Chia sẻ

Tre Làng

"Mạo danh báo chí": Thói hư tật xấu cần loại bỏ

Khoai@

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến gần, vấn đề "mạo danh báo chí" lại rộ lên như một "nỗi ám ảnh" đối với các doanh nghiệp. Những cá nhân giả danh phóng viên, lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan báo chí để "xin tiền" các doanh nghiệp, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của những người làm báo chân chính.

Sáng nay 6/1/2024, đọc báo được biết cơ quanKiểm toán Nhà nước đã phát đi cảnh báo về tình trạng giả danh phóng viên Báo Kiểm toán, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán để gọi điện "xin tiền" các doanh nghiệp với danh nghĩa hỗ trợ kinh phí tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập ngành.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho phương thức mới của tội phạm "mạo danh báo chí". 

Những kẻ lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, như: Giả danh phóng viên của các cơ quan báo chí uy tín; Gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp doanh nghiệp để đề nghị "hỗ trợ kinh phí". Chúng thường sử dụng các lý do như: tổ chức sự kiện, kỷ niệm thành lập, làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chuẩn bị cho số chuyên đề liên quan đến doanh nghiệp... Thậm chí táo tợn hơn, chúng còn đe dọa sẽ viết bài "bóc phốt" nếu doanh nghiệp không "hỗ trợ".

Hành vi "mạo danh báo chí" là vi phạm pháp luật, trái đạo đức (một số người là vi phạm đạo đức nghề nghiệp) và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành báo chí. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân để ngăn chặn tình trạng này.

Để phòng chống "mạo danh báo chí", các doanh nghiệp cần lưu ý: Cần kiểm tra kỹ lưỡng thẻ nhà báo, giấy tờ tùy thân của người xưng là phóng viên, cộng tác viên; liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí được đề cập để xác minh thông tin; không "hối lộ" hoặc "hỗ trợ kinh phí" cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có hành vi "mạo danh báo chí".

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường quản lý nhà báo, phóng viên, cộng tác viên; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Chỉ khi có sự chung tay của tất cả mọi người, chúng ta mới có thể loại bỏ triệt để "mạo danh báo chí" - một thói hư tật xấu cần loại bỏ trong xã hội.

2 nhận xét:

  1. Mùa Xuân23:32 30/1/24

    Điểm chung của những người này là đều mạo danh các chức danh nghề nghiệp khác nhau, có uy lực đối với bị hại để từ đó đưa ra các yêu sách hòng ép bị hại phải đưa tiền cho chúng để được yên ổn, vậy thì doanh nghiệp cá nhân nào thấy mình rơi vào hoàn cảnh đó cần khẩn trương báo cho Công an để được xử lý

    Trả lờiXóa
  2. KHi làm việc với các cá nhân xưng là phóng viên các tờ báo thì cần kiểm tra kỹ thẻ của họ, xem các dấu tròn, phần in nổi in chìm có đảm bảo hay không, thậm chí liên hệ trực tiếp với tòa soạn báo để xác nhận đúng con người đó thì hẵng làm việc, chứ vội đặt niềm tin xong ăn cú lừa thì thiệt mình

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog