Chia sẻ

Tre Làng

Nhìn Myanmar để thấy rõ giá trị của hòa bình, độc lập

Một xã hội hòa bình, ổn định, dân chủ không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của sự đấu tranh hết sức quyết liệt. Nếu chỉ mong muốn một nền dân chủ được tạo nên từ sự giúp đỡ của người khác thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực.

Ảnh: Tổ chức khủng bố Việt Tân lợi dụng vấn đề Myanmar để công kích Việt Nam.

Nhìn Myanmar để thấy rõ giá trị của hòa bình, độc lập

Ngày 08/11/2015, Myanmar tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau 25 năm, kể từ năm 1990. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng xã hội dân sự tại quốc gia này. Còn nhớ, tại thời điểm năm 2015, các “nhà dân chủ” tại Việt Nam như Nguyễn Quang A, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Đình Hà v.v… ráo riết lên mạng tiến hành chiến dịch chống phá những luận điệu “Tôi thách Đảng cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar”. Những kẻ này tung hô, cổ vũ Myanmar như một hình mẫu lý tưởng về xây dựng xã hội dân chủ cho Việt Nam học hỏi; đưa ra yêu sách đòi Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như Myanmar. Nhưng chỉ sau 5 năm, lực lượng quân sự đã tiến hành đảo chính, kéo theo những căng thẳng leo thang như hiện nay. Sự việc như một cú tát thẳng mặt những “nhà dân chủ” trước đó đã đưa ra lời thách thức Việt Nam.

Nhìn nhận vấn đề tại Myanmar, nguyên nhân của chính biến bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Tuy nhiên, một trong những lý do lớn nhất là do quyền lực nhà nước không có sự tập trung, thiếu sự thống nhất.

Trước hết, nói về tiến trình xây dựng nhà nước dân sự tại Myanmar, kể từ khi giành độc lập năm 1948, Myanmar liên tục chìm trong các biến cố chính trị và xung đột sắc tộc. Trước các áp lực của việc cấm vận đến từ quốc tế, năm 2003, Myanmar đã công bố tiến hành “Lộ trình 7 bước” để cải cách chính quyền. Ở một góc độ nhất định, có thể thấy cuộc bầu cử năm 2015 bắt nguồn từ các áp lực đến từ bên ngoài nhiều hơn là từ sự “tự đấu tranh” của người dân. Chính vì vậy, dù chính quyền dân sự đã được thiết lập nhưng quyền lực nhà nước vẫn chưa thực sự thuộc về nhân dân.

Tiếp theo, bàn về nền dân chủ của Myanmar, có thể thấy đây là “cuộc chơi” chứa đựng nhiều bất ổn khi quyền lực nhà nước không có sự tập trung, thiếu thống nhất. Như đã đề cập, thời điểm 2015, nhiều đối tượng “dân chủ” người Việt đã ra sức cổ súy, tung hô về chế độ đa nguyên, đa đảng tại Myanmar. Tuy nhiên, thực tế thì không như mong đợi. Đa nguyên, đa đảng không có nghĩa là dân chủ được thực thi.

Trong quá trình cầm quyền, chính phủ do Đảng NLD cầm quyền đã không thể củng cố được khối đoàn kết dân tộc như kỳ vọng. Thậm chí, Chính phủ này đã thực hiện các hoạt động “đi ngược dân chủ”, đáng chú ý nhất là sự việc “thanh lọc sắc tộc” chống lại người Rohingya, và từ chối giải quyết nhu cầu của cộng đồng trên khắp các bang và khu vực dân tộc. Đồng thời, chính những mâu thuẫn trong “cuộc chơi” giữa các đảng phái trong đợt bầu cử hồi tháng 11/2020 với cáo buộc không đảm bảo các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và công bằng, lực lượng quân đội đã tiến hành đảo chính.

Thế mới thấy, một “nền dân chủ” được hình thành chỉ dựa trên những “áp lực” đến từ bên ngoài thì hoàn toàn không có sự ổn định. Cũng qua đây, một lần nữa chúng ta thấy rằng đa nguyên, đa đảng không phải là thước đo của sự dân chủ, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chính sự đa nguyên, đa đảng này sẽ như một con dao cắt đứt nền hòa bình, ổn định.

Xây dựng một đất nước hòa bình, ổn định, tự lực, tự cường

Mới đây, các “anh hùng dân chủ” người Việt ráo riết tung hô thông tin Liên minh Quốc gia Karen (KNU) – một nhóm vũ trang thuộc dân tộc Karen – sẽ phối hợp với quốc tế để xóa bỏ chế độ độc tài quân sự tại Myanmar. Thực sự, khi đọc được thông tin này, tôi không khỏi lo lắng cho người dân Myanmar. Dân gian Việt Nam có câu “lắm thầy thì nhiều ma”. Với sự tham gia của nhiều lực lượng trong cuộc chính biến đang diễn ra, có thể Myanmar sẽ phải đối đầu với những bất ổn trong thời gian kéo dài.

Từ câu chuyện của Myanmar, một lần nữa chúng ta càng thấy trân trọng hơn giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Đặc biệt, nền hòa bình, độc lập, tự do muốn trường tồn, bền chặt phải dựa trên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phải có sự tập trung, thống nhất trong quyền lực Nhà nước. Nếu chỉ chờ đợi vào sự can thiệp của bên ngoài để xây dựng một nền dân chủ, thì chắc chắn nó sẽ không thể ổn định và có thể tan rã bất cứ lúc nào, như những gì xảy ra tại nước bạn.

Những kẻ đang “rước” những bất ổn của Myanmar đem về Việt Nam dưới vỏ bọc “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, thực chất chỉ mang trong mình mưu đồ phá vỡ nền hào bình, độc lập của Việt Nam, làm mất đi sự thống nhất đất nước Việt Nam mà thôi.


* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

1 nhận xét:

  1. Một đất nước hòa bình, độc lập vốn là ước mơ của mọi quốc gia từ bao đời nay. Để xây dựng được một quốc gia như vậy thì chúng ta đã phải đánh đổi không biết bao xương máu vậy thì đừng bao giờ để những công sức đó đổ sông đổ bể, đừng vì mình được sống trong hòa bình của hiện tại mà quên đi những thứ mà chúng ta đánh đổi trong quá khứ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog