Chia sẻ

Tre Làng

Hoa Kỳ xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dùng Twitter

Cuteo@

Mỹ vẫn thường vỗ ngực tự hào là quốc gia đứng đầu về 
"Tự do, dân chủ, nhân quyền" và vẫn dùng cây gậy "Tự do, dân chủ, nhân quyền" để ép buộc các nước khác phải hành động theo Mỹ. Nhưng thật trớ trêu, chính Mỹ lại là quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. 

Trong một video mới đây được đăng trên Twitter, Giám đốc điều hành Twitter Elon Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng chính phủ Hoa Kỳ có toàn quyền truy cập vào thông tin trò chuyện riêng tư của người dùng Twitter và điều này khiến ông bị sốc.

Musk cho biết, "Chính phủ phần lớn kiểm soát mọi thứ xảy ra trên Twitter, thậm chí bao gồm cả các tin nhắn trò chuyện riêng tư giữa những người dùng, điều này làm tôi ngạc nhiên".

Một bài đăng trên New York Times ngày 2/4/2023 cho thấy, chính phủ Mỹ đã bị phanh phui việc sử dụng phần mềm gián điệp NSO để bí mật theo dõi người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền riêng tư và bảo mật của người dùng Internet, đồng thời khiến dư luận đặt câu hỏi về việc theo dõi và giám sát "bừa bãi" tại Hoa Kỳ.

Cách hành xử của chính quyền Mỹ đã vi phạm trắng trợ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Mời xem Video cuộc phóng vẫn giữa Elon Musk và phóng viên Fox News:


Chúng ta vẫn nghĩ rằng, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Nhưng, tiết lộ của Elon Musk khiến chúng ta ngạc nhiên và sốc.
"Chính quyền Hoa Kỳ có toàn quyền truy cập vào mọi thứ xảy ra trên Twitter, bao gồm cả tin nhắn riêng tư của người dùng"

Elon Musk
Liên quan đến câu chuyện này, cả Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đều ghi nhận giống nhau: mỗi người đều được bảo vệ về những điều riêng tư trong đời sống cá nhân, gia đình, nơi ở và thư tín.

Điều 12 trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 (UDHR) ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân; mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”

Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) nêu rằng: “Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”

Theo đoạn 10 của điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật.

Đối chiếu 2 điều nói trên đã cho thấy Mỹ đã vi phạm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Và nếu như c
huyện này mà ở xảy ra ở Việt Nam thì chắc chắn là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và sẽ bị lên án.

Ở Việt Nam, đời tư và bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi công dân. Pháp luật có những quy định về quyền bí mật đời tư không chỉ trong Bộ luật dân sự mà còn đề cập trong một số văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Bộ luật Tố tụng Dân sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Quản lý Thuế, Luật Công nghệ thông tin, Luật giao dịch điện tử, Luật phòng chống tham nhũng…cao nhất là được ghi nhận trong Hiến Pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền bí mật đời tư của cá nhân.

Bài viết của Tre Làng Blog.

4 nhận xét:

  1. ít nhất thì Việt Nam vẫn đang làm rất tốt trong công tác đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, tôn trọng quyền riêng tư của công dân, quyền được giữ bí mật thông tin trò chuyện, trao đổi của mình, chứ chưa đến mức xâm phạm như vậy

    Trả lờiXóa
  2. Mẽo ngày xưa còn dính bê bối nghe lén cuộc gọi của thủ tướng Đức thì phải, đến nước đối tác chúng còn dám làm thế thì có gì mà không thể xảy ra, nếu việc kiểm soát nội dung tin nhắn twitter xảy ra thì nguy cơ các công ty khác bị chính phủ kiểm soát thông tin người dùng, tin nhắn trò chuyện là điều hoàn toàn có thể xảy ra

    Trả lờiXóa
  3. nhân quyền như thế mà nhiều con người đã từ bỏ quốc gia, nơi mình chôn rau cắt rốn, lớn lên và phát triển để mà đi theo con đường tìm đến miền đất hứa, nơi mà các cuộc trò chuyện trên tin nhắn đều có thể bị rò rỉ và theo dõi, bị kiểm soát như vậy mà vẫn đam mê sao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ bỏ là vì ở Việt Nam không chứa được chúng nữa đó bạn, một phần cũng vì đám này tham cuộc sống vinh hòa của phương tây thông qua các lời kể mà không có trải nghiệm thực tế nữa

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog