Chia sẻ

Tre Làng

Sự ảo tưởng quyền lực ở showbiz đã tạo nên lớp ngôi sao không biết mình là ai

Để có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn cho câu chuyện những ồn ào về danh vọng showbiz Việt, chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn đã nêu lên những quan điểm của mình.

Ảnh minh họa

Câu chuyện về ảo tưởng quyền lực showbiz không phải chỉ là chuyện tranh cãi gần đây, khi Đàm Vĩnh Hưng giới thiệu dự án phim về cuộc đời mình với cái tên "The King: Hào quang rực rỡ" đầy phô trương để rồi sau đó phải bỏ chữ The King vì bị công chúng phản ứng gay gắt.

Những lùm xùm về ở showbiz Việt là câu chuyện dai dẳng, xảy ra từ năm này sang năm khác. Song, đó lại chẳng phải những ồn ào nhằm mục đích phát triển văn hoá, mà lại là những scandal cãi vã đơn thuần, khiến bức tranh tổng thể về showbiz ngày một trở nên bệ rạc hơn.

Nếu chúng ta coi giới showbiz như một phần của văn hóa đại chúng người Việt thì đó là một bức tranh khá buồn

Còn nhiều sự ảo tưởng sẽ càng làm showbiz đi xuống

Tôi muốn dùng từ u uất. Bởi một nền showbiz mà lẽ ra phải là nơi khai phóng và bồi đắp nền văn hóa, thì lại là nơi phản chiếu chất lượng dưới ngưỡng kỳ vọng của chúng ta. Bộ phim với cái tên "đao to búa lớn" như một bằng chứng cho ta thấy rằng showbiz nay dường như là sự cộng hưởng của những khoa trương ồn ã hơn là những thanh âm dìu dặt, trang nhã, chất chứa văn hóa mà ta vẫn hằng mong.

Thực ra, trong thời đại bùng nổ của các công cụ truyền thông cá nhân, những thông tin tiêu cực đang chiếm dụng không gian mạng một cách áp đảo. Người nghệ sĩ có thêm công cụ dễ dàng để đánh bóng hình ảnh mình lấp lánh và màu mè hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với sự thổi phồng, phô trương, khoe mẽ… đến từ khát khao muốn thu hút sự chú ý bằng mọi giá. Một kéo thủ biết hát, giỏi làm truyền thông, tự gọi mình là ông hoàng này, nhà vua kia… chẳng hơn gì những trò hề khua chiêng, gõ mõ trên không gian truyền thông.

Nền giải trí bây giờ có vẻ được sắp xếp dựa trên sự hỗn nguyên, chao đảo của các giá trị, nghĩa là chẳng có chuẩn mực gì hết! Văn hóa ứng xử của nghệ sĩ đang đi xuống và chất lượng sản phẩm không phải là thứ hướng đến cuối cùng của không ít nghệ sĩ. Trong đó, sự dễ dãi của công chúng, cộng với ảo tưởng và "ngáo" về quyền lực trong giới giải trí, tạo ra một tầng lớp ngôi sao chưa thể nhận thức được giá trị và vị trí thực của tên tuổi của mình nằm ở đâu.

"Cuộc đời này không có gì là đúng hay sai". Vậy nên, tôi không phán xét câu chuyện hào quang vừa qua ở trục sai đúng. Tôi chỉ xét ở trực hợp tình hợp lý, và rõ ràng, danh hiệu ‘nhà vua’ xuất hiện trong bộ phim đang ở mức tự mãn, là sự ngáo ngơ, huyễn hoặc và ích kỉ khi đề cao cái tôi của bản thân.

Thực ra, giữa việc nghệ sĩ sống bởi đám đông và trục lợi đám đông là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu người nghệ sĩ biết ơn thì đã chẳng bao giờ có chuyện chửi mắng khán giả. Lúc đấy, người nghệ sĩ biết rằng nhờ có khán giả mà mình được như ngày hôm nay, họ hiểu rằng mình đang sống dựa vào tình yêu thương của khán giả. Vô tình hay hữu ý, trực tiếp hay gián tiếp thì khán giả/đám đông vẫn là người nuôi sống nghệ sĩ đấy thôi. Đừng trơ trẽn quay lại dạy đạo đức cho công chúng. Hãy cứ sòng phẳng mà nói câu cảm ơn.

Mọi ngành nghề đều chân chính, đều là bỏ sức lao động, bỏ chất xám ra để kiếm tiền và nó công bằng như nhau. Do đó, nghề nghệ sĩ không có gì cao quý và cũng không có gì phải hy sinh hơn những nghề khác. Không thể nói nghề này có cái tôi cao hơn nghề kia.

Nghề nghiệp nào mà đủ sáng tạo thì đều có những thăng hoa của họ, mà nghề nào cũng phải vật lộn, sáng tạo thì sản phẩm mới tạo được dấu ấn. Người nghệ sĩ đâu phải vị cứu tinh cho nhân loại mà lúc nào cũng đòi hỏi cần được đặc quyền riêng về sự đánh giá.

Công chúng xin đừng dễ dãi

Dẫu vậy, không thể quy hết trách nhiệm về phía nghệ sĩ. Khán giả Việt phải công nhận vẫn còn quá dễ dãi với những ông hoàng tự xưng, thiếu năng lực nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng thừa sự hoang tưởng. Một khi khán giả vẫn còn mê mẩn sự ồn ào, thì những nghệ sĩ tự xưng mình là ông hoàng, bà chúa sẽ mãi tồn tại. Trên một mảnh đất hoang vu sẽ có nhiều cỏ dại và hoa chen lấn mọc lẫn nhau. Trong một khu vườn của một người làm vườn chuyên nghiệp, họ sẽ biết rằng phải làm thế nào để những loài hoa đẹp mọc lên khoe sắc. Vấn đề quan trọng là cần tạo ra một khu vườn có tính chọn lọc cao với chỉ những bông hoa đẹp nhất được chăm sóc. Sự thiếu chuẩn mực đã tạo ra những sản phẩm thiếu phẩm cấp và chính nó đã quay lại định đoạt, đánh giá những người đã tạo nên họ.

Là một người làm việc và sinh sống ở châu Âu, tôi thấy rõ ràng những chuyện tương tự không bao giờ xảy ra ở nước ngoài. Ở những nước như Đức, nghệ sĩ hoàn toàn không có một phát ngôn nào tiêu cực với công chúng. Nếu có, họ ngay lập tức sẽ bị tẩy chay và nhận một bản án từ khán giả. Tôi cho rằng chính chúng ta, những khán giả, đều nên có những tiêu chuẩn nhất định trong việc định đoạt phẩm cấp của một nghệ sĩ.

Đàm Vĩnh Hưng - ca sĩ vướng nhiều ồn ào trong thời gian hoạt động nghệ thuật.

Không thể ép bất cứ ai tin vào điều gì nếu họ không thực sự muốn. Sự định đoạt, sự trôi dạt niềm tin của khán giả ra sao là do năng lực nhận thức từ chính những người của công chúng đó. Nền tảng của họ sẽ là cục nam châm đầy sức mạnh từ tính để hút lấy những điều tử tế.

Nghề chính của tôi là về cố vấn truyền thông và xử lý khủng hoảng, tôi thấy có những người cố tình tạo ra khủng hoảng để trục lợi. Ở showbiz, sự ứng dụng đôi khi cực kì ngây thơ và sơ khai với những cách gây ồn ào để tạo sự chú ý. Tôi nghĩ, đó đều là những chiêu trò rất lố, và bất cứ "nghệ sĩ" nào dùng đến cách đó để được quan tâm - phẩm cấp cũng chỉ là hạng xoàng xĩnh mà thôi.

***

Chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn hiện đang sinh sống và làm việc tại CHLB Đức. Ông là Chủ tịch Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) - một hãng vận động hành lang và quản trị danh tiếng ở CHLB Đức, do người Việt làm chủ.

Chuyên gia Lê Ngọc Sơn từng nhận Giải thưởng xuất sắc về Quản trị khủng hoảng và Vận động Hành lang ở châu Âu (Excellence in Crisis Management and Lobby Industry) do Global Brands Magazine công bố năm 2021.

Nguồn: Linh Lam
Báo Phụ nữ Việt Nam

27 nhận xét:

  1. Tự cho mình cao hơn công chúng, không ít nghệ sĩ hở cái là lên mặt dạy đời khán giả. Họ coi mình là ngôi sao, hoạt động nghệ thuật là sự ban ơn để công chúng thụ hưởng chứ không phải là mối quan hệ hai chiều, tương trợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được ca tụng, không ít nghệ sĩ cứ thế "ảo tưởng sức mạnh", tự tin một cách mù quáng. Và khi đã cho mình đứng trên tầm cao, họ nhìn xuống khán giả với một thái độ trịch thượng, coi thường.

      Xóa
    2. cũng như ếch ngồi đáy giếng mà thôi, cứ tưởng mình đang ngồi trên ngai vàng, trên đỉnh vinh quang với hàng triệu triệu người hâm mộ ủng hộ, nhưng không biết rằng mình vẫn chỉ là một chấm nhỏ so với hàng loạt nghệ sĩ quốc tế hàng đầu

      Xóa
  2. Thói quen xướng tụng vô tội vạ của báo lá cải lẫn người hâm mộ đã khiến nghệ sĩ mắc bệnh ngôi sao, tự coi mình là vua chúa không ngai trong lĩnh vực nghệ thuật. Nào là "ông hoàng nhạc Việt", "nữ hoàng nhạc dance", nào là "hoàng tử nhạc tình", "công chúa nhạc pop", "nữ hoàng giải trí"…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người hâm mộ là người quyết định phần lớn sự nổi tiếng của bạn, nếu bạn cứ xem người hâm mộ như một công cụ để giúp bạn định hướng dư luận theo những hành động, lời nói của bạn thì bạn sai lầm rồi, đừng bao giờ tự cao tự đại như vậy

      Xóa
  3. Mỗi status hay mỗi lần livestream của họ có hàng trăm nghìn người theo dõi, bình luận, tung hô. Có lẽ vì thế mà họ sớm bị ảo tưởng về một thứ quyền lực trên mạng, rằng mỗi khi mình lên tiếng về một vấn đề nào đó, là đương nhiên sẽ có nhiều người ủng hộ, không cần biết đúng hay sai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mỗi lần như vậy là họ lại càng cảm thấy tự tin hơn trong việc đăng tải nhiều bài viết, hay đưa ra những câu nói, hành động có tầm ảnh hưởng, điều hướng dư luận, không chỉ đơn giản là tự tin mà thậm chí là tự cao tự đại, dựa vào lượng fan của mình

      Xóa
  4. Mạng xã hội là ảo nhưng hậu quả, hệ lụy mà nó mang lại là thật với những người lợi dụng mục đích tốt để thực hiện hành vi xấu. Không thể phủ nhận sức hút của mạng xã hội với những lời khen "có cánh" từ hàng trăm, hàng nghìn người xa lạ thì ai cũng có thể trở thành "người nổi tiếng", thế nhưng hãy tỉnh táo khi sử dụng chúng, đừng vì "mờ mắt, ù tai" mà tự cho mình là "người hùng trên mạng" và đứng ngoài pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pháp luật cho phép tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của công dân. Tuy nhiên, quyền tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật. Muốn làm người nổi tiếng trên mạng xã hội không có gì là sai, nhưng phải theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước những phát ngôn, hành vi của mình, nếu không, cái giá phải trả là rất đắt!

      Xóa
  5. Không phải ngẫu nhiên niềm tin của công chúng bị xói mòn, nó được bồi bởi vô số scandal của nghệ sĩ. Scandal đó không chỉ đến từ những người mới chập chững vào nghề, mà lại được tạo nên từ hàng loạt ngôi sao hạng A. Họ đã có những phát ngôn, hành động đề cao bản thân, đặt vị trí của mình hơn tất cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghệ sĩ bầy giờ nhiều người cứ nghĩ mình là mẹ thiên hạ hay sao mà đôi khi lại có những thái độ hơi khó gần đối với người hâm mộ, họ được nổi tiếng như vậy một phần lớn là do sự ủng hộ của người hâm mộ, vậy mà đến khi gặp người hâm mộ thì một số nghệ sĩ lại tỏ ra khó gần, tự cho mình là người thuộc đẳng cấp khác, rồi có những hành động bẻ lái dư luận, xôn xao công chúng

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Gần đây nhất, Trấn Thành khiến khán giả và nhiều đồng nghiệp phản ứng vì thái độ trịch thượng của anh khi phát biểu "Đời nghệ sĩ khó nuốt". Anh ấm ức, khóc nức nở như đang mang trong mình biết bao sự tức giận: "Ai thích tiền, muốn nếm hào quang thì hãy nếm nó đi để biết nó là cái gì".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. họ cứ thấy nhiều người hâm mộ theo đuổi mình, theo dõi mình, lấy đó làm bệ đỡ để từ đó có những hành động lớn hơn, ảnh hưởng đến dư luận và xã hội nhiều hơn, người hâm mộ cũng theo thần tượng của mình mà cho rằng thần tượng của mình làm như thế là đúng

      Xóa
    2. Chấp nhận đứng trên sân khấu, cao hơn khán giả một bậc, mọi ánh sáng hướng vào người, bao nhiêu danh vọng và lợi ích vật chất hưởng được thì cũng phải chịu được trách nhiệm cao, người kêu van không xứng đứng trên sân khấu, xuống ghế khán giả ngồi và nhường đi

      Xóa
  8. Là ca sĩ tai tiếng bậc nhất Vbiz, Đàm Vĩnh Hưng trước đó có nhiều phát ngôn dậy sóng dư luận. Năm 2019, nam ca sĩ nhận "gạch đá" vì tự xưng "Đàm Vĩnh Hưng là vùng đất cấm". Không ai có thể ở trên đỉnh cao mãi mãi, ngay cả vua cũng không thể mãi ngồi ngại vàng, trị vì đời đời, vì thế đây được cho là một trong những phát ngôn ảo tưởng quyền lực nặng nề của Đàm Vĩnh Hưng. Trên VTV, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng ở Việt Nam, tính háo danh có ở nhiều người Việt, có từ lâu đời. Háo danh là từ mang ý nghĩa tiêu cực, thể hiện đó là người coi trọng danh tiếng, phô trương danh tiếng trên mức cần thiết và trên mức bản thân có

    Trả lờiXóa
  9. Trong một cuộc họp báo ra mắt sản phẩm âm nhạc cách đây không lâu, một nghệ sĩ lớn tuổi (xin được giấu tên) đã phải thốt lên đầy cay đắng: "Chưa bao giờ showbiz Việt lại nhiều "ông hoàng", "bà hoàng", "hoàng tử", "công chúa"… đến vậy. Ai cũng có thể tự phong cho mình là ông này, bà nọ… Ai cũng chỉ lo kiếm danh hiệu mà không lo lao động nghệ thuật, không chịu cống hiến, rồi nghệ thuật sẽ về đâu? Cứ đà này, showbiz sẽ loạn dần lên như một cái chợ ảo". Những câu nói của nghệ sĩ này nghe qua có vẻ hơi chua cay… nhưng thực tế thì những điều đó đang dần hiện ra rất rõ

    Trả lờiXóa
  10. Bằng chứng là mới chỉ có mấy năm nay thôi, danh xưng tự phong trong showbiz Việt đã dài ra như sổ ghi nợ của một chủ tiệm tạp hóa. Nào là "Ông hoàng nhạc Việt", "Ông hoàng nhạc sến", "Hoàng tử tình ca", "Hoàng tử nhạc Pop", "Vua nhạc sàn"… rồi đến "Nữ hoàng phòng trà", "Nữ hoàng giải trí", "Nữ hoàng ảnh lịch", "Nữ hoàng Bolero", "Ngọc nữ bolero", "Nữ hoàng nhạc dance", "Nữ hoàng thị phi", "Nữ hoàng dao kéo", "Nữ hoàng nội y"... Những cái danh đọc qua thì rất kêu nhưng công chúng thì bội phần ngán ngẩm. Bởi đó chỉ là những cái danh "kêu to" nhưng "rỗng ruột". Thậm chí, có nhiều người công chúng chẳng biết họ là ai, họ có những đóng góp gì cho nghệ thuật, mang lại chân giá trị gì cho cộng đồng ngoài những scandal trời ơi đất hỡi

    Trả lờiXóa
  11. Vậy ai đã đúc "ngai vàng" cho các ông hoàng, bà hoàng… trong showbiz? Câu trả lời rất đơn giản là "không ai cả". Đến ngay như những nghệ sĩ gạo cội, từng vào sinh ra tử nơi chiến trường ác liệt, cả một đời ngụp lặn với kiếp "con tằm vương nghiệp nhả tơ", cống hiến cho nghệ thuật bao vai diễn để đời, bao tác phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng… còn chưa bao giờ dám vỗ ngực xưng danh huống hồ là chuyện được "đúc ngai vàng". Ngay cả những giọng ca được khán giả ưu ái gọi là "diva", "divo" thì họ cũng chỉ âm thầm cống hiến, nghiêm túc lao động nghệ thuật chứ chưa bao giờ tỏ ra mình đẳng cấp hơn người.

    Trả lờiXóa
  12. Hoa Co May23:21 19/4/23

    Công nhận là anh ca sĩ kia hát hay thật, nổi tiếng với nhiều fan hâm mộ trung thành, nhưng showbiz là tập hợp của các nghệ sĩ chứ không phải một mình anh ta mà sản xuất luôn cả bộ phim cho rằng mình là vua trong làng nghệ sĩ, như thế là quá tự cao và động chạm đến không ít nghệ sỹ có tên tuổi, họ cũng cống hiến và nổi tiếng mà còn chưa một lần vỗ ngực

    Trả lờiXóa
  13. rất tâm đắc những gì bài báo viết: “ Mọi ngành nghề đều chân chính, đều là bỏ sức lao động, bỏ chất xám ra để kiếm tiền và nó công bằng như nhau. Do đó, nghề nghệ sĩ không có gì CAO QUÝ và cũng không có gì phải HY SINH hơn những nghề khác. Không thể nói nghề này có cái tôi cao hơn nghề kia.”

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. "Ảo tưởng", "ngáo quyền lực" là cụm từ khán giả nhắc tới nhiều trong thời gian qua, nói về tình trạng nghệ sĩ tự đặt mình ở vị trí cao hơn tất cả. Căn bệnh này nở nộ hơn khi mạng xã hội phát triển, mỗi nghệ sĩ đều có trang cá nhân, fanpage, YouTube riêng và tự đó họ phát ngôn một cách vô tội vạ

    Trả lờiXóa
  16. đã theo con đường nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ cần nâng cao ý thức trách nhiệm với nghề, xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi nghệ sĩ cần thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của người công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, có ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, xã hội.

    Trả lờiXóa
  17. Theo tôi, văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng vì vậy họ nên là tấm gương tốt, truyền cảm hứng cho người dân. Nghệ sĩ nên hiểu rằng đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm của họ. Nghệ sĩ là người của công chúng, hưởng đặc quyền của người nổi tiếng thì phải cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói, giữ hình ảnh.

    Trả lờiXóa
  18. làm nghệ sĩ nổi tiếng mặc dù có chút áp lực về công việc nhưng thực sự rất tự hào, hãnh diện và hạnh phúc. Đạt được vinh quang đó là mong ước của rất nhiều người. Nhưng một khi đạt vinh quang rồi lại than van kể khổ, rồi lại khóc lóc với thiên hạ. Hành động đó bản chất là ích kỷ, là coi thường khán giả

    Trả lờiXóa
  19. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm, nuôi dưỡng tâm hồn công chúng, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của họ. Ngược lại khán giả không chỉ trả công cho nghệ sĩ mà còn nuôi sống nghệ sĩ về mặt tinh thần. Sự ủng hộ, động viên của khán giả là động lực để nghệ sĩ tồn tại và tạo nên những tác phẩm giá trị.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog