Chia sẻ

Tre Làng

Nói thêm về vụ Tô Văn Lai Thúy Nga Paris

Khoai@

Tình cờ đọc được bài trên BBC trong đó có nhắc đến chuyện báo chí đã đồng loạt gỡ bài khóc than cho Tô Văn Lai, tôi thấy buồn cười khi nhà văn Nguyễn Viện và nhạc sĩ Tuấn Khanh mượn câu chuyện này để kèn sáo cho Tô Văn Lai, tiện thể bỉ bôi nền văn hóa "sau năm 1975" và đá xéo chế độ.

Liên quan đến chuyện này, BBC dẫn lời của 
nhà văn Nguyễn Viện cho rằng nguyên nhân các bài viết về Tô Văn Lai bị gỡ hàng loạt là do ông này là một nhân vật "có ảnh hưởng nhưng ngoài luồng".

BBC dẫn lời tay nhạc sĩ Tuấn Khanh, nguyên nhân loạt bài bị gỡ là do có "ý kiến của một cá nhân mà đủ sức tác động tới toàn bộ một hệ thống".

Trích một đoạn trên BBC"

"Về tin tức ông Tô Văn Lai qua đời, tôi nghĩ rằng có một người nào đó muốn giới thiệu sự thông minh của mình, mang tính là "tôi là người phát hiện được điều này", chứ không phải là xu hướng chung của nhà nước Việt Nam trong công cuộc cố gắng hòa hợp - hòa giải với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi nghĩ đây là quyết định của một cá nhân nhưng gây ảnh hưởng đến bộ mặt toàn bộ nhà nước Việt Nam”, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhận định." - hết trích.

Nói thẳng, tôi là người đầu tiên phát hiện sự lệch lạc của báo chí khi đăng tải thông tin "Người sáng lập Thúy Nga Paris qua đời" vào sáng 20/7 và có ý kiến trong bài viết trên Tre Làng với tựa đề: "Có cần quan tâm đến Người sáng lập ra Thúy Nga Paris Tô Văn Lai?". Cũng nói ngay rằng, tôi phản ứng, vì tôi biết rõ Tô Văn Lai và Trung tâm Thúy Nga Paris không xứng đáng để báo chí phải thông tin. Ngược lại ông ta cần phải bị lên án vì dành cả một thời gian dài để chống phá đất nước thông qua các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật.

Ngay sau khi tôi đăng, hàng loạt trang mạng cũng đã đăng tải các bài viết thể hiện sự bức xúc của họ khi cái chết của Tô Văn Lai lại có được một chỗ trên báo.

Nói như thế để thấy rằng, dù tôi không lên tiếng thì đã và sẽ có những người khác viết ra để thể hiện thái độ của họ đối với việc làm thiếu cẩn trọng của báo chí và giúp người khác nhận diện con người Tô Văn Lai. Điều đó có nghĩa, tôi phản ứng, tôi viết không phải vì tôi "
muốn giới thiệu sự thông minh của mình" hay "tôi là người phát hiện được điều này" như Tuấn Khanh viết. Và dĩ nhiên, sẽ không có chuyện "ý kiến của một cá nhân mà đủ sức tác động tới toàn bộ một hệ thống", vì tôi là một người dân bình thường, không có bất cứ quyền hành gì.

Anh chị nào quan tâm các chứng cứ chứng minh Tô Văn Lai là kẻ chống phá đất nước qua các chương trình văn nghệ được tán phát vào Việt Nam xin mời đọc lại bài viết trên theo link dưới đây:


Trở lại câu chuyện, lý do chính để các báo đồng loạt gỡ vì dư luận không đồng tình khi báo chí nhà nước lại đăng tải thông tin tỏ ý tiếc thương một kẻ từng có những hoạt động chống lại chế độ này và bản thân các báo đã nhận ra sai sót. Nhận thấy sai và kịp thời sửa sai là hành vi cầu thị cần được tôn trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân không đồng tình với việc báo chí nhà nước đăng tải thông tin trên. Người dân có lý của họ vì họ biết Trung tâm Thúy Nga Paris của vợ chồng Tô Văn Lai đã không có bất cứ cống hiến được gì cho nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà, mà ngược lại Thúy Nga Paris đã có cả một quá trình dài chống phá đất nước.

Người dân phản ứng vì biết chủ đề xuyên suốt trong mọi hoạt động của Thúy Nga Paris là luôn tìm cách khai thác, ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa; xuyên tạc công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; chính sách cải tạo những người từng tham gia bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975; kích động lòng hận thù dân tộc; xuyên tạc công cuộc xây dựng và phát triển ở Việt Nam hiện nay, bằng những ca từ hết sức phản động.

Phản ứng của người dân và hành động gỡ bài của các báo cho thấy một thực tế là Tô Văn Lai không hề có chỗ đứng nào trong lòng người Việt Nam và cũng không hề có đóng góp nào cho nền văn hóa văn nghệ của nước nhà như Tuấn Khanh và Nguyễn Viện rêu rao ở phần sau của bài viết.

4 nhận xét:

  1. Thật sự nhiều người không hiểu biết về các trung tâm này thật. Chỉ biết là trung tâm về giải trí, ca nhạc thôi. Nhà nước ta cần phải có truyền thông rộng rãi về lịch sử, lai lịch, bản chất của họ để mọi người biết. Tuy có nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc nhưng không cần phải ca ngợi quá làm gì

    Trả lờiXóa
  2. Nói thực chứ người dân, nhất là giới trẻ hiện này không biết về lai lịch của trung tâm này và người sáng lập cũng đúng. Nhưng cái cơ quan báo chí, những người có hiểu biết mà đăng bài như thế là sai rồi. Ông này chết thì cũng không liên quan hay có cái gì nổi bật mà phải ca ngợi, đưa tin bình thường là được rồi

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thấy là trong thời gian qua "ngành báo chí" hình như có vẻ như đang lệch lạc trong tư tưởng và hành động, dẫn đến những bài viết phản ánh mang tính thiếu xây dựng, chỉ giỏi tung hô những thứ không cần thiết, thậm chí là sai trái. Cần phải xem xét rồi chấn chỉnh lại ngay kẻo lại muộn

    Trả lờiXóa
  4. Trước đây đã có một số tờ báo lên án ông Tô Văn Lai về việc chèn nội dung phản động vào các chương trình diễn của Paris By Night, chứng tỏ ông này cũng không phải tốt đẹp gì với nước mình, thế mà khi ông mất đi nhiều kẻ lại tung hô ông một cách quá trớn, chưa kể một số kẻ mượn gió bẻ măng mà bỉ bôi luôn nên văn hóa hậu 1975, những kẻ này đáng phải lên án

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog