Chia sẻ

Tre Làng

Thu phí vỉa hè - Bước ngoặt văn minh

Lâm Trực@

Ngày 1/1/2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh với việc chính thức triển khai thu phí sử dụng vỉa hè. Là một người dân sinh sống và gắn bó với thành phố này, tôi thực sự ủng hộ và kỳ vọng vào những thay đổi tích cực mà chính sách này mang lại.

Trước đây, vỉa hè TP Hồ Chí Minh vốn được xem như "vùng đất riêng" của những hộ dân mặt phố, của những tay "anh chị" có "máu mặt", nơi tồn tại vô số vấn đề nhức nhối như: lấn chiếm trái phép, mất vệ sinh, cản trở giao thông, và là nơi có thể phát sinh những vụ việc phức tạp về an ninh trật tự. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Việc thu phí sử dụng vỉa hè được kỳ vọng sẽ là "chìa khóa" giải quyết những vấn đề này. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sử dụng vỉa hè để kinh doanh, hoạt động dịch vụ sẽ phải nộp phí theo quy định.

Đây là một "cú hích" đầy hứa hẹn, mang đến hy vọng về một diện mạo mới cho Thành phố, nơi vỉa hè không còn là "khu vực tranh chấp" lộn xộn mà trở thành "khu phố văn minh".

Đây là một giải pháp thiết thực nhằm quản lý chặt chẽ, minh bạch việc sử dụng vỉa hè, đồng thời tạo nguồn thu để duy tu, bảo trì và nâng cấp hạ tầng.

Bên cạnh đó, việc thu phí cũng góp phần nâng cao ý thức của người sử dụng vỉa hè. Khi phải trả phí cho "miếng đất vàng" này, các cá nhân, tổ chức sẽ có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, mỹ quan chung, đồng thời sử dụng vỉa hè một cách hiệu quả và hợp lý.

Tuy nhiên, để chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, người dân và các tổ chức liên quan. Việc thu phí cần được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm. Người dân cũng cần nâng cao ý thức, chung tay giữ gìn vỉa hè sạch đẹp, thông thoáng.

Tôi tin rằng, với sự đồng lòng của toàn xã hội, việc thu phí sử dụng vỉa hè sẽ góp phần tạo nên một diện mạo mới cho TP Hồ Chí Minh, văn minh, hiện đại và ngày càng phát triển. Tôi cũng tin rằng, thành công của chính sách này sẽ là ví dụ rõ nét, sống động về đổi mới tư duy trong quản lý vỉa hè đô thị, để các địa phương khác triển khai

P/s: Bài viết này thể hiện góc nhìn của một người dân ủng hộ việc thu phí sử dụng vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh.

20 nhận xét:

  1. Quy định về thu phí vỉa hè vừa giúp các quận chủ động hơn khi sắp xếp các hoạt động trên vỉa hè ngoài mục đích giao thông. Việc này cũng đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như quản lý đô thị tốt hơn, và góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước

    Trả lờiXóa
  2. theo tôi nên chọn một số tuyến để thí điểm, bám sát quy định mới về quản lý, sử dụng một phần lòng đường, hè phố. Quá trình thu sẽ dựa trên đồng thuận giữa người thuê và chủ nhà, tránh mâu thuẫn lợi ích. Việc thu phí không để tạo nguồn thu mà là sắp xếp trật tự lòng, lề đường, đáp ứng nhu cầu người dân.

    Trả lờiXóa
  3. việc thu phí nên áp dụng công nghệ, hạn chế dùng tiền mặt, nhằm giúp tăng tính minh bạch, không phát sinh thêm nhân sự, cần xây dựng phần mềm quản lý, sau đó sẽ công khai mức phí, phương thức thu, phương án khai thác... để người dân nắm thông tin cũng như giám sát.

    Trả lờiXóa
  4. cần tính toán hợp lý, thạt cẩn thân, cần lấy ý kiến và sự đồng thuận của người dân, nhất là người dân ở những vỉa hè này, không để họ phải chịu ồn ào ( nếu người thuê kinh doanh ăn uống, quán nhậu...) hay chật chội khói bụi nếu cho gửi xe vì xe ra vô thường xuyên

    Trả lờiXóa
  5. Về cơ bản đất vỉa hè không phải là đất thuộc sở hữu nhà bạn. Mà là đất công, không ai được tự do buôn bán hay sử dụng trái phép vào mục đích riêng hết. Cho nên người dân chỉ hưởng lợi từ quy định này thôi. Nhưng vẫn nhiều người lấn chiếm trái phép. nên giờ người quản lí trực tiếp tức là thành phố họ cho thuê lại và quản lí quy củ hơn

    Trả lờiXóa
  6. Vỉa hè nào rộng, có chừa 1.5m cho người đi bộ được thì mới cho thuê. Dân Việt Nam ít có thói quen đi bộ, quan trọng là kiểm soát như nào để 1.5m không bị lấn chiếm mất, chứ thực tế vỉa hè hiện nay đa số cũng bị chiếm dụng, ngân sách có thu được đồng nào đâu.

    Trả lờiXóa
  7. Tốt, tôi ủng hộ việc cho thuê và thu phí vỉa hè, tôi thấy ở Nước ngoài có những khu mua sắm đi dạo rất tiện, và phát triển giao thông công cộng. Riêng tôi thì rất ủng hộ. Để không rồi cũng bị chiếm dụng không. Dành giật nhau. Cự cãi rồi đánh lộn.

    Trả lờiXóa
  8. Trước tiên là cần lấy ý kiến các hộ dân có phần vỉa hè cho thuê. Nếu được thông qua ( không biết có cần 100% hộ dân đồng ý hay không) thì mới bắt đầu cho thuê. Vấn đề là tiền thu phí thuê vỉa hè sẽ đi về đâu, do ai quản lý và mục đích sử dụng sau này như thế nào.

    Trả lờiXóa
  9. Những người đi bộ, chạy bộ như chúng tôi cần lắm một lối nhỏ trên các vỉa hè. Việc khai thác, cho thuê phục vụ kinh doanh phát triển kinh tế và thuận lợi quản lý là tốt. Nhưng hy vọng việc này không tạo cơ hội có các nhà đầu cơ khác trục lợi và chèn ép người cần mặt bằng để kinh doanh.

    Trả lờiXóa
  10. Ủng hộ! thay vì để họ sử dụng vỉa hè bừa bãi thì nên có luật sử dụng vỉa hè, tạo điều kiện giới hạn cho các chủ nhà mặt tiền, thu phí sử dụng vỉa hè hàng năm và xử phạt nghiêm nếu ai vi phạm. Như vậy sẽ vừa hợp tình hợp lý, vừa tạo điều kiện, lại lập lại kỷ cương đường phố.

    Trả lờiXóa
  11. Điều đầu tiên, tôi cho rằng đây là quyết định vô cùng hợp tình, hợp lý của chính quyền thành phố. Điều thứ 2: chính quyền sẽ quản lý, khai thác như thế nào vừa đảm bảo mỹ quan, vệ sinh, minh bạch, không để một số người liên kết với nhau để thao túng, đầu cơ vỉa hè

    Trả lờiXóa
  12. Một chủ trương hay. Vừa giải toả được nạn đậu xe bừa bải và chụp giật, trở nên có ngăn nắp trật tự và tạo điều kiện cho các chủ cơ sở thương mại có khu vực đậu xe cho khách hàng, ngân sách được thu đầy đủ. Việc còn lại là khoảng thu từ các khoảng đất này sẽ được xử dụng như thế nào?

    Trả lờiXóa
  13. Hãy tạo ra sân chơi công bằng. Các bạn sử dụng vỉa hè hãy đóng phí đầy đủ, đóng thuế thu nhập, xuất hóa đơn và chịu trách nhiệm sản phẩm như một doanh nghiệp thực thụ. Mình hoàn toàn không ủng hộ lấn chiếm trái phép vỉa hè, lợi nhuận nhiều mà không đóng 1 xu tiền thuế

    Trả lờiXóa
  14. Rõ ràng kinh doanh vỉa hè mang lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Vì vậy, không nên dẹp bỏ mà nên tìm cách quản lý sao cho hợp lý, cân đối với lợi ích của người đi đường. nhìn khu ăn uống ở Thái Sing, hay bên Hàn vẫn có vỉa hè nhưng được làm trật tự thế nào.

    Trả lờiXóa
  15. Nền kinh tế vỉa hè nó đã một văn hóa của người á Đông chúng ta, chỉ cần Chính quyền và những người buôn bán vỉa hè có những cách hành xử nhân văn để cho người Dân không bị ảnh hưởng tới khu vực mình tham gia giao thông. thế nên quản lý là đúng

    Trả lờiXóa
  16. Ủng hộ cả hai tay, chủ yếu kinh tế vỉa hè vẫn dành cho người dân thu nhập thấp, nên có ở Việt Nam, nếu không rất tội những người đang mưu sinh. Bên quản lý đô thị chỉ việc quản lý quy định có lối đi cho người đi bộ trên vỉa hè đó, khu vực được bán hàng và nộp phí đầy đủ.

    Trả lờiXóa
  17. Văn hóa vỉa hè là cái gì đấy ăn vào máu của người dân Việt Nam mình rồi, nên để dẹp đi thì đúng là sẽ nhận về phản ứng dữ dội từ phía người dân. Việc tính phí như thế này là một bước đi phù hợp, và sáng tạo. Nhưng chắc chắn cũng sẽ vấp phải những phản ứng tiêu cực. Vậy trước khi tiến hành hoạt động thu phí, cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân để họ hiểu đã

    Trả lờiXóa
  18. Quan điểm cá nhân của tôi thì hoàn toàn ủng hộ hướng đi mới này. Hi vọng cơ quan chính quyền các cấp sẽ sớm triển khai có hiệu quả phương án mới này tại Thành phố Hồ Chí Minh để dần dần thí điểm sang cả những thành phố và địa bàn khác nữa. Có quy hoạch như thế thì đời sống mới phát triển lên được

    Trả lờiXóa
  19. Rõ ràng là không thể cứ cấm vỉa hè trong sự bất lực, giải pháp tốt nhất bây giờ là vẽ đường cho hươu chạy, nhà nước cho phép sử dụng nhưng phải quản lý thật chặt chẽ, thì vỉa vè có thể sử dụng cho mục đích đi bộ, vừa có thể cho người dân kinh doanh!

    Trả lờiXóa
  20. Thành phố không cần e ngại những bất cập có thể xảy ra khi thực hiện, bởi vướng ở đâu, gỡ ở đó, chỉ cần đặt mục tiêu công khai, minh bạch khi thực hiện. Khi có sự thay đổi ở vỉa hè, lòng đường, lại mang lại lợi ích cho ngân sách, khi đó người dân sẽ ủng hội chủ trương này ngày càng nhiều.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog