Chia sẻ

Tre Làng

Phạt nặng hành vi xuyên tạc lịch sử trong hoạt động điện ảnh

Hành vi xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân... có thể bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.

Mua vé tại rạp chiếu phim. (Nguồn: Vietnam+)

Chính phủ ban hành Nghị định 128/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Nghị định 128/2022/NĐ-CP sửa quy định mức phạt hành vi vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.

Cụ thể, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh: xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.

Bên cạnh đó, kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa; gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội; thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân; kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.

Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định trên.

Nghị định quy định cụ thể mức phạt với hành vi vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.

Cụ thể, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng.

Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi gồm: phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng; phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại theo quy định; thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đã được cấp giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng; phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng.

Nghị định 128/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/2/2023./.

(TTXVN/Vietnam+)

13 nhận xét:

  1. phim điện ảnh đang ngày càng phát triển trên thị trường của Việt Nam, không chỉ là phim nước ngoài mà phim Việt cũng đang ngày càng có được vị trí trong ngành giải trí thế giới, nhưng không vì sự phát triển đó mà ta có thể bịa đặt, xuyên tạc bóp méo lịch sử của dân tộc, quốc gia

    Trả lờiXóa
  2. Trước khi quyết định làm về lịch sử trong hoạt động điện ảnh thì đầu tiên cần tìm hiểu kỹ về lịch sử trước, tránh để tình trạng sai sót mà dẫn đến xuyên tạc lịch sử, dẫn đến lưu truyền hình ảnh, sự kiện không đúng đắn đến người dân. Thậm chí các thế lực thù địch cũng sẽ lợi dụng chính những sai sót đó để chống lại Nhà nước ta!

    Trả lờiXóa
  3. có rất nhiều phim điện ảnh đã đưa vào đó khá nhiều yếu tố lịch sử, và mang lại thành công cũng như doanh thu của công ty đó, nhưng không vì thế mà chúng ta được lợi dụng lịch sử như một công cụ, phương tiện để sử đổi, cắt ghép rồi làm thành phim tùy tiện được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phim truyền hình có thể sẽ ít đưa vào những chi tiết mang tính lịch sử vì đó là do nhà nước sản xuất, còn các hãng phim điện ảnh, mặc dù đã qua kiểm duyệt những cũng không tránh khỏi một số sự cố liên quan đến những chi tiết lịch sử được dàn dựng trong phim, có thể không quá ảnh hưởng nhưng nó không phù hợp với giai đoạn lịch sử thời đó

      Xóa
  4. không thiếu gì những hình thức và phương pháp thực hiện để làm thành một tác phẩm điện ảnh thành công mà không vướng bận vào những sự cố liên quan tới những chi tiết lịch sử trong phim, vì sao lại cứ phải cố tình xâm phạm rồi sửa nọ, đổi kia, bóp méo sự thật, có khi còn ảnh hưởng đến chất lượng cũng như doanh thu của phim đó

    Trả lờiXóa
  5. Dù bộ phim hay thế nào nhưng có yếu tố xuyên tạc và xúc phạm lịch sử Việt Nam thì vĩnh viễn không nên phát sóng trên bất cứ nền tảng nào ở lãnh thổ Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các sản phẩm điện ảnh ở Việt Nam ra mắt nhiều nên không nhất thiết phải chiếu một bộ phim có nội dung xuyên tạc sự thật chỉ vì nó hay được, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc là thiêng liêng nhất, người dân Việt cũng không bao giờ ủng hộ nhưng tác phẩm như thế

      Xóa
  6. Chủ trương nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề lịch sử là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn và khách quan. Việt Nam mong muốn các bên có những việc làm thiết thực để đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  7. Phim ảnh cũng chỉ là một mặt trận thôi, xem phim nhưng không quên lịch sử, chủ quyền đất nước. Tẩy chay triệt để những dự án kiều này. Hãy chấm dứt việc u mê mù quáng.

    Trả lờiXóa
  8. Việc để hình ảnh sai trái về lịch sử, chính trị vào những tác phẩm nghệ thuật là một tính toán có chủ đích của họ. Khi khái niệm “đường lưỡi bò” không được quốc tế công nhận, họ lựa chọn nhiều kênh, nhiều cách khác để truyền bá mà phim ảnh là con đường ngắn và dễ xâm nhập nhất. Nếu không cảnh giác, khán giả, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng độc hại này

    Trả lờiXóa
  9. Câu chuyện phim nước ngoài cài cắm yếu tố xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chủ quyền Việt Nam... từ xưa đến nay không hiếm, tuy nhiên nhận thức của những người yêu phim, đặc biệt là giới trẻ ngày càng thay đổi.

    Trả lờiXóa
  10. Một số nội dung của doanh nghiệp nước ngoài không biên tập, phân loại, cảnh báo theo quy định pháp luật Việt Nam, dẫn tới nhiều nội dung vi phạm các điều cấm như xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. Xuyên tạc lịch sử, bôi lem chế độ, sử dụng mạng lưới phim ảnh để bôi xấu tẩy trắng thay đen là những gì bọn này đang làm và làm một cách tràn lan. Nếu như không có chế tài, không có biện pháp xử lý, không có những quy định thì thực ra khó kiểm soát được những hiện tượng như này. Do vậy, phải xử lý thật nghiêm, thật nặng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog