Chia sẻ

Tre Làng

Về việc thống nhất các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

LâmTrực@

Cái này em nói mãi mà một số đại biểu và mấy anh nhà báo mảng này vẫn không nghe, cũng không đọc, nên không hiểu. Vì không hiểu nên cứ ra diễn đàn, lên báo viết linh ta linh tinh.

Các anh các chị về bất kể miền quê nào cũng có thể thấy, trong phạm vi chỉ một xã (cấp cơ sở) đã có tới 4 lực lượng cùng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Trừ lực lượng công an xã chính quy (một xã trung bình có 3 đến 4 và nhiều nhất là 6 công an chính quy) có chức năng NHIỆM VỤ CHÍNH là bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn, thì có tới 3 lực lượng còn lại chỉ THAM GIA bảo vệ an ninh trật tự mà thôi, họ không phải công an chuyên nghiệp.

Ba lực lượng THAM GIA bảo đảm an ninh trật tự mà ta nói tới ở địa bàn cơ sở, gồm: (1) Công an xã bán chuyên trách; (2) Bảo vệ dân phố; và (3) Dân phòng. Mỗi lực lượng này lại chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau (Theo pháp lệnh công an xã 2008; Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố...), nhưng lại chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của ngành công an.

Không cần phân tích dài dòng, các anh chị hoàn toàn có thể hiểu được, thực trạng đó dẫn đến nhiều bất cập: (1) Có nhiều lực lượng cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nhưng lại không thống nhất, mỗi anh một màu áo...; (2) Quân số đông mà không tinh, do không được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp bởi cơ quan công an; (3) Tốn kém kinh phí từ ngân sách nhà nước; (4) tổng biên chế ở cấp cơ sở bị phình to rất phản cảm và không cần thiết; (5) cần nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh; và (6) Chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và ngược lại cũng có thể bỏ xót vụ việc, đối tượng.

Với 6 điểm bất cập nói trên, hẳn các anh chị sẽ hỏi, sao phải lãng phí thế mà không thu về một mối, vừa đỡ tốn kém, không cồng kềnh, thống nhất về trang phục, huy hiệu các cái... và gọi chung là một lực lượng đi cho khỏe? 

Đó chính là ý tưởng tiến bộ và cách mạng.

Nếu thống nhất thành một lực lượng thì: (1) Chỉ có một lực lượng thống nhất toàn quốc tham gia bảo vệ an ninh trật tự do một đầu mối quản lý, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công an; (2) Bộ máy sẽ gọn gàng hơn, tinh giản được gần một nửa biên chế hiện có; (3) Loại bỏ được rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các lực lượng này; (4) Giảm chi ngân sách vì quân số giảm đi gần một nửa; (5) quân số tuy ít nhưng tinh nhuệ, trách nhiệm vì được quản lý, đào tạo bồi dưỡng bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, làm tăng hiệu quả, hiệu lực bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; (6) Giảm thiểu sự bức xúc của người dân khi có vụ việc liên quan tới an ninh trật tự; và (7) lực lượng thống nhất, được đào tạo tốt, được trui rèn qua thực tiễn sẽ là nguồn nhân lực dồi dào, bổ sung cho lực lượng công an chính quy, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, còn là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung cho lực lượng cán bộ xã, phường.

Phân tích, thiệt hơn như thế để thấy, việc xây dựng, ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là vô cùng cần thiết và nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của đảng, không làm phình to tổ chức bộ máy, không làm tăng biên chế, không phát sinh gánh nặng cho ngân sách nhà nước và người dân nhìn vào đó mà hoan hỉ.

Mấy bác ĐBQH, mấy anh nhà báo cứ mở mồm ra là sợ "Phình to biên chế", sợ "Tốn kém kinh phí"... thì yên tâm nhé. Luật được thông qua thì mỗi tháng ngân sách tiết kiệm được 150 tỷ đấy, làm được ối việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog