Chia sẻ

Tre Làng

Luận điệu tởm lợm của "Chân Trời Mới Media" về Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Lễ khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Cùng thời gian, Công an các tỉnh, thành phố cũng đang triển khai rộng rãi việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm căn cước công dân (CCCD) cho người dân. Liên quan đến dự án này, mạng xã hội hiện đang xuất hiện một số thông tin có nội dung nhằm xuyên tạc, tấn công trực tiếp vào Bộ Công an.

Luận điệu vu khống của Chân Trời Mới Media.

Theo đó, một số trang như Việt Tân, Chân trời mới Media,… đăng tải liên tục những bài viết khoét sâu vào chiêu trò xuyên tạc dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” do Bộ Công an chủ trì là “chậm tiến độ”, “hao tốn tiền ngân sách”, “không rõ ràng về các khoản đầu tư”… Từ việc những dẫn chứng, số liệu được đưa ra không chuẩn xác, cho đến việc cố gắng lồng ghép những đánh giá mang tính chủ quan, suy diễn, các trang mạng đang cố gắng tạo ra sự nghi vấn giả tạo nhằm gây hoang mang dư luận.

Trước hết, các trang tin thiếu thiện chí khi đưa tin đang cố lập lờ nhằm đánh đồng hai dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và dự án “Sản xuất, cấp và quản lý CCCD”. Đồng thời, cố tình nhìn nhận thiển cận rằng hai dự án này chỉ đơn giản là “cấp thẻ căn cước cho công dân”, qua đó hạ thấp vai trò, tầm quan trọng của hai dự án đối với công tác quản lý Nhà nước và xã hội.

Trên thực tế, dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và dự án “Sản xuất, cấp và quản lý CCCD” là hai dự án được triển khai đồng thời, bao gồm rất nhiều đầu việc, nhiệm vụ như: xây dựng hệ thống dữ liệu, sản xuất, quản lý, cấp CCCD… Phải nhấn mạnh, đây là hai dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ hai, đưa ra cái nhìn chủ quan, thiếu tích cực và phi thực tế về việc thay đổi hình thức, kết cấu… của Chứng minh nhân dân (CMND), CCCD. Theo các đối tượng, “đổi đi, đổi lại CMND/CCCD là hoạt động ‘ăn nên làm ra’ của Bộ Công an”.


Về vấn đề này, việc Bộ Công an nhiều lần triển khai thay đổi hình thức, kết cấu… của chiếc thẻ CMND/CCCD xuất phát từ chính thực tiễn yêu cầu quản lý Nhà nước về dân cư cũng như phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ, hoàn toàn không nhằm “kiếm chác” như những lời cáo buộc thiếu căn cứ.

Theo nhiều thông tin được công bố trước đó, thẻ CCCD hiện đang tổ chức triển khai cấp cho công dân sẽ là thẻ có gắn chip điện tử, có mã vạch. Sự thay đổi về việc gắn thêm chip điện tử đáp ứng đúng với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Chính phủ điện tử, số hoá nguồn dữ liệu quốc gia. Cùng đó cũng là nhằm bắt kịp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể thấy, công nghệ thông tin đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ, thay đổi từng giây, từng phút, do đó việc ảnh hưởng, tác động của nó đến chính sách, pháp luật nói chung, và tác động đến các hình thức quản lý Nhà nước về dân cư (trong đó có thay đổi hình thức của thẻ CCCD cho phù hợp với thời đại) là chuyện dễ hiểu. Bộ Công an trong hai dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và dự án “Sản xuất, cấp và quản lý CCCD” cần được nhìn nhận một cách tích cực là bắt kịp xu thế, thời đại và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội chứ không phải vì bất cứ sự tư lợi nào.

Thứ ba, các đối tượng đã cố tình phủ nhận sạch trơn những nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ ngành Công an trong thực hiện hai dự án trên. Thậm chí, khi các đơn vị Công an khắp các tỉnh, thành phải tăng ca cả buổi tối để triển khai thực hiện cấp CCCD lại bị cho cố gắng “chạy chỉ tiêu” của Bộ Công an…

Ở đây, đánh giá hệ thống Cơ sở dữ liệu về dân cư chưa hoàn chỉnh là đúng do số liệu dân cư thay đổi từng ngày và hình thức quản lý là thẻ CCCD chưa được cấp đồng bộ. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phủ nhận kết quả đã thực hiện của Bộ Công an. Hệ thống phải đầy đủ dữ liệu thì mới cấp được căn cước cho người dân và ngược lại, phải cấp căn cước cho từng người dân thì mới càng củng cố độ tin cậy, chính xác của hệ thống. Có nghĩa, cơ sở dữ liệu có hoàn chỉnh hay không không thể một sớm, một chiều mà phải là cả một quá trình cập nhật, bổ sung liên tục, phải có sự phối hợp của người dân với ngành Công an chứ không phải trách nhiệm của riêng rẽ một cơ quan, ban, ngành nào.

Mặt khác, Bộ Công an chỉ đạo các địa phương tăng thời gian làm việc vào cả ban đêm rõ ràng là một điểm tốt. Điều này giúp tất cả mọi người dân chủ động trong việc đi đăng ký cấp thẻ CCCD mới mà không ảnh hưởng đến công việc lao động, học tập… Ngoài ra, việc đặt chỉ tiêu cấp 50 triệu CCCD trước 01/7/2021 cũng là một điểm đáng khích lệ, cho thấy quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của ngành Công an. Nhìn nhận một cách khách quan nhất, Bộ Công an đang làm đúng, làm có trách nhiệm với vai trò chủ trì của hai dự án quan trọng về dân cư của Chính phủ.

Từ những nhận định đã nêu, phần nào có thể hiểu về âm mưu đằng sau sự tấn công dự án dữ liệu quốc gia về dân cư. Các đối tượng đang cố gắng gây tâm lý bất ổn trong dư luận và trực tiếp gây gián đoạn đến quá trình triển khai dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp và quản lý CCCD”. Nhìn chung, thủ đoạn phá hoại của các đối tượng không mới, tuy nhiên nó đánh vào sự quan tâm của cộng đồng hòng gây cản trở, phá hoại công tác quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành, phá hoại quá trình xây dựng, hoàn thiện Chính phủ điện tử.

Mang cái mác là “dân chủ” nhưng tuyệt nhiên những hành động này lại không hướng đến sự phát triển chung của xã hội mà chỉ chăm chăm cho những mục đích tư lợi cá nhân hèn hạ.

Komi

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

1 nhận xét:

  1. Đây là công nghệ mới đương nhiên cần thời gian nghiệm thu rồi mới ứng dụng vào thực tiễn, sao chúng nó cứ mồm loa mép dãi hết cả lên thế Chó cứ sủa đoàn người cứ đi, chẳng bao lâu nữa hệ thống quản lý công dân sẽ được mã hóa t oàn bộ! Hi vọng hệ thống quản lý sẽ hoạt động tốt, đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý thông tin con người


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog