Chia sẻ

Tre Làng

Phát biểu lợm giọng của 2 dân biểu Hoa kỳ

Ong Bắp Cày

Xin nói ngay, ông Alan Lowenthal và bà Katie Porter là 2 dân biểu Hoa Kỳ đã bất chấp đạo đức, pháp luật và chủ quyền quốc gia để đòi trả tự do cho tên tội phạm người Mỹ gốc Việt có tên Michael Phương Minh Nguyễn.

Mới đây trên RFA, 2 người này lại tiêp tục nhắc lại vụ việc và tiện thể chê bai hệ thống pháp luật Việt Nam và xuyên tạc tình hình thực thi pháp luật ở Việt Nam. Việc đănh tải ý kiến của 2 người này cũng nằm trong chiến dịch bôi nhọ để ngăn cản việc Việt Nam ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc của đám cặn bã chính trị.

Xin trích một đoạn: "Từ lúc Michael Nguyễn bị cầm tù vô cớ tại Việt Nam, những thông tin tôi tìm hiểu được về hệ thống pháp luật của Việt Nam đều đáng lo ngại. Hệ thống này không phản ánh các tiêu chuẩn Hoa Kỳ mong đợi trong việc bảo vệ tự do ngôn luận và thủ tục tố tụng chính đáng. Ví dụ trường hợp ông Michael, ông đã không được gặp luật sư và không được xét xử công bằng theo tiêu chuẩn của hầu hết các nền dân chủ trên thế giới".

Tay Alan Lowenthal lại tỏ rõ sự khó chịu khi "Việt Nam không ngả hẳn về Mỹ trong ngoại giao" và nói rằng: "Tôi nghĩ rằng chừng nào Việt Nam còn duy trì một chính phủ độc tài độc đảng có quan hệ chặt chẽ với các chính phủ độc tài khác như Trung Quốc, những người bất đồng chính kiến sẽ còn bị giam cầm".

Ở đây có 2 vấn đề cần nói cho rõ.

1.
Hai dân biểu đã vô tình làm lộ ra ý đồ bắt Việt Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ để chống nước khác và cũng lộ ra chân tướng "độc tài" của Hoa Kỳ khi đã can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác bằng việc ép Việt Nam phải xay dựng thể chế chính trị với hệ thống pháp luật như Hoa Kỳ.

Việc làm đó vi phạm trắng trợn Khoản 7 điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc, theo đó, "Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào". 

Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 với việc “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Đến nay, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam…

Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình. Cụ thể: (1) cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia; (2) cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình; (3) cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; (4) cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác; (5) tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác.

2. 
Vì sao 2 dân biểu Hoa kỳ là Alan Lowenthal và Katie Porter lại bất chấp đạo đức, pháp luật và chủ quyền quốc gia để đòi trả tự do cho tên tội phạm người Mỹ gốc Việt có tên Michael Phương Minh Nguyễn?

Một cách vắn tắt: Họ bênh vực 
Michael Phương Minh Nguyễn vì tên này là một thứ công cụ để Mỹ lật đổ chế độ chính trị tại Việt Nam.

Michael Nguyễn hay còn gọi là Michael Nguyễn Phương Minh là kẻ bị bắt trong vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và đã bị Tòa án Nhân dân TP HCM đem ra xét xử công khai hồi giữa tháng 6/2019.

Theo cáo trạng, Nguyen Michael Phuong Minh (sinh năm 1964, quốc tịch Hoa Kỳ, cư trú tại Hoa Kỳ), Huỳnh Đức Thanh Bình (sinh năm 1996, ngụ Quận 10, TP HCM), Trần Long Phi (sinh năm 1998, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) đã cấu kết với đối tượng Lê Quốc Phong cùng thành lập, tham gia tổ chức “Quốc nội quật khởi”.

Tổ chức này hoạt động lập kế hoạch mua vũ khí, tuyên truyền, lôi kéo người tham gia biểu tình, chiếm trụ sở chính quyền ở Hà Nội và TP HCM, gây bạo loạn nhằm tiến tới lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để phục vụ ý đồ trên, Nguyen Michael Phuong Minh đã đưa cho Lê Quốc Phong 2.000 USD để làm kinh phí và mua vũ khí. Phuong Minh đã 2 lần nhập cảnh Việt Nam vào tháng 8/2017 và tháng 3/2018 để gặp mặt Huỳnh Đức Thanh Bình nhằm trao đổi, bàn bạc kế hoạch. Ngoài ra, các đối tượng thường trao đổi qua mạng xã hội, email… Nhờ sự móc nối của Bình, Phuong Minh gặp Phong ở TP HCM và gặp Phi ở Thái Lan.

Ngày 30/6/2018, cả nhóm tụ tập tại nhà bố của Bình là Huỳnh Đức Thịnh ở Đồng Nai để bàn bạc về cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 tại Bình Thuận và lên kế hoạch chuẩn bị bom xăng, ná bắn đá tấn công trụ sở cơ quan Nhà nước, chuẩn bị truyền đơn kêu gọi người tham gia. Dù không đồng ý tham gia nhưng do sợ Bình bị công an bắt nên bị cáo Huỳnh Đức Thịnh đã không tố giác tội phạm. Sau đó, các đối tượng còn đi các tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng, lôi kéo nhiều người tham gia. Ngày 7/7/2018, khi Phuong Minh, Bình, Phi quay lại TP HCM thì bị công an bắt giữ. Riêng đối tượng Lê Quốc Phong đã bỏ trốn và bị cơ quan ANĐT truy nã.

Trong quá trình điều tra, tất cả các đối tượng đều thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải. Chiều 24/6/2019, tại phiên sơ thẩm, TAND TP HCM tuyên phạt các bị cáo: Nguyen Michael Phuong Minh 12 năm tù; Huỳnh Đức Thanh Bình 10 năm tù; Trần Long Phi 8 năm tù; Huỳnh Đức Thịnh bị tuyên phạt 1 năm tù về tội “Không tố giác tội phạm”.

Trước đó, vào tháng 10/2018, 21 dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu gây áp lực phía Việt Nam nhằm trả tự do cho Nguyen Michael Phuong Minh.

Tiếp đến, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2019, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy đã nêu vụ công dân Mỹ Nguyen Michael Phuong Minh bị bắt giữ với chính quyền Việt Nam. Động thái này làm người ta nghi ngờ Michael là người của Chính phủ Mỹ được tạo điều kiện hoạt động phá hoại ở Việt Nam.

Hôm 10/6/2019, tờ Cali Today cho hay, đã có một cuộc điện đàm giữa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Daniel Kritenbrink và các dân biểu Hoa Kỳ quan tâm vụ Nguyen Michael Phuong Minh diễn ra. Theo đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nói với các Dân biểu Mỹ rằng tòa đại sứ sẽ yêu cầu Việt Nam trục xuất công dân Mỹ gốc Việt Nguyen Michael Phuong Minh sau phiên tòa sắp tới. Điều này có nghĩa, Hoa Kỳ đã biết rõ phía Việt Nam có đủ bằng chứng để buộc tội Michael Nguyễn khiến họ không thể bênh vực và buộc phải chấp nhận để Tòa án xét xử, sau đó mới xin được phía Việt Nam làm thủ tục trục xuất khỏi Việt Nam.

Nhờ chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam, mà Michael Nguyễn đã được đoàn tụ cùng gia đình vào ngày 21/10/2020. Nhưng ngay sau đó, tên này đã trơ trẽn nói rằng, bị Việt Nam ‘bắt cóc’ và ‘bí mật phóng thích". 

Trang fanpage của VOA viết: "Hôm 28/10, lần đầu tiên công dân Mỹ Michael Nguyễn nói về việc ông được “bí mật phóng thích”, những thử thách của ông khi bị giam cầm hơn hai năm ở Việt Nam, từ việc “bị bịt mắt”, “bắt cóc”, đến việc “bị thẩm vấn suốt 16 giờ liền trong nhiều ngày”, hay việc Bộ Ngoại giao Mỹ khuyên gia đình không nên tiết lộ công khai về trường hợp của ông". VOA dẫn lời Michael Nguyễn: “Về cơ bản, tôi đã bị bắt cóc, tôi và 3 người khác, bị bắt lên xe. Không có lý do nào được đưa ra cho tôi. Những người bắt tôi cũng không xuất trình giấy tờ. Những người mặc thường phục bắt tôi đi, họ bịt mắt, còng tay tôi, rồi đưa vào xe ôtô”; “Tôi bị giam giữ và thẩm vấn trong 16 giờ liền, suốt trong nhiều ngày” và “Việc phóng thích tôi hoàn toàn bí mật đối với tôi cho đến khi tôi có mặt tại sân bay ở Sài Gòn".

Sau khi được Nhà nước Việt Nam áp dụng chính sách nhân đạo, được về Mỹ đoàn tụ với gia đình, thay vì bày tỏ sự vui mừng, biết ơn Chính phủ Việt Nam thì Michael Nguyễn lại có hành động mà người Việt gọi là "Ăn cháo đá bát". Khi biết mình được an toàn, anh ta quay lại vu khống, bịa đặt mọi chuyện về Việt Nam.

Một người đọc thông viết thạo là có thể suy luận ngay lập tức rằng, không thể có chuyện bắt cóc, bởi nếu bắt cóc thì sẽ không có chuyện đem ra xét xử công khai và sẽ không có chuyện nhân viên Ngoại giao Mỹ tiếp nhận rồi đưa Michael Nguyễn về Mỹ được.

2 nhận xét:

  1. hai dân biểu đã vô tình làm lộ ra ý đồ bắt Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ để chống nước khác và cũng lộ ra chân tướng "độc tài" của Hoa Kỳ khi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác bằng việc ép Việt Nam phải xây dựng thể chế chính trị với hệ thống pháp luật như Hoa Kỳ

    Trả lờiXóa
  2. Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 với việc “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Đến nay, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam…

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog