Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội: Nắm bắt dư luận xã hội - Chìa khóa bảo vệ nền tảng tư tưởng và sự đồng thuận

Lâm Trực@

Trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn và các quan điểm sai trái lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, việc nắm bắt chặt dư luận xã hội và huy động toàn dân bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ cấp bách. Yêu cầu của Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về tăng cường lấy cái đẹp dẹp cái xấu, hạn chế các thông tin xấu, độc là một bước đi quan trọng trong nỗ lực này.

Dư luận xã hội là tiếng nói của người dân, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của họ về các vấn đề trong đời sống xã hội. Nắm bắt dư luận xã hội là việc theo dõi, lắng nghe và phân tích những ý kiến, quan điểm của người dân về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... Đây là công cụ hữu hiệu giúp chính quyền các cấp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp, sát thực tiễn.

Nắm bắt dư luận xã hội giúp các cơ quan chức năng kịp thời nhận diện những vấn đề nóng hổi, những quan điểm sai trái, từ đó có biện pháp phản ứng phù hợp. Việc này góp phần củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền, đồng thời tạo sự đồng thuận xã hội cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và lẽ phải là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ riêng của các cơ quan chức năng. Việc huy động các công dân thuộc mọi tầng lớp tham gia vào công tác này là vô cùng quan trọng. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, lan tỏa những thông tin tích cực, từ các nguồn chính thống, đồng thời có trách nhiệm phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để xử lý các hành vi vi phạm, tung tin sai sự thật. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, lan tỏa những giá trị văn hóa tốn đẹp, những tấm gương người tốt, việc tốt... thì việc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng cần được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và môi trường truyền thông, với thói quen, thị hiếu, sở thích của người dân.

Việc đa dạng hóa các hình thức tuyền truyền, phản bác giúp cho những chủ trương, chính sách, pháp luật, các sự kiện văn hóa, lịch sử, chính trị, những giá trị nhân văn tiếp cận được đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội. Thậm chí, việc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi với người dân, đặc biệt là giới trẻ cũng đem lại những kết quả tích cực. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động truyền thông trực tuyến là những cách thức hiệu quả để thu hút sự chú ý và nâng cao nhận thức của người dân.

Thực tế đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng nghe nhìn là kênh thông tin nhanh chóng, hiệu quả nhất. Đây là kênh thông tin hấp dẫn để tiếp cận với giới trẻ và những người thường xuyên sử dụng internet. Do vậy, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội cần xây dựng các kênh thông tin chính thống trên mạng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và hấp dẫn cho người dân. Làm tốt hình thức này tự thân nó đã đè bẹp những quan điểm sai trái, thù địch và các thông tin xấu độc khác.

Một hình thức khác cũng hấp dẫn được đông đảo người tham gia, đặc biệt là nhân sĩ, trí thức và giới sinh viên, đó là tổ chức các hội thảo, diễn đàn. Đây là cơ hội để người dân trao đổi, thảo luận về các vấn đề nóng hổi trong xã hội, đồng thời giúp họ nâng cao hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng.

Ngoài ra, việc tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch thông qua các hình thức nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, sân khấu… cũng sẽ giúp người dân tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Thậm chí, sử dụng các infographic, video ngắn, hay các bài hát... để truyền tải thông điệp một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận đến người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Trong bối cảnh đầy biến động và thách thức, việc nắm bắt dư luận xã hội một cách chặt chẽ để hạn chế thông tin xấu độc, không chỉ là một yêu cầu cấp bách mà còn là nền tảng, là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ lẽ phải và đảm bảo ổn định cho cộng đồng. Yêu cầu của Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội là một bước đi thiết thực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân và huy động sức mạnh của nhân dân là yếu tố then chốt để thực hiện thành công nhiệm vụ này.

11 nhận xét:

  1. Đúng là vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là việc của một mình các cơ quan chức năng. Bản thân cơ quan chức năng chỉ có thể khiến công tác này thành công khi có sự đóng góp, ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, làm đúng, làm hay, làm cẩn thận thì tôi tin nhiều cái đẹp sẽ được lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội trong thời đại ngày nay. Tôi nhớ từng đọc được ở đâu đó nói rằng tỉ lệ người Việt Nam sử dụng facebook là khoảng gần 80%. Đó mới chỉ là con số của một nền tảng thôi đó. Còn không biết bao nhiêu nền tảng khác nữa với vô số người dùng hàng ngày. Vì thế mà làm tốt công tác tuyên truyền trên không gian mạng cũng chính là làm tốt công tác tuyên truyền ngoài xã hội

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thấy giờ nhà nước mình đang phấn đấu làm công tác này rất tốt, làm đồng bộ trên đa dạng các lĩnh vực. Ví dụ như dạo gần đấy một số phim Việt Nam sản xuất rất được đông đảo khán giả hưởng ứng, kể cả giới trẻ, như phim "Đào, Phở và Piano" đó. Nếu lan tỏa được những sản phẩm chất lượng như vậy ra khán giả thì nhận thức, tư tưởng của người dân chắc chắn sẽ ngày càng nâng cao

    Trả lờiXóa
  4. thời đại công nghệ số nên hầu hết người dân sẽ phản ánh những tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của hộ về các vấn đề trên mạng xã hội là nhiều, vậy nên việc năm bắt dư luận xã hội trên nền tảng số là một bước đi quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Trả lờiXóa
  5. Trong bối cảnh các thế lực thù địch lợi dụng triệt để không gian mạng để xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta thì việc nắm bắt dư luận là điều không thể thiếu trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Những diễn đàn, fanpage, hay hội nhóm có hành vi chống phá đang xuất hiện rất nhiều trên không gian mạng, vì thế việc hiểu và nắm bắt được dư luận là việc rất quan trọng

    Trả lờiXóa
  6. Việc nắm bắt dư luận xã hội giúp cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp kịp thời vào cuộc xử lý, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc phát sinh, từ đó góp phần xây dựng niềm tin và tình cảm của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền.

    Trả lờiXóa
  7. từ những thông tin thu thập được thông qua công tác nắm bắt dư luận xã hội, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề, sự việc phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh tình trạng gia tăng và làm phức tạp hơn, khó giải quyết, thậm chí bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá.

    Trả lờiXóa
  8. Hiện nay, công tác nắm bắt dư luận xã hội đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng và được quan tâm đặc biệt trong quá trình lãnh đạo và quản lý của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, hà nội đã và đang làm rất tốt công việc này

    Trả lờiXóa
  9. Các cơ quan, đơn vị phải tăng cường tinh thần trách nhiệm cao trong công tác nắm bắt dư luận xã hội, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm minh các thông tin không đúng sự thật hoặc có hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và địa phương, đơn vị.

    Trả lờiXóa
  10. Công tác nắm bắt, định hướng dự luân xã hôi không phải là chuyện dễ dàng. Trong thời gian tới, Thành uỷ Hà Nội cần thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức nắm bắt và đinh hướng dư luận xã hội, kịp thời đâu tranh nhưng âm mưu, thủ đoàn của thế lục thù địch lợi duụng không gian mạng để nòi xâu Đảng, Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  11. Công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội cần chú trọng tới những vấn đề dân sinh, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh, những điểm nóng. Đa dạng hóa các phương thức nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, như đối thoại, thông tin, tuyên truyền, điều tra khảo sát trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog