Chia sẻ

Tre Làng

Bộ VHTT&DL yêu cầu không được có hành vi ngăn chặn phổ biến Quốc ca Việt Nam

Liên quan đến sự việc một kênh Youtube tiếp sóng bóng đá nhưng tắt âm thanh phần lễ chào cờ hát Quốc ca của đội tuyển Việt Nam, Bộ VHTT&DL đã chính thức lên tiếng.

Trước sự việc một kênh Youtube tiếp sóng trực tuyến trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ giải "AFF Suzuki Cup 2021" diễn ra tối qua 6-12 khiến dư luận bức xúc, mới đây Bộ VHTT&DL đã có buổi làm việc với các cơ quan liên quan.

Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL thì việc một doanh nghiệp ngắt âm thanh "Quốc ca" Việt Nam trong trận đấu này trên nền tảng số trái quy định pháp luật. Bộ VHTT&DL khẳng định, ca khúc "Tiến quân ca" là "Quốc ca" của Việt Nam, đơn vị này có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của "Quốc ca".

Cũng theo Bộ VHTT&DL, pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Vì vậy, Bộ VHTT&DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến "Quốc ca" Việt Nam.

Trước đó, ca khúc “Tiến quân ca – Quốc ca” đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng nhân dân và Tổ quốc vào năm 2006. Bộ VHTT&DL được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Những ai muốn làm các sản phẩm âm nhạc liên quan đến “Tiến quân ca” đều phải xin phép cơ quan quản lý tác phẩm và không phải thanh toán tác quyền cho cố nhạc sĩ Văn Cao.

Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ, trước khi cha mình qua đời đã dặn dò vợ con: “làm thế nào thì làm, không được lấy tiền bản quyền bài hát này, đó là tài sản quốc gia”. Bên cạnh đó, nhạc sĩ Văn Cao cũng cẩn thận dặn người thân sau khi ông mất thì vợ và con lớn thay mặt ông bàn giao lại tác quyền bản “Tiến quân ca” cho Nhà nước. Tâm nguyện này của cố nhạc sĩ đã được gia đình hoàn thành.

5 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận biết và ý thức được rằng: Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Ca khúc "Tiến quân ca" là "Quốc ca" của Việt Nam, Bộ VH-TT-DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam. Vì vậy phải nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm những trường hợp như thế này, để không gây ảnh hưởng xấu về mặt chính trị

    Trả lờiXóa
  2. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến bản quyền Quốc ca Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. sự việc này đang khiến nhiều cư dân mạng tỏ ra hết sức bất bình và cảm thấy đau lòng. Việc này sẽ còn lặp đi lặp lại nhiều lần. Đã đến lúc các nhà chức trách phải giải quyết dứt điểm, rõ ràng mới được. Thật sự quá bức xúc!

    Trả lờiXóa
  4. Đây là ca khúc mà đại đa số người dân Việt Nam đều biết là sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao. Ca khúc này đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho Quốc hội và toàn thể người dân Việt Nam vào năm 2016. Mục đích hiến tặng là để các cá nhân và tập thể sử dụng một cách phi lợi nhuận trong các hoạt động mang tính chính trị, xã hội, văn hoá, nghệ thuật.

    Trả lờiXóa
  5. Phía gia đình hoàn toàn không có bất kỳ sự ủy quyền nào cho phía BH Media về việc sở hữu độc quyền ca khúc này trên mạng YouTube. Gia đình rất không bằng lòng với hành vi "nhận vơ" bản quyền của BH Media khi tự ý đăng ký quyền tác giả đối với ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam vì mục đích thương mại.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog