Chia sẻ

Tre Làng

Nhận vơ, dựa hơi các tác phẩm nổi tiếng, BH Media (BIHACO) kinh doanh phất lên như diều?

Không rõ BH Media đã đăng ký quyền sở hữu bao nhiêu tác phẩm và khai thác chúng từ bao giờ, nhưng nguồn lợi từ việc “nhận vơ” các tác phẩm nổi tiếng mang lại cho đơn vị truyền thông này là không thể phủ nhận.

“Lùm xùm” chuyện “đánh gậy” Quốc ca

Tối 6/12, người hâm mộ Việt Nam xôn xao vì việc đã không nghe được phần hát Quốc ca trước trận đấu Việt Nam – Lào trong khuôn khổ AFF Suzuki cup. Một thông báo hiện trên kênh Youtube của Next Sports (Next Media) khi tường thuật trận đấu như sau: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng vụ việc này liên quan đến BH Media. Cụ thể, các ý kiến nhắc lại nghi án BH Media nhận sở hữu quyền tác giả với Tiến quân ca, đánh gậy bản quyền quốc ca nên mới có việc như vậy.

Về nghi vấn này, BH Media cũng khẳng định họ không nhận mình nắm bản quyền tác phẩm Quốc ca. Họ chỉ đang được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản ghi Tiến quân ca trên YouTube. Theo đó, bất kỳ ai sử dụng bản ghi này của Hồ Gươm mà chưa xin phép, đều vi phạm bản quyền.

Về vụ việc tắt nhạc phần chào cờ này, BH Media cho biết mình không hề liên quan. “Vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc ca lần này không hề liên quan đến BH Media”, BH Media cho biết.

Trước đó, những lùm xùm xung quanh việc BH Media nhận vơ, sở hữu trái phép bản quyền một loạt các tác phẩm như: ca khúc "Tiến quân ca", video "Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", "Tiếng trống Mê Linh", "Nửa đời hương phấn", "Giấc mơ trưa" trên YouTube đã khiến dư luận bức xúc.

Được biết, BH Media đã đăng ký sở hữu nhiều tác phẩm qua hệ thống Content ID - một hệ thống tự động có thể mở rộng của YouTube. Hệ thống này cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ.

Tuy nhiên, nếu những video không thuộc quyền sở hữu của BH Media nhưng đơn vị này lại là người đầu tiên gắn Content ID vào sản phẩm thì đã vô hình trục lợi trái phép các tác phẩm nghệ thuật. Và với những người thường xuyên làm nội dung trên youtube thì Content ID không còn xa lạ gì. Đây là công cụ để chủ sở hữu bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình và thu tiền quảng cáo từ Youtube.

Dựa hơi các tác phẩm nổi tiếng, BH Media lên như diều gặp gió?

BH Media là doanh nghiệp hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nội dung số tại Việt Nam, có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ truyền thông BIHACO. Doanh nghiệp này thành lập năm 2008, do ông Nguyễn Hải Bình (sinh năm 1982) sáng lập và làm Giám đốc điều hành.

CEO Nguyễn Hải Bình - BH Media trong cuộc họp báo. Nguồn: Internet

BH Media có quy mô vốn điều lệ 10 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Nguyễn Hải Bình (nắm 40% vốn điều lệ), ông Đào Xuân Hoàng (nắm 40% vốn điều lệ) và bà Nguyễn Thị Huyền Trang (nắm 20% vốn điều lệ).

Theo giới thiệu trên website chính thức, BH Media sở hữu một danh sách dài các ứng dụng trên điện thoại di động, thuộc nhiều lĩnh vực từ game, tin tức, giáo dục, tử vi, giải trí, du lịch, thể thao,... Ngoài ra, BH Media còn sở hữu rất nhiều sản phẩm truyền thông số, bao gồm: trang web xoso.com, trang thương mại điện tử Chọn Mua Deal, dự án PHANMEM.COM.

BH Media cũng cung cấp các giải pháp về marketing online như: SEO-SEM Marketing, Social Media Marketing,... Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn hoạt động nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến nền tảng số, mạng xã hội như biên tập video, quản lý Fanpage, kênh YouTube,... Một số Fanpage sở hữu hàng triệu like cũng được BH Media tuyên bố quyền sở hữu.

Không rõ BH Media đã đăng ký quyền sở hữu bao nhiêu tác phẩm và khai thác chúng từ bao giờ nhưng nguồn lợi từ việc “nhận vơ” các tác phẩm nổi tiếng mang lại cho đơn vị truyền thông này là không thể phủ nhận.

Năm 2020, doanh thu của BH Media tăng vọt hơn 91% so với năm trước lên mức 15,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2019 cũng là một năm doanh nghiệp truyền thông này có doanh thu đột biến gần 8 tỷ đồng khi giai đoạn 2016-2018 trước đó con số chỉ quanh mức 4 - 5 tỷ đồng.

Sau giai đoạn thua lỗ triền miên, BH Media đã thoát lỗ năm 2019 tuy nhiên lợi nhuận thuần cũng chỉ vỏn vẹn gần 700 triệu đồng. Con số này thậm chí còn giảm trong năm 2020 xuống còn xấp xỉ 500 triệu đồng dù doanh thu tăng đột biến.

Không chỉ tình hình kinh doanh được cải thiện, quy mô của BH Media cũng tăng đáng kể sau khi doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng trong năm 2020. 

Tuy nhiên, do khoản lỗ lũy kế những năm hoạt động kém hiệu quả trước đó, vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 15 tỷ đồng. Nhờ tăng vốn, tổng tài sản của BH Media cũng tăng gấp đôi so với năm trước lên 17,8 tỷ đồng.

9 nhận xét:

  1. Việc lợi dụng tiếng vang của những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng để chuộc lợi từ việc quảng cáo trên youtube là không thể chấp nhận được, đặc biệt là với tác phẩm Quốc ca vốn là Quốc hồn, là tài sản chung của cả dân tộc. Đề nghị các cơ quan chức năng hãy làm rõ vụ việc này, nếu không phải BH Media thì là cơ quan, bộ phận nào đã "đánh bản quyền" Quốc ca của dân tộc, làm mất đi sự tôn nghiêm trang trọng đầy thiêng liêng mỗi khi tiến cử nghi lễ chào cờ trước trận đấu và gây tổn hại không nhỏ đến lòng tự tôn dân tộc của mỗi người dân VN.

    Trả lờiXóa
  2. Công ty BH Media này đã nhận vơ không biết bao nhiêu là tác phẩm của mình trền nền tảng mạng xã hội, thu nguồn lợi bất chính từ các quảng cáo,, từ youtube, những hành động này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong nhân dân. Không chỉ vậy BH Mesdia này còn đăng kí bả quyền về adio bài tiến quân ca ma cố nhạc sĩ văn Cao đã tặng lại cho Quốc gia và nhân dân Việt Nam. cần phải xử lý nghiêm những trường hợp như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng phần lời và nhạc bài Tiến quân ca cho Nhà nước. Chúng ta nên thực hiện việc đăng ký bản quyền quốc tế đối với ca khúc này. Bất cứ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào kể cả ở nước ngoài muốn sử dụng ca khúc đều phải xin phép.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là việc làm rất táo tợn vì BH Media không được sự ủy quyền của gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, không có bất kỳ sự xin phép nào từ phía Quốc hội mà dám xác lập quyền tác giả với Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Sự việc nhận vơ bản quyền Quốc ca Việt Nam của BH Media là một hành vi bất chấp. Bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức, bất chấp dư luận. Ai cũng biết tác giả của Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam là cố nhạc sĩ Văn Cao. Ai cũng biết tác phẩm âm nhạc này đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho Quốc hội, cho toàn dân.

    Trả lờiXóa
  6. Thực tế, Giấc mơ trưa của nhạc sĩ Giáng Son, Tiến quân ca – Quốc ca của Việt Nam không phải là hai tác phẩm âm nhạc duy nhất mà BH Media "vung gậy" bản quyền.Một số tác phẩm như: Giã bạn (Quan họ Bắc Ninh); Nửa đời hương phấn, Tiếng trống Mê Linh (Cải lương) cũng bị BH Media tự đăng ký quyền sở hữu trên YouTube để khai thác kiếm lợi. Bất kỳ ai khi đăng tải các sản phẩm âm nhạc này lên đều bị báo cáo vi phạm, kể cả chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm đó.

    Trả lờiXóa
  7. Việc nhận vơ này của BH Media đã diễn ra từ lâu, họ chèn quảng cáo để thu lợi bất chính. Rất mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm, thậm chí, nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố vụ án. Cần phải mạnh tay với các đối tượng đã tiếp tay cho BH Media vi phạm để làm trong sạch nội dung số trên internet

    Trả lờiXóa
  8. Việc lợi dụng bài quốc ca của Việt Nam để trục lợi mà cụ thể ở đây là nhận vơ bản quyền bài tiến quân ca là một hành vi không thể chấp nhận được, đây rõ là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức, bất chấp dư luận. Cơ quan chức năng cần có biện pháp thích hợp đối với trường hợp này.

    Trả lờiXóa
  9. Việc nhận vơ, dựa hơi quốc ca Việt Nam để trục lợi là một hành vi không thể chấp nhận được, quốc ca là của cả dân tộc, BH Media lấy cái quyền gì, lấy quyền ở đâu mà đánh bản quyền với niềm kiểu hãnh, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam như này? Việc này cần phải nhanh chóng được xử lí ổn thỏa thì mới thỏa cơn giận của mọi người lúc này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog