Chia sẻ

Tre Làng

“Chỉ trích” không có nghĩa là được đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật

Mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an Cần Thơ đã chỉ ra một số loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật đang có những diễn biến phức tạp và cho biết sẽ tăng cường xử lý. Trong số đó, có hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm, đăng tải trên mạng xã hội những thông tin sai sự thật nhằm chống phá Nhà nước và chế độ. Cái loa RFA vội vã lên tiếng, vu vạ ngay cho phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận là xử lý những người “chỉ trích Nhà nước”.

Rõ ràng, “chỉ trích” khác hoàn toàn với “bịa đặt thông tin sai sự thật nhằm chống phá Nhà nước”. Luật pháp Việt Nam không hề có quy định nào xử lý những người “chỉ trích”, mà chỉ có chế tài liên quan đến các đối tượng ngụy tạo thông tin sai sự thật gây thiệt hại cho xã hội. Cụ thể, Mục 3, 4, 5 Điều 16 Luật an ninh mạng 2018 có ghi rõ các hành vi bị cấm bao gồm “Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.” hoặc “gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ”.

Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, đã có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Trong số đó có nhiều quốc gia ban hành các điều khoản khá tương đồng với Luật ninh mạng Việt Nam. Cụ thể, trong luật an ninh mạng mới của Đức ban hành năm 2015 có những điều khoản cụ thể đối với người sử dụng mạng internet như cấm âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ an ninh quốc gia, cấm xúi giục hành vi phạm tội. Luật Tội phạm máy tính của Thái Lan ban hành năm 2016 quy định mức phạt tới 5 năm tù đối với những người đăng tải những thông tin sai lên hệ thống máy tính nhằm phá hoại an ninh quốc gia, an toàn công cộng, sự ổn định kinh tế quốc dân hay hạ tầng cơ sở công cộng hoặc gây hoang mang. Luật An ninh mạng của Australia ban hành năm 2016 cho phép cơ quan chức năng nước này được tiếp cận thông tin liên lạc được mã hoá của các đối tượng nghi là khủng bố và tội phạm.

Dù cách gọi có khác nhau, thì hành vi “bịa đặt thông tin sai sự thật nhằm chống phá Nhà nước” cũng chính là “thông điệp của những kẻ khủng bố và tội phạm có tổ chức”. Trong thế giới mạng bao la, cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước chắc chắn phải làm việc rất kỹ lưỡng để lọc ra hành vi nào là bình thường, hành vi nào là có ý đồ nhằm mục đích phá hoại. Mạng tuy là ảo nhưng hành vi, ý đồ, và hậu quả là thật. RFA và các thế lực phản động luôn lợi dung các mác “chơi mạng” để khoác cái áo “chỉ trích, phản biện” bên ngoài các thông điệp công kích, sặc mùi thù địch của chúng. Một số người có thể nhầm mà vội tin theo những lời bịa đặt của RFA, nhưng cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước, những người chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự trị an xã hội thì không bao giờ nhầm, và vai trò của họ luôn luôn được tin tưởng, đề cao.

Với việc ngày càng nhiều quốc gia ban hành luật an ninh mạng, có thể thấy việc sử dụng và phát ngôn trên không gian mạng ngày càng được chú trọng quản lý. Người dùng mạng bình thường sẽ phải thận trọng khi phát ngôn hay chia sẻ những thông điệp nhạy cảm, còn các đối tượng có ý đồ xấu cũng không thể tự tung tự tác được nữa. Trò lươn lẹo đánh đồng khái niệm “chỉ trích, phản biện” với “bịa đặt thông tin vì ý đồ xấu” của RFA vì vậy không còn lừa bịp được ai. Từ nay, chúng sẽ mất đi một “công cụ” hữu hiệu phục vụ cho mục đích kích động gây chia rẽ, xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức Nhà nước.

Nguồn: An Diễm
Cánh Cò Blog

15 nhận xét:

  1. Trong xã hội mạng xã hội phủ sóng toàn cầu, hành vi xuyên tạc, loang tin, bịa đặt sai lệch về người khác ngày càng phổ biến. Không phải thích nói gì thì nói mà phải tuân thủ pháp luật, những người cố tình xuyên tạc, vu cáo thì cần phải lên án gay gắt

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi người dân cần chấp hành nghiêm pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, lên án và phản bác những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Trong quá trình tiếp nhận thông tin cần phải có chọn lọc, không tiếp cận nguồn thông tin ở những trang không chính thống. Mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết cần thiết về pháp luật, xã hội đủ điều kiện để nhận diện rõ được các thông tin xuyên tạc, giả mạo của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  5. Từ trước đến nay các bài viết của RFA đã bộc lộ rõ âm mưu đen tối với thủ đoạn quen thuộc đó là lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để ủng hộ cho các “nhà dân chủ”. Người đọc có thể thấy được bản chất dối trá của RFA khi âm mưu phản ánh sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  6. Khi công nghệ khoa học càng phát triển, chúng ta cần phải cảnh giác trước những thủ đoạn, âm mưu xấu độc của các thế lực thù địch và đặc biệt cần phải tích cực đấu tranh với những hành vi tuyên truyền, kích động nhân dân trên không gian mạng của chúng.

    Trả lờiXóa
  7. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, sự xuất hiện của làn sóng thông tin sai lệch, xuyên tạc đang diễn ra tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của mọi đối tượng xã hội, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đề cập bước đầu tới nhận diện thông tin sai lệch, xuyên tạc sẽ góp phần tạo cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp phòng chống, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay

    Trả lờiXóa
  8. Sự phát triển của đất nước ta đang diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế vô cùng phức tạp. Các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội, bất mãn chính trị không ngừng các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhằm chia rẽ nội bộ, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

    Trả lờiXóa
  9. Cách thức thông tin của các thế lực thù địch phổ biến hiện nay là sử dụng thông tin bịa đặt, xuyên tạc, thông tin chỉ có một phần sự thật, với dụng ý xấu. Ngoài ra, còn kể tới hiện tượng thông tin dưới danh nghĩa tự do tư tưởng, dân chủ, phi chính trị... phản ánh cái nhìn xét lại, công kích những sự kiện lịch sử đã diễn ra nhằm làm cho mọi người hoang mang, lung lay tư tưởng.

    Trả lờiXóa
  10. Đối với quần chúng nhân dân, nhận diện thông tin này không dễ bởi sự bịa đặt được thực hiện trên cơ sở một phần sự thật, lắp ghép sự phản ánh một cách phi logic, phi lịch sử nhưng lại "đánh trúng" tâm lý tò mò, đánh vào sự hoang mang dao động của một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên. Nếu không kịp thời và mạnh mẽ xử lý, những loại thông tin độc, xấu trên sẽ công phá nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, sự tồn vong của Đảng, sự ổn định và phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.

    Trả lờiXóa
  11. Những thông tin xuyên tạc, bịa đặt do các thế lực thù địch chống phá nước ta "sáng tạo" ra đang xuất hiện với mật độ dày đặc và tốc độ chu chuyển nhanh, diện phủ rộng trong môi trường thông tin xã hội ở nước ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho công tác tư tưởng, lý luận.

    Trả lờiXóa
  12. Có thể khẳng định chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng, chống các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội đã và đang diễn ra lại nóng bỏng, quyết liệt và cấp bách như hiện nay. Nóng bỏng, quyết liệt và cấp bách là bởi các thế lực thù địch ngày càng gia tăng cường độ và thủ đoạn chống phá, với nhiều chiêu trò và phương thức vừa tinh vi, vừa thâm độc, nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  13. Một trong những chiêu bài phổ biến hiện nay của các đối tượng là lợi dụng tự do ngôn luận, phản biện xã hội để xuyên tạc, bịa đặt thông tin sai sự thật nhằm đánh lừa dư luận, bôi nhọ Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác hơn nữa trước những luận điệu của bọn chúng

    Trả lờiXóa
  14. Qúa trớn, tự do ngôn luận quá mức, gây ảnh hưởng ngiêm trọng đến hình ảnh các đất nước trên tất cả các lĩnh vực, báo chí đang vô tình tiếp tay cho một số phần tử chống đối cơ hội lên ngôi để chống phá, xuyên tạc đến sự kiện của đất nước. Chưa nói đến việc chỉ trích, thường xuyên chỉ trích... Vậy nên có biện pháp siết chặt cơ chế quản lý MXH, Báo chí trong giai điện hiện nay

    Trả lờiXóa
  15. Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, lên án và phản bác những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho phát triển đất nướ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog