Chia sẻ

Tre Làng

Sau cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, đến lượt NATO nói Ukraine có thể phải đổi lãnh thổ lấy hòa bình

Lâm Trực@

Liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, sau những lên gân lên cốt và những đại ngôn, đến hôm nay, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phải chua chát nói rằng, "Bất cứ một thỏa thuận nào giữa Nga và Ukraine cũng liên quan tới thỏa hiệp, gồm cả lãnh thổ". Điều này cũng có nghĩa, Ukraine có thể phải đối lãnh thổ lấy hòa bình.

Hãng tin RT dẫn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 12/6 cho biết, liên minh do Mỹ đứng đầu nhắm tới việc củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, quan chức này nói thêm bất cứ một thỏa thuận nào cũng liên quan tới thỏa hiệp, gồm cả lãnh thổ, mà Phần Lan là một ví dụ.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thư ký NATO nói, phương Tây sẵn sàng "trả giá" để củng cố quân đội Ukraine, nhưng Kiev sẽ phải có một số nhượng bộ về lãnh thổ với Moscow để kết thúc cuộc xung đột hiện nay.

"Có thể có hòa bình. Song, vấn đề duy nhất ở đây là Kiev sẵn sàng trả giá thế nào cho hòa bình? Từng nào lãnh thổ, từng nào độc lập, từng nào chủ quyền... mà Ukraine sẵn sàng hy sinh để đổi lấy hòa bình".

Dường như muốn lẩn tránh trách nhiệm, Tổng thư ký NATO Stoltenberg không nói Ukraine nên chấp nhận điều khoản nào và chỉ cho hay "người trả giá cao nhất sẽ là người ra quyết định" và rằng "Phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho người Ukraine để họ hành động hiệu quả khi thương thuyết về một giải pháp".

Tuyên bố của Tổng thư ký NATO đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến rằng Ukraine có thể sớm bị những người ủng hộ phương Tây ép vào một thỏa thuận hòa bình. Trong khi giới chức Mỹ và Anh công khai tuyên bố, Ukraine có thể thắng trong cuộc chiến với Nga thì một bài báo gần đây của CNN viết, các quan chức Washington, London và Brussels họp bàn về một lệnh ngừng bắn, thỏa thuận hòa bình mà không có đại diện Ukraine.

Xác nhận thông tin này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, "một số quốc gia nước ngoài giấu tên đang thúc đẩy Ukraine đi tới một thỏa thuận khi các nước ủng hộ Kiev đang ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh".

Liên quan đến việc "Đổi lãnh thổ lấy hòa bình", hồi tháng 5/2022, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger nói rằng Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, và phương Tây chớ nên tìm kiếm một chiến thắng làm mất mặt Nga vì điều này chỉ càng gây bất ổn trật tự thế giới.

Ông Kissinger nhắc nhở phương Tây về vị trí của Nga trong cân bằng sức mạnh ở châu Âu, và ngụ ý rằng Ukraine cần sớm quay lại bàn đàm phán.

“Đàm phán cần bắt đầu trong 2 tháng tới, trước khi gây ra những đảo lộn và căng thẳng không dễ dàng vượt qua. Điều lý tưởng nhất là một đường phân chia trở lại nguyên trạng. Theo đuổi chiến tranh ngoài đường đó sẽ không phải vì tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới với Nga”, tờ Telegraph dẫn phát biểu của ông Kissinger.

“Nguyên trạng” ở đây nghĩa là thời điểm Nga chính thức kiểm soát bán đảo Crimea và 2 tỉnh Lugansk và Donetsk ở vùng Donbass.

Ông Kissinger cũng phát biểu tại WEF rằng Nga đã là một phần quan trọng của châu Âu trong 400 năm và là “người bảo đảm cho cấu trúc cân bằng sức mạnh vào những giai đoạn quan trọng” và "Các lãnh đạo châu Âu không nên đánh mất tầm nhìn dài hạn, và không nên đẩy Nga đến quan hệ liên minh lâu dài với Trung Quốc".

Kết thúc phần phát biểu về xung đột Nga - Ukraine, cựu Ngoại trưởng Mỹ nói: "Tôi hy vọng người Ukraine sẽ kết hợp chủ nghĩa anh hùng với sự khôn ngoan”, ông nói. Ông cho rằng “vai trò phù hợp đối với Ukraine là trở thành một quốc gia đệm trung lập, thay vì trở thành ranh giới của châu Âu".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog