Chia sẻ

Tre Làng

Vụ nhóm phóng viên, cộng tác viên bị bắt vì cưỡng đoạt tài sản: Vi phạm đạo đức báo chí và luật pháp

Đà Nẵng, 26/4/2024 - Vụ việc "nhóm phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp" tại Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Theo thông tin từ Công an TP Đà Nẵng, nhóm này gồm 3 người, lợi dụng chức vụ, vị trí để đe dọa, uy hiếp doanh nghiệp, buộc họ "bồi dưỡng" để không đăng tải thông tin sai phạm. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí và pháp luật.

Vi phạm đạo đức báo chí và luật pháp

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc phản ánh sự thật, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Do đó, việc các cá nhân xưng là phóng viên, cộng tác viên đã lợi dụng danh nghĩa báo chí để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản của các cá nhân, tổ chức là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí. Những hành vi  trục lợi cá nhân nói trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của báo chí nước nhà.

Dưới góc nhìn pháp luật, cưỡng đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người nào dùng đe dọa hoặc thủ đoạn khác để buộc người khác đưa cho hoặc hứa hẹn đưa cho mình tài sản thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm.

Thật tiếc, trong khi đại đa số phóng viên báo chí và các cộng tác viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tuân thủ các quy định của nghề báo và đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, thì vẫn còn đâu đó những phóng viên, cộng tác viên báo chí bán mình cho quỷ dữ, bất chấp các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội để cưỡng đoạt tài sản của người khác.

Cần xử lý nghiêm minh

Vụ việc "nhóm phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp" bị bắt giữ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những cá nhân có ý định lợi dụng chức vụ, vị trí để trục lợi cá nhân. Việc xử lý nghiêm minh hành vi này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, văn minh.

Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý báo chí trong việc siết chặt quản lý, giáo dục đạo đức cho đội ngũ nhà báo, cộng tác viên.

Sự việc đang được Công an TP Đà Nẵng tiếp tục điều tra, làm rõ. Tre Làng sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến quý độc giả.

8 nhận xét:

  1. những con sâu mọt như này làm xấu đi hình ảnh của ngành báo chí phóng viên trong mắt mọi người, từ những người đấu tranh để tìm ra cái xấu, chui vào hang ổ các băng nhóm tội phạm để thu hình làm bằng chứng, giờ đây lại lợi dụng nghề nghiệp của mình để lừa đảo, tống tiền. Phải xử lý thật nặng những kẻ này để thanh lọc ngành báo

    Trả lờiXóa
  2. cái bọn này, một lũ sâu làm rầu nồi canh, gây mất uy tín của ngành nhà báo. Phải xử lý thật nghiêm minh những trường hợp như trên để lấy chúng làm gương, chấm dứt cái nạn này đi chứ. Không chỉ có mỗi vụ này mà vẫn còn nhiều trường hợp tương tự khác vẫn đang tồn tại

    Trả lờiXóa
  3. Những thành phần như thế này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành báo chí quá. Chúng không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng, làm những việc thực sự thất đức, không làm đúng trách nhiệm của người làm báo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của ngành báo mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp lớn nhỏ, những người luôn chịu áp lực dưới sự đe dọa, uy hiếp tung tin nói xấu của bọn phóng viên này. Không đóng tiền cho nó thì nó tìm lỗi, hoặc gài lỗi mà đăng bài lên, doanh nghiệp sống chẳng thể yên

      Xóa
  4. Bọn này hoạt động theo nhóm có tổ chức, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, người điều tra thông tin doanh nghiệp, người tìm kiếm, moi móc lỗi, người hẹn gặp và uy hiếp tống tiền doanh nghiệp. Chúng nó cứ thế nhận tiền đóng đều đều, không đóng thì bọn nó dọa sẽ đăng bài nói xấu này nọ, lúc này chỉ có doanh nghiệp thiệt chứ bọn nó chẳng mất gì

    Trả lờiXóa
  5. trong thực tế còn không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để. Không ít người làm báo bị “bẻ cong” ngòi bút, sa ngã, thậm chí rơi vào vòng lao lý

    Trả lờiXóa
  6. Để báo chí thật sự là nơi tin cậy và có sức thuyết phục cao nhất là thời đại kỹ thuật số như hiện nay, cần thực hiện một số biện pháp để xây dựng đội ngũ những người làm báo vững vàng về lập trường, quan điểm; trong sáng về đạo đức, lối sống; sắc bén về chuyên môn, nghiệp vụ

    Trả lờiXóa
  7. Nắm được tí thóp của cá nhân tổ chức, doanh nghiệp là bắt đầu vòi vĩnh, gây khó khăn cho người ta, về mắt đạo đức như thế là không chấp nhận được rồi đừng nói là vi phạm pháp luật này nọ, giới nhà báo cũng vì những con sâu mọt này mà bị bôi lem đi phần nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog