Chia sẻ

Tre Làng

"Báo cáo thường niên 2022" - HRW tiếp tục bịa đặt, vu cáo trắng trợn

Ngày 13/1/2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) công bố cái gọi là “Báo cáo thường niên năm 2022 về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm qua” dài 752 trang để nêu ra tình hình thực thi nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vẫn chỉ là chiêu trò cũ bởi ấn bản thứ 31 của HRW không có nội dung gì mới so với các bản báo cáo trước đây, trong đó HRW tiếp tục vu cáo Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân trong năm 2021.

Bằng sự vu cáo trắng trợn, HRW cho rằng “Năm 2021 là một năm nặng trĩu đối với Việt Nam qua những thực tế gồm dịch COVID-19, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13 vào tháng một, cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng năm. Trong năm qua, có ít nhất 63 người bị giam tù vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị Nhà nước xem là chống chính quyền. Trong số những người này có nhiều người đang phải chịu thi hành những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những cáo buộc ngụy tạo”.

Chưa dừng lại, bản báo báo cáo còn vu cáo rằng “Chính phủ Việt Nam hạn chế nghiêm trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản gồm các quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, cũng như quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng. Tại Việt Nam không có tự do báo chí hay độc lập. Nhà nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị hay các tổ chức nhân quyền độc lập. Chính phủ ngang nhiên can thiệp vào công việc điều hành của các tổ chức tôn giáo”.

Như thường lệ, nhằm phụ họa cho bản báo cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của HRW trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài RFA đã nói thêm rằng: “Chính phủ Việt Nam núp bóng đại dịch COVID-19 để mạnh tay đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi thế giới chú ý trở lại Việt Nam.”

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Có thể thấy, mang danh là tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, nhưng những thông tin HRW đưa ra tại “Báo cáo thường niên năm 2022” vẫn chỉ dựa trên những nguồn tin mạng thiểu kiểm chứng, không khách quan như RFA, BBC, VOA và trang mạng xã hội của các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc “dân chủ” trong nước. Không những thế, HRW còn cố tình cắt xén các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí… nhằm đồng nhất những nhà báo, công dân chân chính với những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xét xử trong thời gian qua.

Rõ ràng, những hoạt động của HRW đang bị chi phối bởi ý đồ của các nước đang có quan điểm, chính sách thiếu thiện chí với Việt Nam. Cũng như các báo cáo phúc trình trước đây, “Báo cáo thường niên năm 2022” về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hoàn toàn không khách quan, trung thực.

Cần khẳng định rằng, từ trước tới nay, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Điều đó được thể hiện cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Việt Nam. Thực tế, năm 2021 ghi dấu ấn rất đậm nét về việc đảm bảo quyền con người của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là các nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chính sách phòng, chống COVID-19, nhất là các hoạt động giúp người yếu thế, người bị ảnh hưởng do đại dịch, đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”. Bởi thế, “Báo cáo thường niên năm 2022” của HRW vẫn chỉ là sự vu cáo trắng trợn của một tổ chức mang danh bảo vệ nhân quyền thế giới nhằm chống phá Việt Nam mà thôi!.

Nguồn: Đắc Chí/Việt Nam Mới Blog

23 nhận xét:

  1. Mục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế độ xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân quyền là quyền con người mà trước hết là quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ… Hơn ai hết, người dân Việt Nam là những người cảm nhận được những giá trị nhân quyền mà Đảng, Nhà nước mang lại.

      Xóa
  2. Phúc trình năm nay, HRW tập trung vào bao che, chạy tội cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, nhất là blogger, sử dụng internet-facebook… và có thêm những kẻ lợi dụng bảo vệ môi trường để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự công cộng.

    Trả lờiXóa
  3. Phúc trình hoàn toàn không dựa vào một nguồn tin chính thức nào của cơ quan, tổ chức Nhà nước Việt Nam, kể cả báo chí Việt Nam. Họ cũng không dựa trên bất cứ nguồn tin nào của các tổ chức của Liên hợp quốc, như UNDP, UNESCO, Hội đồng nhân quyền… hoặc của các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… mà đều dựa trên những nguồn tin mạng vốn kỳ thị với các chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thậm chí cả những “blogger cá nhân”.

    Trả lờiXóa
  4. Về các thông tin trên internet, không phải chỉ cán bộ, công chức mà các bậc phụ huynh ngày nay vẫn phải khuyên con em mình phải cẩn trọng với thông tin mạng, thế nhưng HRW thì khác, với họ đây lại là nguồn thông tin chính, chủ yếu cho Phúc trình, thử hỏi như vậy HRW có trách nhiệm với xã hội và người dân không?

    Trả lờiXóa
  5. Về mặt pháp lý, HRW chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HRW còn cố tình cắt xén các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí… nhằm đồng nhất những nhà báo, công dân chân chính với những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xét xử trong thời gian qua.

      Xóa
  6. Về lập luận mà HRW bao che cho những kẻ vi phạm pháp luật rằng “họ hoạt động “ôn hòa” và chỉ làm những điều thuộc về “quyền (QCN) của họ”! Đây lại là một nhận thức ấu trĩ về pháp luật. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới không xem hoạt động “ôn hòa” hay bạo lực là tiêu chí để xác định tội phạm, mà căn cứ vào tất cả các hành vi (“ôn hòa”, “bất bạo động” hay bạo lực) liên quan đến lợi ích của quốc gia dân tộc và các chủ thể khác làm tiêu chí.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Rõ ràng, những hoạt động của HRW đang bị chi phối bởi ý đồ của các nước đang có quan điểm, chính sách thiếu thiện chí với Việt Nam. Cũng như các báo cáo phúc trình trước đây, “Báo cáo thường niên năm 2022” về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hoàn toàn không khách quan, trung thực.

    Trả lờiXóa
  9. Riêng cái báo cáo của HRW về nhân quyền thì Nhân dân Việt Nam sẽ vất vào sọt rác cho rồi, quan tâm làm gì cái bọn chuyên nói điêu, bịa đặt!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quan trọng là trong suốt nhiều năm qua, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, với nhiều cương vị, trọng trách nắm giữ, nhiều hành động thiết thực, hiệu quả không chỉ cho bản thân đất nước mà còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến khu vực và thế giới. Chắc chắn rằng, những gì mà cáo buộc về tình hình nhân quyền của HRW, Freedom House, VOA… rắp tâm bịa đặt, thổi phồng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam chỉ là những lời xuyên tạc lố bịch, vô căn cứ, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền cùng những nỗ lực không mệt mỏi vì quyền con người tại Việt Nam.

      Xóa
  10. các tổ chức phản động của đám dân chủ luôn cho rằng Nhà Nước Việt Nam vô cớ bắt giam các cá nhân có hoạt động ôn hòa? Chả nhẽ " Ôn hòa" là thực hiện các hành động chống phá đất nước, bôi nhọ hình ảnh của chính quyền trong lòng người dân?

    Trả lờiXóa
  11. Cái lũ này thì lập ra cũng chỉ dùng quân bài nhân quyền chống phá chứ được cái tích sự gì. Luôn nhìn mọi việc theo chiều hướng chống các nước cộng sản và các nước đối lập với phương tây. Đúng là những hành động ô nhục và đáng hổ thẹn cho bọn này.

    Trả lờiXóa
  12. Một lần nữa, HRW lại núp bóng nhân quyền đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên của HRW không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  13. HRW lúc nào mà chẳng xuyên tạc bịa đặt, nhất là bịa đặt cái chuyện dân chủ nhân quyền của nước ta một cách trắng trợn. Trong khi cố tình lảng tránh cuộc khủng hoảng giá trị ở phương tây, không chấp nhận những thiếu sót, khiếm khuyết của chế độ tư bản thì lại đi xuyên tạc bịa đặt, bôi nhọ chế độ nước ta, thật là quá đáng mà

    Trả lờiXóa
  14. Phil Robertson dường như đang lảng tránh một sự thật: chính các nước phương Tây đang quay lưng với các khẩu hiệu về dân chủ, nhân quyền. Họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng hệ giá trị. Cuộc khủng hoảng này mới là vấn đề mà các tổ chức về nhân quyền như HRW nên đặt ra để giải quyết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn bức tranh ảm đạm của giới rận chủ hiện nay, cũng như thái độ kiên quyết của lực lượng chức năng trong việc xử lý, giải tán hoạt động tụ tập, biểu tình trái phép trong những năm qua, cùng những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, có thể nhận định “mùa tưởng niệm” của số rận chủ sẽ khó có ngày khởi sắc trở lại.

      Xóa
  15. những hoạt động của HRW đang bị chi phối bởi ý đồ của các nước đang có quan điểm, chính sách thiếu thiện chí với Việt Nam. Cũng như các báo cáo phúc trình trước đây, “Báo cáo thường niên năm 2022” về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hoàn toàn không khách quan, trung thực.

    Trả lờiXóa
  16. Điều đáng nói là tổ chức HRW này chưa từng được thế giới ghi nhận là một tổ chức hợp pháp, thậm chí đã có nhiều nước lên tiếng về những phản ánh sai sự thật của tổ chức này. Do vậy, HRW không có tư cách để phán xét tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, chưa nói gì đến việc tổ chức này cố ý xuyên tạc sự thật, bịa đặt sự thật nhân quyền ở VN, chẳng khác nào can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đường đường mang danh là tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, nhưng những thông tin HRW đưa ra tại Báo cáo thường niên năm 2022 vẫn chỉ dựa trên những nguồn tin mạng thiểu kiểm chứng, không khách quan như RFA, BBC, VOA và trang mạng xã hội của các đối tượng chống đối núp dưới vỏ bọc dân chủ trong nước.

      Xóa
  17. HRW chỉ là công cụ can thiệp và chống phá nước khác của các nước phương Tây mà thôI! Cái tổ chức này chẳng hướng tới những giá trị tốt đẹp mà thực chất chỉ muốn lợi dụng cái gọi là vi phạm nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Cái tổ chức này chẳng hướng tới những giá trị tốt đẹp mà thực chất chỉ muốn lợi dụng cái gọi là vi phạm nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam


    Trả lờiXóa
  18. Lại là mấy vụ lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá, xuyên tạc, gây mất ổn định chính trị Việt Nam đây mà Trong mắt bọn phương tây thì nhũng nước như Việt Nam hay TQ, Triều Tiên đều vi phạm nghiêm trọng nhân quyền Có mỹ không,mỹ vi phạm nhân quyền phải là số 1. Kỳ thị da màu, đàn áp biểu tình...là đặc sản của mỹ rồi


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog