Chia sẻ

Tre Làng

Cảnh giác với chiêu trò nguy hiểm

Ca ngợi, tán dương, thậm chí trao “giải thưởng” cho các đối tượng vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước là một trong những chiêu trò nguy hiểm của các thế lực phản động, thù địch. Điều này đòi hỏi chúng ta cần đề cao cảnh giác, đấu tranh vạch trần bản chất của chiêu trò nói trên.

Từ lâu, 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và các cá nhân Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc đã được biết đến là những đối tượng thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để soạn thảo, tán phát thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước. Việc xét xử, kết án các đối tượng này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy vậy, mới đây, trang thông tin điện tử của tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” đã đưa tin về việc trao cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021” cho các đối tượng nói trên. Thực chất, đây chỉ là chiêu trò nhằm mục đích kích động, cổ súy cho những hành động chống phá, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Hai bị cáo Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư trong phiên xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình. (Ảnh chụp màn hình).

Trước hết, cần khẳng định, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư là hai đối tượng mang tư tưởng tiêu cực, bất mãn chính trị. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, trong thời gian từ ngày 9 - 14/01/2020, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân phát trực tiếp 08 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam... Quá trình điều tra, khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ được một số đồ vật, tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước như: "Cẩm nang nuôi tù”, "Phản kháng phi bạo lực”, "Đặt bàn tay lên Việt Nam”, "Chính trị bình dân”... Với các hành vi vi phạm đó, tháng 5/2021, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi bị cáo 8 năm tù giam cùng về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, 3 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Đối tượng Trịnh Bá Phương (con trai của Cấn Thị Thêu) cũng bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Với các hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán nhiều video clip, bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước, ngày 15/12/2021 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương mức án 10 năm tù.

Hai cá nhân còn lại được “trao thưởng” cũng là những đối tượng đang thụ án vì các hành vi chống phá chính quyền. Trong đó, Đinh Thị Thu Thủy đã mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc... bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đầu năm 2021, TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên án 7 năm tù và 2 năm quản chế đối với Đinh Thị Thu Thủy về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Trước đó, tháng 4/2018, đối tượng Nguyễn Văn Túc cũng đã bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo điều tra, Nguyễn Văn Túc là một thành viên của “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí như trưởng nhóm ở Thái Bình, sau đó làm Phó Ban đại diện, rồi Phó chủ tịch thứ nhất của tổ chức này với “bề dày thành tích” trong tiến hành các hoạt động chống chính quyền nhân dân.

Bị cáo Nguyễn Văn Túc tại tòa. (Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN).

Nhìn qua “thành tích” của 5 đối tượng được trao cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021” có thể thấy, điểm chung của những đối tượng này là đều đang chấp hành án tù về các tội tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Việc trao giải cho các đối tượng vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã phản ánh rõ nhất bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”, cũng như động cơ, mục đích của tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”.

Rõ ràng, cái đích mà tổ chức trên muốn nhắm đến là xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam; xuyên tạc, bôi nhọ nhằm tạo cớ để các tổ chức, cá nhân nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thực tế hành động việc làm của các đối tượng nêu trên là hành động chống phá Nhà nước. Việc xét xử, tuyên án các đối tượng đó hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Bởi dù ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, hành vi phạm tội chống phá Nhà nước đều sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Với chiến lược “diễn biến hòa bình” và mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, thời gian qua không ít tổ chức nước ngoài đã sử dụng chiêu trò ngợi ca, tán dương, vinh danh, trao “giải thưởng”, “giải thưởng quốc tế” cho các đối tượng vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thực chất đây là chiêu trò hết sức nguy hiểm, vừa bóp méo tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vừa “hà hơi, tiếp sức” cho các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, các phần tử vi phạm pháp luật ở trong nước…

Câu chuyện về cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021” mới đây chỉ là một ví dụ cho chiêu trò này. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận rõ bản chất của vấn đề. Từ đó tích cực đấu tranh, vạch trần động cơ chính trị đen tối phía sau chiêu trò nguy hiểm nói trên; góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay./.

Quang Đạo

13 nhận xét:

  1. Mục đích của bọn chúng là nhằm hạ úy tín, và tăng sụ thiện cảm của chính MXH, người dân đói với những tên chống phá sừng sỏ như mẹ con nhà cấn hay thậm chí là con phạm đoan trang đó. Bọn chúng trao gải này giải kia thực chất là lố bịch, vô căn cứ và xem đó như một kênh để đòi thả họ ra...nên cảnh giác trước những thủ đoạn này

    Trả lờiXóa
  2. Về câu chuyện giải thưởng liên quan đến nhân quyền, những năm gần đây, các tổ chức núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” rầm rộ trao giải cho các cá nhân người Việt Nam. Các giải thưởng có thể kể đến như: “Công dân mạng”, “Tự do báo chí” của tổ chức RSF, “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX), giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải thưởng “nhân quyền Việt Nam” của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng của Việt Tân v.v…

    Trả lờiXóa
  3. Không rõ quy trình xét duyệt giải thưởng ra sao, tiêu chuẩn nhận giải thưởng là gì. Vậy nhưng khi nhìn vào những cá nhân được nhận giải, không khó để chúng ta thấy được một điểm chung là những cá nhân đó đều có hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ hết sức quyết liệt.

    Trả lờiXóa
  4. Rõ ràng, những “giải thưởng nhân quyền” được trao chẳng phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của nền “dân chủ”, “nhân quyền” tại Việt Nam, mà nó chỉ là một màn kịch để hợp thức hóa hoạt động chống phá chính quyền.

    Trả lờiXóa
  5. Một giải thưởng muốn có vị thế, có uy tín, được công nhận thì trước hết, các cơ quan chủ trì tổ chức giải phải là đơn vị có uy tín. Vậy nhưng các tổ chức đang tiến hành trao các giải thưởng dưới vỏ bọc “nhân quyền” lại không hề có tính chính danh. Đơn cử như tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, thực chất chỉ là một tổ chức bất hợp pháp do các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam lập ra.

    Trả lờiXóa
  6. Thực tế, việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để đánh bóng tên tuổi và giúp sức về mặt tinh thần cũng như vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước. Hiện nay, các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội. Vì vậy, để tăng cường “uy tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên ngoài. Trong đó, việc trao giải thưởng là một cách thức hữu hiệu đang được lựa chọn nhằm khuếch trương hình ảnh và đánh bóng tên tuổi cho các đối tượng.

    Trả lờiXóa
  7. Dưới danh nghĩa các giải thưởng quốc tế, các đối tượng lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, từ đó lôi kéo người dân vào hoạt động chống đối. Các đối tượng triệt để sử dụng các vỏ bọc “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội” v.v… để bao che cho hoạt động chống phá.

    Trả lờiXóa
  8. Việc trao các giải thưởng như hành động khích lệ, “lên dây cót” tinh thần cho các đối tượng phản động, chống đối được nhận giải. Dù ít hay nhiều, các giải thưởng này đều góp phần thoả mãn sự hư vinh của các đối tượng. Đồng thời, việc trao giải thưởng “nhân quyền” cũng là một phương thức để cổ suý tư tưởng chống đối, kích thích hoạt động chống phá của các đối tượng núp bóng “nhân quyền”.

    Trả lờiXóa
  9. Khi các đối tượng chống đối được trao giải, kênh truyền thông của các tổ chức phản động ngay lập tức lên bài tuyên truyền, ca ngợi các đối tượng được nhận giải. Các tổ chức này cố tình hướng lái thông tin, biến những đối tượng được nhận giải trở thành người hùng. Đi liền với đó, các tổ chức này cũng không ngừng rêu rao việc chính quyền đàn áp các “nhà dân chủ” trong nước. Không ít người dân đã bị đánh lừa và lầm tưởng vào những thông tin được các đối tượng rêu rao. Việc này gây ra những hệ luỵ vô cùng xấu.

    Trả lờiXóa
  10. Những năm qua, nhiều người Việt Nam đã được nhận các giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, giải thưởng quốc tế cũng có nhiều loại và giá trị của nó cũng không hề giống nhau. Vì vậy, chúng ta không thể để cụm từ “giải thưởng quốc tế” đánh lừa, khiến trắng – đen, thật – giả lẫn lộn. Đặc biệt, cần phải xác định rõ: Những giải thưởng liên quan đến dân chủ, nhân quyền mà các cá nhân phản động, chống đối được trao thời gian vừa qua chỉ là một màn kịch được tính toán để phục vụ cho các mưu đồ về chính trị, thể hiện rõ bộ mặt chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

    Trả lờiXóa
  11. Thời gian qua, việc nở rộ các "giải thưởng nhân quyền" của một số tổ chức nhân danh nhân quyền ở nước ngoài tôn vinh, trao tặng cho các đối tượng có hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật chống phá Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã gây ra nhiều phẫn nộ, thắc mắc, nghi hoặc trong dư luận. Bất chấp hậu quả, một số cá nhân vẫn cố tìm mọi cách để được nhận cái gọi là "giải thưởng" đó, song nhiều người đã lên tiếng cảnh báo về mục đích thật sự của các loại giải thưởng nhân danh "dân chủ, nhân quyền".

    Trả lờiXóa
  12. Các giải thưởng gọi là "dân chủ, nhân quyền" là các thủ đoạn nhằm giúp cho các tổ chức chống cộng và để hợp thức hóa cái việc cung cấp tiền bạc cho những người ở trong Việt Nam, o bế họ, khiến họ lầm tưởng rằng họ có quyền lợi. Như để lọt vào danh sách để hưởng trợ cấp của tổ chức HRW (Theo dõi nhân quyền) chẳng hạn, người trong Việt Nam cần phải có hồ sơ cá nhân kèm theo danh sách bài viết đáp ứng được những tiêu chuẩn do HRW đưa ra, và để đáp ứng những tiêu chuẩn đó thì rất dễ vi phạm luật pháp Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  13. . Điều họ hướng đến là thông qua giải thưởng này để “lên dây cót” tinh thần, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước, đồng thời tạo ra cớ để khuếch trương thanh thế, nhận sự hà hơi tiếp sức - đặc biệt là về tài chính, từ các thế lực thù địch bên ngoài. Họ đã cố gắng tô vẽ, dựng các cá nhân chống đối dưới những danh xưng hão huyền như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm”... nhưng họ không thể che đậy được bản chất đằng sau những chiến dịch tuyên truyền, quảng bá và “vinh danh” này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog