Chia sẻ

Tre Làng

Hai phóng viên CNN bị bắt giữ sau vụ đưa tin xả súng ở Thái Lan

Phóng viên Anna Coren (47 tuổi) và nhà quay phim Daniel Hodge (34 tuổi) đã được đưa đến Sở Cảnh sát Na Klang (Thái Lan) ngày 9/10.

Phóng viên CNN từ bên trong hiện trường vụ xả súng trèo hàng rào ra bên ngoài. Ảnh: FCCThai/Twitter.

Vụ bắt giữ diễn ra sau khi ông Danaichok Boonsom, người đứng đầu chính quyền Uthai Sawan, đệ đơn cáo buộc CNN tại Sở Cảnh sát Na Klang, Nation Thailand đưa tin.

Ông Danaichoke cho biết bản tin của CNN đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân địa phương, đặc biệt là người thân của các nạn nhân.

Nhóm phóng viên CNN đã phát các hình ảnh từ bên trong nhà trẻ, khiến dư luận phẫn nộ. Truyền thông Thái Lan cũng cáo buộc điều đó đã vi phạm đạo đức báo chí.

Bên cạnh đó, ông Danaichoke cho biết các phương tiện truyền thông đã bị cấm tiếp cận hiện trường tội phạm nghiêm trọng, trừ khi được phép. CNN khẳng định nhóm phóng viên của họ đã nhận được sự cho phép của giới chức Thái Lan để vào hiện trường vụ tấn công, song truyền thông nước này phủ nhận điều đó.

Cục Di trú Thái Lan cũng đã thu hồi thị thực du lịch của bà Coren và ông Hodge. Cơ quan này giải thích rằng việc đưa tin mà không có thị thực báo chí là một hành vi phạm tội.

Việc họ xâm phạm hiện trường vụ án có thể đã làm xáo trộn bằng chứng và làm gián đoạn công việc của các điều tra viên, cơ quan cho biết thêm.

Nhà chức trách cho hay nhóm phóng viên CNN sẽ bị truy tố vì xâm nhập trái phép và có thể cả tội danh làm giả bằng chứng nếu cảnh sát tìm thấy đủ căn cứ để xử lý. Chỉ riêng tội danh xâm nhập trái phép cũng có thể đối mặt án phạt 5 năm tù giam, theo Bangkok Post.

Nhóm phóng viên này bị cáo buộc xâm phạm hiện trường vụ tấn công ở quận Uthai Sawan, nơi 36 người đã thiệt mạng trong vụ xả súng, bao gồm 24 trẻ nhỏ.

Bản tin của CNN đã lan truyền rộng rãi trên mạng giữa lúc xuất hiện tranh luận về cách hãng tin này tiếp cận hiện trường để phát những hình ảnh, bao gồm các vết máu và đồ đạc của nạn nhân nhỏ tuổi.

11 nhận xét:

  1. Cảnh sát Thái Lan đang điều tra báo cáo về việc nhóm phóng viên CNN xâm nhập trái phép hiện trường vụ thảm sát nhà trẻ nước này hôm 6/10.Danaichok Boonsom, người đứng đầu chính quyền huyện Na Klang, tỉnh Nong Bua Lamphu, cho biết ông đã nộp báo cáo về sự việc với cáo buộc các phóng viên CNN đã xâm phạm trái phép tài sản của chính phủ và cảnh sát đang tiến hành điều tra.

    Trả lờiXóa
  2. Giới chức Thái Lan bắt đầu xem xét sự việc sau khi một phóng viên Thái Lan đăng hình hai thành viên trong nhóm làm việc của CNN rời khỏi hiện trường. Một người trèo qua bức tường thấp và hàng rào quanh khu nhà trẻ, vượt qua dây phong tỏa của cảnh sát, trong khi người còn lại đã ở bên ngoài.

    Trả lờiXóa
  3. CNN tweet rằng nhóm phóng viên đã vào nhà trẻ khi dây phong tỏa của cảnh sát đã được dỡ bỏ và ba quan chức y tế công cộng đang rời khỏi hiện trường lúc đó nói rằng họ có thể quay phim bên trong."Nhóm thu thập các cảnh quay bên trong khoảng 15 phút, sau đó rời đi", CNN cho hay. "Trong thời gian này, dây phong tỏa được đặt lại vị trí cũ, vì vậy đội cần leo qua rào để rời đi".

    Trả lờiXóa
  4. Dòng tweet trên được đưa ra để đáp lại những lời chỉ trích từ Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) trước việc nhóm của CNN đi vào bên trong nhà trẻ và quay phim hiện trường."Điều này là không chuyên nghiệp và vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí trong việc đưa tin tội phạm", FCCT tuyên bố.

    Trả lờiXóa
  5. Nghi phạm Panya Khamrap, 34 tuổi, trưa 6/10 mang theo súng lục và dao xông vào cơ sở trông trẻ ở huyện Na Klang, tỉnh Nong Bua Lamphu, sát hại các nhân viên và em nhỏ, sau đó quay về nhà giết vợ con rồi tự sát. Các điều tra viên cho biết Khamrap đã khiến 24 trẻ em và 12 người lớn thiệt mạng.

    Trả lờiXóa
  6. Điều lệ ghi trong luật pháp Thái Lan quy định, chỉ riêng tội danh xâm nhập trái phép cũng có thể đối mặt án phạt 5 năm tù giam.Theo Bưu điện Bangkok, Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Thái Lan (FCCT) và Hiệp hội Báo chí Thái Lan (TJA) trong ngày 8/10 đã ra các tuyên bố lên án mạnh mẽ cách thức thực hiện bản tin của nhóm phóng viên CNN.

    Trả lờiXóa
  7. “Nhóm phóng viên CNN rõ ràng đã xâm nhập trái phép khu vực được đánh dấu là hiện trường vụ án. Đây là một hành vi không chuyên nghiệp và vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí trong việc đưa tin ở nơi vụ án xảy ra. Liệu họ có dám thực hiện hành động đó khi ở Mỹ không”, thông cáo của FCCT viết.

    Trả lờiXóa
  8. TJA gọi phóng sự trên của CNN là “thiếu nhạy cảm”, đồng thời có thể tạo ra một tiền lệ xấu để nhiều hãng truyền thông khác noi theo.Ngay sau đó, kênh CNN đã ra thông cáo khẳng định nhóm phóng viên của họ “đã được ba quan chức y tế công cộng cho phép tiến vào hiện trường sau khi dây phong tỏa của cảnh sát tháo dỡ”.

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ riêng tội danh xâm nhập trái phép cũng có thể đối mặt án phạt 5 năm tù giam.Bản tin của CNN được thực hiện bên trong hiện trường vụ xả súng. Một bức ảnh do phóng viên người Thái chụp lại cho thấy nhóm phóng viên CNN từ bên trong hiện trường trèo hàng rào để ra ngoài.

    Trả lờiXóa
  10. có nhiều hãng truyền thông họ đã không do dự gì đã có những cách làm, phương thức hoạt động bất chấp mọi hoàn cảnh để có thể thu hút được nhiều người theo dõi nhất, luôn muốn đi đầu trong dòng chảy của tin tức, nhưng điều đó rất nhiều khi lại là bất lợi khi nhiều khán giả có thể sẽ cảm thấy khó chịu với những nguồn tin và cách làm tin của họ

    Trả lờiXóa
  11. Ông Danaichoke cho biết các phương tiện truyền thông đã bị cấm tiếp cận hiện trường tội phạm nghiêm trọng, trừ khi được phép. CNN khẳng định nhóm phóng viên của họ đã nhận được sự cho phép của giới chức Thái Lan để vào hiện trường vụ tấn công, song truyền thông nước này phủ nhận điều đó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog