Chia sẻ

Tre Làng

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị phạt 12 năm tù

Sau 2 ngày xét xử, chiều 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử 10 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo Trường Đại học Đông Đô cấp bằng tiếng Anh giả hệ chính quy.

Bị cáo Dương Văn Hòa (cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô) khai báo trước tòa, ngày 23/12. Ảnh: TTXVN

Trong đó, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô là bị cáo Dương Văn Hòa bị Tòa tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giả mạo trong công tác”.

Cùng tội danh, 2 bị cáo nguyên Phó Hiệu trưởng là Trần Kim Oanh bị phạt 10 năm tù, Lê Ngọc Hà bị phạt 9 năm tù. Bảy bị cáo còn lại bị phạt từ 12 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội “Giả mạo trong công tác”.

Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc 3 bị cáo trên bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, việc làm trong ngành giáo dục trong vòng từ 3-5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Hội đồng xét xử nhận định, quá trình đào tạo, Trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh các năm từ 2015-2017 và Đề án tuyển sinh năm 2017-2018, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt đăng trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, từ tháng 4/2017, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô - hiện đang bỏ trốn) đã chỉ đạo Dương Văn Hòa, Trần Kim Oanh ký các thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ Anh.

Bị can Trần Khắc Hùng trực tiếp chỉ đạo bị cáo Hòa ký ban hành Quy định mức thu học phí toàn khóa từ gần 30 - 35 triệu đồng/học viên; đồng thời ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ tiếng Anh với số lượng 71 tín chỉ, thời gian 2 năm.

Quá trình tuyển sinh, đào tạo, thấy nhiều người có nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện đầu vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức, nâng ngạch, vì mục đích vụ lợi nên cuối năm 2017, đầu năm 2018, Trần Khắc Hùng tổ chức cuộc họp trong Trường để quán triệt chủ trương làm và cấp văn bằng này cho họ không qua tuyển sinh, đào tạo.

Cụ thể, Trần Khắc Hùng chỉ đạo cấp dưới tiếp nhận hồ sơ, làm giả các thủ tục, hợp thức các loại giấy tờ, bài thi, bảng điểm để cấp văn bằng 2 cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh hệ chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính.

Tòa cho rằng, chủ mưu trong vụ án là bị can Trần Khắc Hùng. Hành vi của 10 bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, gây mất uy tín cơ quan, đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, những bị cáo này đều không đóng vai trò chủ mưu, chỉ là đồng phạm giúp sức, các bị cáo đều hợp tác điều tra, giao nộp lại phần tài sản hưởng lợi bất chính.

Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Hòa biết rõ việc cấp văn bằng 2 Tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật nhưng từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019 vẫn ký để cấp 429 văn bằng cho học viên, không qua đào tạo. Hành vi của bị cáo Hòa là đặc biệt nghiêm trọng, vai trò đồng phạm tích cực với Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Khắc Hùng. Bị cáo Oanh, bị cáo Hà biết việc cấp văn bằng trên không đúng quy định pháp luật, song vẫn tham gia cấp văn bằng giả...

Về phần dân sự, Tòa tuyên buộc Trường Đại học Đông Đô phải nộp 7,1 tỷ đồng hưởng lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước.

Đối với 210 người được cấp bằng, giấy chứng nhận giả, cơ quan điều tra xác định 76 người đã sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê hồ sơ công chức, viên chức, thi tuyển công chức, nâng ngạch và thăng hạng viên chức. Những người này đã tự nguyện giao nộp lại số văn bằng giả để nhà chức trách xử lý, tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Cơ quan điều tra cũng kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét, xử lý trách nhiệm của công chức, viên chức, đảng viên được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả; đồng thời kiến nghị các cơ sở đào tạo xem xét, hủy kết quả sử dụng văn bằng giả.

Kim Anh (TTXVN)

7 nhận xét:

  1. Quá trình tuyển sinh, đào tạo, thấy nhiều người có nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện đầu vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức, nâng ngạch, vì mục đích vụ lợi nên cuối năm 2017, đầu năm 2018, Trần Khắc Hùng tổ chức cuộc họp trong Trường để quán triệt chủ trương làm và cấp văn bằng này cho họ không qua tuyển sinh, đào tạo.

    Trả lờiXóa
  2. Học giả bằng thật,học giả bằng giả,loạn xì ngầu,bới ra thì còn đầy . Đối với 210 người được cấp bằng, giấy chứng nhận giả, cơ quan điều tra xác định 76 người đã sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê hồ sơ công chức, viên chức, thi tuyển công chức, nâng ngạch và thăng hạng viên chức. Những người này đã tự nguyện giao nộp lại số văn bằng giả để nhà chức trách xử lý, tiêu hủy theo quy định pháp luật.

    Trả lờiXóa
  3. Vụ việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để cung cấp bằng giả cho sinh viên cho thấy vẫn còn nhiều sai phạm trong việc quản lý việc trao bằng tốt nghiệp trình độ đại học. Cơ quan công an cũng kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét xử lý trách nhiệm của công chức viên chức đảng viên được câp văn bằng giấy chứng nhận giả, đồng thời kiến nghị các cơ sở đào tạo xem cét hủy bỏ hết cc văn bằng giả.

    Trả lờiXóa
  4. Là nhà giáo thì phải biết đó là việc làm trái pháp luật. Chính ông ta đã khai, học viên cứ nộp đủ tiền là sẽ làm thủ tục cấp bằng, không cần học, không cần dạy, không cần thi mà vẫn có bằng. Không có trường lớp nào thế cả

    Trả lờiXóa
  5. Làm ăn mất dạy thì 12 năm là quá nhẹ so với thiệt hại mà các học viên đã phải gánh chịu! cái giá phải trả cho các h ành vi lừa đảo, dối trá gây thiệt hại cho xã hội nặng nề vậy đó! Người trong gd thì làm suy yếu nên giáo dục nước nhà, ng trong ngành y thì nhiều ng bằng giả họ làm chết dân vì tiêm sai thuốc hay ko có đc cái tâm huyết trong nghề ,… Haizz nhắc đến mấy chuyện như này thì còn đầy ,cứ bỏ tiền ra là có bằng, dẫn đến 1 loạt hệ luỵ về sau



    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề là hậu quả của nó thì nhiều người dân đang phải gánh chịu, tốn bao thời gian tiền của giờ ôm cái bằng giả Làm ăn mất dạy thì 12 năm là quá nhẹ so với thiệt hại mà các học viên đã phải gánh chịu! cái giá phải trả cho các h ành vi lừa đảo, dối trá gây thiệt hại cho xã hội nặng nề vậy đó!


    Trả lờiXóa
  7. Cơ quan điều tra cũng kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét, xử lý trách nhiệm của công chức, viên chức, đảng viên được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả; đồng thời kiến nghị các cơ sở đào tạo xem xét, hủy kết quả sử dụng văn bằng giả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog