Chia sẻ

Tre Làng

Fber Trần Minh Lợi và thủ đoạn gài bẫy hối lộ để làm tiền cả hai bên

Cuteo@

Ngày hôm qua 1/12/2023, Cơ quan điều tra công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt tạm giam Trần Minh Lợi để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Do vụ án đang trong quá trình điều tra nên các chi tiết chưa được tiết lô.

Liên quan đến vụ này, tôi đã viết Trần Minh Lợi được biết đến là một Fbker nổi tiếng Tây Nguyên, được nhiều người phong là “Người hùng chống tham nhũng”. Tuy nhiên, chính Trần Minh Lợi lại lợi dụng danh nghĩa chống tham nhũng để cưỡng đoạt tài sản, trục lợi cá nhân. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về Trần Minh Lợi, tôi xin lược lại về quá khứ bất hảo của anh ta trong vụ án mà anh ta là đồng phạm, xảy ra tại huyện Đắk Mil từ năm 2016 và bị TAND Tối cao tại TP. HCM tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù giam về tội “Đưa hối lộ” vào hôm 11/7/2018.

Xin nói ngay, Trần Minh Lợi là kẻ chuyên đi gài bẫy đưa và nhận hối lộ để sau khi có chứng cứ bằng bản ghi âm ghi hình, anh ta sẽ cưỡng đoạt tiền cả bên đưa và bên nhận. Ngoài ra, anh ta còn sử dụng những chứng cứ đó để khống chế sử dụng các nạn nhân vào các mục đích kiếm tiền lâu dài.

Trần Minh Lợi từng là người mà đám luật sư dân chủ như Lê Luân, Võ An Đôn và đám kền kền báo chí tung hô là anh hùng chống tham nhũng ở Tây Nguyên, rồi tru tréo như sói hoang lên rằng, "Công an bắt người chống tham nhũng", "Bắt người tố công an nhận hối lộ", "Chống tham nhũng, bị Tham nhũng chống" ...blah, blah.

Hồi mới bị bắt, lũ kền kền báo chí giật tít làm cho người đọc hiểu Trần Minh Lợi bị bắt là do công an trả thù. Nhưng thực tế, gã bị bắt vì gài bẫy, làm tiền những cá nhân có liên quan đến vụ việc. Anh này chơi trò gài bẫy rồi tống tiền nhiều vụ cả 2 bên với thủ đoạn cực kỳ tinh vi để chống lại các thủ pháp điều tra. Các bạn nên tham khảo ở đây:


Trong số kền kền ấy, nổi tiếng nhất là kền kền Tuổi Trẻ với bài "Công an khám nhà người tố công an nhận 60 triệu đồng.". Link dưới:


Sau khi bài đăng, con kền kền Mai Phan Lợi bên trang Diễn Đàn Nhà Báo Trẻ đã bèn thổi bùng ngọn lửa dư luận bằng cách hỏi nguyên văn như sau: "Chống tham nhũng và bị tham nhũng...chống?". Đó là cách chúng mớm cho dư luận chửi công an như hát hay.

Thực tế, đây là vụ khám xét nhà Trần Minh Lợi khi gã cố tình gài bẫy đưa hối lộ Giám đốc sở Y tế Đăk Lắk và bị tố cáo.

Cụ thể, Trần Minh Lợi đến nhà Giám đốc sở Y tế Đăk Lắk để gài bẫy bằng cách nỉ non, xin xỏ, hứa hẹn (có ghi âm, ghi hình bí mật) sau đó cố tình để lại cục tiền ở nhà Giám đốc Sở y tế Đăk Lắk khi ông này vắng nhà. Mặc dù con gái của Giám đốc sở y tế đã từ chối và nói không nhận, đề nghị anh cầm tiền về. Thế nhưng anh Lợi vẫn bí mật để lại cục tiền đồng thời bí mật quay phim và sau một thời gian cò cưa, khi không đạt được mục đích, anh tung đoạn clip dài 2 phút 59 giây, tố cáo cô Doãn Phương Linh, dược sỹ, đã nhận tiền doanh nghiệp tại nhà bố đẻ của cô là ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế của tỉnh. Trong clip, giọng anh Lợi rất rõ và thể hiện việc cố tình gài bẫy cô con gái vị Giám đốc.

Trần Minh Lợi từng "thắng đậm" nhiều vụ như thế này nên tự tin mà không biết rằng, khi cô Linh phát hiện cục tiền anh để lại, cô đã gọi điện cho anh quay lại lấy nhưng không được nên đã giao nộp cho cơ quan công an vào ngày 8/3/16. Nhưng rất tiếc, anh Lợi lại tố cáo ông Giám đốc nhận tiền hối lộ vào ngày 13/3/16. Xem Link dưới:


Tham thì thâm. Chiều ngày 22/3, công an Đăk Nông đã bắt khẩn cấp Trần Minh Lợi vì hành vi đưa hối lộ. Và câu chuyện này được con kền kền Tuổi Trẻ phù phép thổi thành Công an khám nhà người tố công an nhận 60 triệu đồng.

Anh LS Trần Đình Triển cũng phải kết luận: Trần Minh Lợi là một loại tội phạm kiểu mới (xem ở đây).

Thủ đoạn của Trần Minh Lợi đơn giản nhưng lừa được khá nhiều người.

Đầu tiên anh lập Nick facebook, lấy tên là "Chống giặc nội xâm" để lòe bịp và cũng là tranh thủ sự ủng hộ của đám đông. Cùng với việc đó, anh bỏ tiền đầu tư vào việc mua sắm rất nhiều phương tiện ghi hình, ghi âm bí mật cùng với việc lắp đặt rất nhiều camera trong nhà mình.

Bước tiếp theo là tìm mồi.

Anh Lợi liên hệ với những người muốn hối lộ để giải quyết công việc cho nhanh, hoặc những người có oan khuất với cán bộ, rồi động viên họ đưa hối lộ với cam kết sẽ quay clip giúp họ thúc đẩy công việc nhanh hơn hoặc đòi lại công bằng cho họ. Khi những con mồi đồng ý theo kế hoạch do anh Lợi vạch ra, anh sẽ có được clip ĐƯA VÀ NHẬN hối lộ.

Bước cuối cùng là đe dọa các nạn nhân bằng cách phân tích các điều luật kèm theo hậu quả để làm tiền. Tính chất lưu manh của Trần Minh Lợi thể hiện ở chỗ, anh không chỉ làm tiền người nhận hối lộ mà còn làm tiền ngay cả những người mà anh bố trí để cho họ đưa hối lộ.

Ban đầu, anh gọi điện thoại liên lạc mời Cafe và “nhấn nhá” lấp lửng rất nhiều thông tin nhằm đe dọa người nhận hối lộ với cường độ tăng dần. Mục đích là để người đã nhận hối lộ hiểu rằng Lợi đã có tài liệu bằng âm thanh, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của họ.

Khi con mồi bộc lộ sự lúng túng, sợ hãi thì Lợi bắt đầu gợi ý đến nhà của gã trao đổi. Việc trao đổi dĩ nhiên bằng tiền để được giữ kín.

Mọi hoạt động trao đổi tại nhà Lợi đều được một hệ thống 8 camera ghi lại để "phòng thân".

Đáng lưu ý, quá trình trao đổi này, Lợi không nói một lời nào. Gã dùng bút viết yêu cầu số tiền lên giấy, sau đó đẩy về phía nạn nhân để thương lượng. Xong việc Lợi mang tờ giấy vào buồng cất giữ.

Thâm hiểm và cao tay hơn, để đổ tội lên đầu nạn nhân phòng khi bị phát giác, trong những lần trao đổi, Trần Minh Lợi đều dùng điện thoại của nạn nhân rồi tự nhắn vào điện thoại của Lợi những nội dung đề nghị được đưa tiền để Lợi bỏ qua, nhưng Lợi không hề nhắn tin trả lời. Đề phòng các nạn nhân gài bẫy ghi lại cuộc trao đổi, nên tất cả các trường hợp nạn nhân gọi điện thoại cho Lợi để trao đổi thì Lợi chỉ nói đúng 1 câu, "các chú muốn nói chuyện với anh thì đến nhà chơi". Ngoài ra không nói gì thêm.

Tất cả các Files ghi âm, ghi hình, giấy viết, tin nhắn mà Lợi thu thập được đều được gã tích lũy. Điều này có nghĩa, Lợi có ý thức phòng thủ để sử dụng lâu dài. Các nạn nhân, không chỉ mất tiền một lần mà có thể là nhiều lần và cũng có thể phải làm những việc mà họ không muốn theo yêu cầu của Lợi.

Đối với những người ĐƯA HỐI LỘ, Trần Minh Lợi sau đó cũng áp dụng thủ đoạn y hệt như với người NHẬN HỐI LỘ. Như vậy, nếu đã gài được bẫy, Lợi làm tiền cả 2 bên, đưa và nhận.

Ở đây có 2 điểm đáng chú ý về sự nguy hiểm của của kiểu tội phạm này, đó là (1) gài bẫy để làm tiền cả bên đưa và bên nhận và (2) để khống chế lâu dài và điều khiển các nạn nhân thực hiện các công việc theo ý muốn của Lợi. Điển hình là trường hợp khống chế được Trung úy Bình, Lợi yêu cầu Bình can thiệp để cho các đối tượng được tại ngoại.

Về mặt công khai, cơ quan điều tra mới chỉ công bố 3 vụ: (1) vụ Trung úy Bình nhận hối lộ 60 triệu trong vụ bắt bạc, (2) vụ gài bẫy đưa hối lộ nhà Giám đốc sở y tế, và (3) vụ vay vốn ngân hàng Đại Lộc. vậy còn bao nhiêu vụ nữa Lợi gài bẫy làm tiền trót lọt?

Với bản tính lưu manh, tâm địa độc ác như Lợi không bị quả báo mới lạ.

Xem link trên dân Trí dù bài viết chưa phản ảnh hết các ngóc ngách vấn đề:


***

Sau đây là lời khai rất đáng suy ngẫm của bị cáo Lãnh Thanh Bình (nguyên trung úy, đội trinh sát Công an huyện Đắk Mil), người bị Viện KSND tỉnh Đắk Nông truy tố tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Do không có chứng cứ nên lời khai này không được xem là cơ sở để luận tội Trần Minh Lợi. Tuy nhiên, những ai đã từng "giao dịch" với Trần Minh Lợi thì chắc sẽ không lạ lẫm gì với những thủ đoạn này.

(Lược trích theo bài đăng trên báo Pháp luật ngày 24/3/2017).

Bình khai, được giao nhiệm vụ trinh sát bắt vụ án đánh bạc xảy ra tại xã Thuận An (Đắk Mil) vào ngày 15-1-2016. Sau khi bắt giữ các đối tượng đánh bạc, Trí, An là người nhà các con bạc đã liên hệ với Bình để xin tại ngoại cho người thân. Bị cáo trả lời là không giúp được vì chỉ là trinh sát, Y Nam (thiếu tá, nguyên là Đội phó Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Đắk Mil) là người được phân công điều tra.

Theo Bình, khi Trí, An liên hệ xin tại ngoại, bị cáo không đề cập gì đến số tiền lo tại ngoại. Số tiền 20 triệu đồng là do An, Trí tự tìm hiểu mang đến.

Bình khai, khi người nhà các con bạc mang tiền đến quán cà phê, Bình có nói Trí đếm lại tiền, bỏ vào túi xách. Số tiền này Bình mang về cất tại nhà và không biết là bao nhiêu. Chỉ đến khi mang trả lại mới biết đó là 60 triệu đồng. Bình cho rằng số tiền An và Trí đưa là tình cảm.

Bình khai sau khi nhận tiền có gặp Y Nam trao đổi lại việc xin tại ngoại, Y Nam trả lời không được vì vụ án đã khởi tố. Bình sau đó gọi cho An thông báo sự việc.

Theo Bình, sau khi gặp An, Bình nhận được điện thoại Lợi nói cần gặp có chút việc. Trước đó, Bình không hề biết Lợi. Bình gặp Lợi và được Lợi cho xem bằng clip quay cảnh nhận tiền. Bình trả lời việc này là do An nhờ em. Tiền đó là An gửi trà nước, tình cảm anh em.

Bình khai xin Lợi bỏ qua nhưng Lợi ra điều kiện phải nói rõ chuyện Y Nam nhận tiền. "Bị cáo nói anh Nam không biết việc này thì Lợi uy hiếp “tôi sẽ tố cáo, đưa lên facebook, tố cáo lên Viện KSND tối cao”” – Nam khai.

Cũng theo Bình, bị cáo sau đó gọi điện cho Lợi thì Lợi bảo “Có chuyện gì xuống Ban Mê giải quyết”. Bình sau đó bắt xe xuống nhà riêng gặp Lợi. Bình khai tiếp, khi gặp Lợi ở nhà riêng, Lợi viết ra tờ giấy “Chú mang theo bao nhiêu tiền?”, bị cáo tính trả lời bằng miệng thì ông Lợi ra tín hiệu không nói mà viết ra giấy. Bình viết ra giấy “Cháu chỉ mang theo 20 triệu”. Lợi viết “về mang thêm 200 triệu nữa thì chú bỏ qua cho”.

“Ông Lợi sau đó đi vô nhà mang ra một phong bì, bị cáo nghĩ là phải bỏ tiền vào đó nên cho tiền vào. Lợi sau đó dùng điện thoại soạn thảo văn bản bảo về chuẩn bị tiền rồi mang xuống đây. Bị cáo về chuẩn bị tiền, sau đó mang xuống nhà nhà 100 triệu đồng. Tại đây, ông Lợi mang ra một cái xoong, một cái bô, bị cáo hiểu là bỏ tiền vào đây nên bỏ vào rồi để ở góc” – Bình khai với HĐXX.

Bình cũng nói rằng, sau khi đưa 100 triệu đồng thì về có gọi điện xin Lợi bỏ qua nhưng Lợi nói “làm được chịu được” bị cáo hiểu là phải đưa đủ 220 triệu thì mới được bỏ qua. Bình hôm sau lại mang xuống 100 triệu nữa và bỏ vào chỗ hôm trước đã bỏ tiền.

Cũng theo Bình, Lợi yêu cầu Bình phải thu thập chứng cứ, làm đơn tố cáo Y Nam tội nhận tiền hối lộ nhưng Bình bảo không làm được.

Bình sau đó về trả lại tiền tại ngoại cho các bị cáo.

Cũng theo lời khai của Bình, những lần xuống nhà Lợi đưa tiền, các giao dịch đều được Lợi viết ra giấy, dùng điện thoại soạn thảo các trao đổi, xong lại xóa đi. Bình cũng nói rằng, những tin nhắn xin xỏ Lợi bỏ qua, gợi ý đưa tiền là đều do Lợi mượn máy của Bình rồi tự nhắn tin gửi vào số máy của Lợi.

Bình còn khai, Lợi sau đó tiếp tục đòi Bình đưa thêm 300 triệu đồng nữa mới xem xét bỏ qua khiến Bình vô cùng hoang mang. Do hết khả năng tài chính nên Bình đã trình báo sự việc nhận tiền tại ngoại lên cơ quan và làm đơn tố cáo Lợi.

Liên quan đến lời khai của Bình, trong quá trình điều tra đã không đủ chứng cứ chứng minh hành vi này của Lợi.

Đại diện Viện KSND hỏi Bình, bị cáo là chiến sĩ công an mang, vậy mang xuống nhà Lợi để làm gì, những lần giao dịch sao không ghi âm, ghi hình làm bằng chứng tố cáo Lợi? - Bình trả lời lúc đó đang bị yếu thế và sợ ảnh hưởng đến gia đình nên không nghĩ tới và không chuẩn bị.

Kết thúc phần xét hỏi đối với bị cáo Lãnh Thanh Bình, HĐXX đã yêu cầu lực lượng công an đưa bị cáo vào phòng cách ly. HĐXX cho mời Y Nam với vai trò nhân chứng để đối chất làm rõ lời khai của Bình.

Nam khẳng định ngay sau khi bắt các con bạc vào ngày 15-1-2016, không thấy ai đặt vấn đề lo tại ngoại. Chỉ đến ngày 22-1, Bình gặp Nam đặt vấn đề nhờ xin bảo lãnh cho người nhà một bạn học. Nam trả lời không được vì vụ án đã khởi tố. Bình cũng không đề cập gì đến việc lo lót tiền để lo tại ngoại.

Nam cũng khai, sau thời điểm Bình gặp đặt vấn đề thì có người nhà của con bạc đến cơ quan gặp Nam làm thủ tục xin tại ngoại.

Nam xác nhận có gặp Trần Minh Lợi tại quán cà phê, việc gặp do Bình gọi ra. Tại cuộc gặp, Lợi nói việc Bình có nhận tiền của người nhà các con bạc và Nam có liên quan nên nhận tội đi. Lợi đã mở clip Bình nhận tiền cho Nam xem, Nam bảo tôi không liên quan, Lợi sau đó bỏ về và hai bên không còn liên lạc.

HĐXX tiếp tục cho mời bị cáo Trần Minh Lợi. Bị cáo Lợi khai, các lần Lãnh Thanh Bình tìm đến nhà Lợi đưa tiền đều được lợi ghi âm, ghi hình lại.

“Trong nhà bị cáo có lắp 8 camera. Đây là cơ sở để bị cáo thu thập nhiều chứng cứ tố cáo trong nhiều vụ án” – bị cáo Lợi tiết lộ tại tòa.

Luật sư bào chữa trưng ra nhiều bằng chứng, số liệu thống kê các vụ án Lợi đã tố cáo, được cơ quan chức năng điều tra, xử lý và đề nghị HĐXX đưa vào hồ sơ vụ án, xem đây là chứng cứ bảo vệ bị cáo.

10g, HĐXX giải lao.

Tiếp tục phần xét hỏi, HĐXX cho các bị cáo đối chất tại tòa. Bị cáo Lợi đề nghị Bình trả lời rõ mục đích xuống nhà Lợi để làm gì? – Bình trả lời xuống vì Lợi yêu cầu. Bình nhắn tin vào máy Lợi bảo đưa 500 triệu mong bỏ qua vì việc gì? Bình trả lời “do Lợi lấy máy Bình rồi tự nhắn”.

Việc tin hay không vào lời khai của Lãnh Thanh Bình tuỳ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: Lời khai này rất đáng suy ngẫm và là bài học cho bất cứ ai khi rơi vào hoàn cảnh tương tự!

6 nhận xét:

  1. Việc ông Lợi bị bắt là một biện pháp cần thiết để răn đe, ngăn chặn những hành vi chống phá chính quyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quyền tự do ngôn luận không phải là vô hạn. Người dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng phải tuân thủ pháp luật. Những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá chính quyền là vi phạm pháp luật và cần bị xử lý nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  2. đọc mà cảm thấy căm phấn, có những tên cầm thú đội lốt người vẫn ngày ngày kiếm tiền bằng cách lừa lọc và dẫm đạp lên người khác, đáng thương thay cho những nạn nhân bị cả tên cầm thú này nhắm đến. Tên Lợi này không nhận án trung thân thì cũng phải cho tử hình thì mới đáng với những gì hắn đã làm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sống không đàng hoàng thì tồn tại không được lâu đâu, dùng thủ đoạn đê hèn để đe dọa cưỡng ép người khác đưa tiền cho mình, nếu không được công bố ra thì nhiều người sẽ không hiểu được tên này khốn nạn như thế nào nhỉ

      Xóa
  3. Lại ngựa quen đường cũ, tưởng chừng là người tư vấn pháp lý, am hiểu pháp luật như nào chứ cuối cùng chính y lại “gậy ông đập lưng ông” thế này. Y lại chuẩn bị hành trình bóc lịch lần 2 và được dự báo sẽ còn nhiều hơn con số 4 năm 6 tháng như lần trước về tội đưa hối lộ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đã có tiền án tiền sự đến tận 4 năm, vậy là vừa chấp hành án phạt xong chưa đầy 1 năm, vậy mà vẫn có đủ uy tín để người dân ký kết nhiều hợp đồng giải quyết, không hiểu sao bùa chú gì mà người dân lại có thể đặt niềm tin của mình vào một kẻ có quá khứ như vậy

      Xóa
  4. Anh hùng chống tham nhũng của Tây Nguyên được đám rận tung hô bấy lâu nay chơi trò dùng cục tiền nhỏ để thu về cục tiền to với giám đốc sở cơ đấy, ông Lợi làm như xã hội này mỗi ông khôn không bằng, nhất là với thành phần bất hảo như ông đi đến đâu người ta đã không muốn tiếp rồi chứ nói gì nhận quà cáp

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog