phải có mức độ của nó và việc một người học sinh quá quắt đến nỗi đánh cả giáo viên thế này thì thực sự không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  10. Thương cho roi cho vọt, có đánh có mắng thì mới là có thương. Tôi nghĩ là nên cho phép giáo viên được động chạm tay chân đủ ở mức có thể răn đe vì nói thật có nhiều đứa ở nhà bố mẹ chúng nó còn chưa chắc dậy được dù đã đánh mắng mà bảo đưa chúng nó đến trường mà không cho phép các cô giáo được động tay động chân, sau đó vẫn hi vọng con thành tài nên người thì đúng là bài toán quá khó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công nhận là có đánh thì mới có trưởng thành được . Cha mẹ cũng đánh con để mong con được ngoan thì sao lại thắc mắc chuyện giáo viên đánh con rồi đòi hỏi giáo viên phải tôn trọng thân thể con. Đúng là một số đứa trẻ phải dùng đến đòn roi để nói chuyện và dạy dỗ thì chúng nó mới ngoan được

      Xóa
  11. Vụ việc diễn ra đã được một thời gian nhưng đến nay báo chi lại được một phen đào lại, biến cũ thành mới , tự dưng sự việc lại trở nên mới toanh, khiến người ta lại nháo nhác đi tìm xem diễn ra ở đâu và nhân vật trong câu chuyện là ai. thực tế thì chuyện diễn ra và cá nhân vi phạm đã bị xử lý, cụ thể là nam sinh đã bị xử lý kỷ luật đuổi học một năm và chính nam sinh đó còn tự ý bỏ học rồi ạ

    Trả lờiXóa
  12. Nhìn clip công nhận là bức xúc. Một học sinh dù có oan đến mức nào nhưng đã vung cát tát với người dạy dỗ mình mà còn đáng tuổi cha mẹ mình như thế là vô cùng mất dạy, cảm thấy khó mà dạy dỗ được loại đấy. Những đứa trẻ như thế khéo còn phải mang đi cải tạo chứ chẳng phải là đuổi học bình thường đâu

    Trả lờiXóa
  13. Chia buồn với cô giáo vì dạy trúng cái thằng con giời đánh thế. Kiểu này cha mẹ về cố mà dạy con của mình, vì chắc cha mẹ dùng đòn roi thì không ai dám ý kiến đâu còn nếu chỉ cần cô giáo vung một cái tát thì báo chí lại nhảy vào làm khổ cả một đời nhà giáo đối với giáo viên đó thôi. Vì cái gì mà dễ gây phẫn nộ dư luận nhất thì báo chí sẽ hướng lái vào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nhiều bậc cha mẹ cứ kêu oai oái lên nếu chẳng may nhìn thấy cô giáo nặng lời với con mình, còn nếu mà thấy con mình bị đánh nữa thì ối giời ơi, có mà kiện hết chỗ này chỗ nọ ý ạ. =)) Cuối cùng thì con mình vẫn chẳng ra cái thể loại gì hết, đánh người lớn thế này thì hỏng rồi

      Xóa
  14. Một hai con nên toàn là cô chiêu cậu ấm. Trách nhiệm của cha mẹ rất lớn, không nên đổ cho giáo viên hết được. Nhưng so với học sinh cách đây tầm chục năm thì bây giờ khác quá và được tự do mang điện thoại vào lớp học là còn nhiều hậu quả. Đáng lẽ nên có một tủ để điện thoại riêng và phạt nặng việc sử dụng điện thoại trong giờ học. Phụ huynh nếu còn thương con như vậy thì cản trở cho giáo dục, sản sinh ra những con người yếu kém.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog