Chia sẻ

Tre Làng

Mạo danh Phó phòng CSGT, yêu cầu doanh nghiệp chuyển tiền

Người đàn ông giả danh lãnh đạo CSGT Quảng Ngãi và Bình Định, yêu cầu chủ xe vi phạm chuyển khoản hàng chục triệu đồng.

Ngày 5/12, Công an Bình Định điều tra một vụ giả danh phó trạm CSGT Tuy Phước, yêu cầu doanh nghiệp chuyển tiền qua tài khoản để sớm nhận lại xe tải vi phạm.

Phản ánh với cơ quan chức năng, bà H., đại diện Công ty A.N.P., cung cấp đoạn ghi âm có người tự xưng là phó trạm CSGT Tuy Phước, yêu cầu chuyển 10 triệu đồng vào tài khoản.

Cảnh sát xử phạt tài xế xe tải của Công ty A.N.P. Ảnh: Công an cung cấp.

Hôm 2/12, Trạm CSGT Tuy Phước, Công an Bình Định, phạt 9 triệu đồng đối với P.V.T. (ngụ Gia Lai, tài xế của Công ty A.N.P.) về hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông và chở quá tải; tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp này còn bị phạt 14 triệu đồng, tước phù hiệu xe 2 tháng vì lỗi giao phương tiện cho người điều khiển vi phạm.

Tương tự, tại Quảng Ngãi, thượng tá Hồ Văn Thư, Trưởng phòng CSGT tỉnh này, cũng cho biết bà H. có 3 xe tải vi phạm ở Dung Quất và đến đơn vị phản ánh một người xưng là phó phòng CSGT tỉnh, vòi vĩnh tiền.

Bà H. cung cấp nhiều đoạn ghi âm của một người xưng là phó phòng CSGT tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu chuyển 37 triệu đồng để hạ mức phạt.

"Quá trình làm việc, chúng tôi xác định đoạn ghi âm không phải giọng nói của lãnh đạo đơn vị. Tài khoản yêu cầu bà H. chuyển tiền là ở tỉnh Bình Thuận", ông Thư cho hay.

Nguồn: Báo Zing

6 nhận xét:

  1. Các sự việc đối tượng mạo danh người thi hành công vụ, người có uy tín hay các cơ quan tổ chức để lừa đảo hiện nay diễn ra rất nhiều, các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhắm vào những người kém hiểu biết, dễ bị lay động. Mọi người cần cảnh giác trước loại đối tượng này để tránh bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản

    Trả lờiXóa
  2. Hành vi lừa đảo như trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của lực lượng CSGT trong mắt người dân. Cần phải xử phạt nghiêm trường hợp này. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần nâng cao cảnh giác với những mánh khóe, thủ đoạn của bọn lừa đảo, cần xác minh kĩ càng trước khi chuyển tiền hay tài sản.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là to gan mà. Trong năm nay cũng không dưới 10 vụ các đối tượng xấu đóng giả làm công an để trục lợi từ những cá nhân, tổ chức "có tật giật mình", thậm chí "không có tật" nhưng vì sợ nên cũng nghe theo các đối tượng đó. Bọn này phải xử lý thật nghiêm để răn đe.

    Trả lờiXóa
  4. Những hành vi lừa đảo của đối tượng đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của lực lượng công an cũng như gây tổn hại tinh thần, vật chất cho người bị hại. Mong cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ các đối tượng xấu, đưa chúng ta xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi, không chỉ lợi dụng điện thoại để lừa đảo mà còn lợi dụng việc giả danh lực lượng chức năng để khiến cho "con mồi" của chúng lâm vào bẫy. Người dân trước những tình huống bị gọi điện tống tiền như trên thì cần bình tĩnh, nhận định vụ việc và báo cáo với lực lượng chức năng địa phương để giải quyết.

    Trả lờiXóa
  6. Việc nay phía cơ quan báo chí cũng như cơ quan chức năng phải nói rõ, làm rõ và xử lý những tên lợi dụng, mạo danh cán bộ chiến sỹ này để lừa người dân. Thứ nhất là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công an, thứ hai là người dân, doanh nghiệp cũng thiệt hại rất đáng kể. Phải phổ biến rõ cho người dân để họ biết ma tránh sai lầm

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog