Lâm Trực@
Tam Kỳ, ngày 16/5/2025 - Trong không gian mênh mang của lịch sử và văn hiến, Hà Nội chưa bao giờ là kẻ đứng bên lề của những biến động thời đại. Thành phố ấy, mang trong mình linh hồn của ngàn năm, giờ đây lại một lần nữa viết tiếp khát vọng vươn tới đỉnh cao - lần này là trong lĩnh vực y học, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau một đường kẻ mỏng manh.
Ngày 15/5, giữa tiết tháng Năm chói chang mà nồng nàn, UBND Thành phố Hà Nội đã chính thức phát hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ y tế đến năm 2030. Không phải là một văn bản hành chính khô cứng, bản kế hoạch ấy như một tuyên ngôn mở đầu cho giấc mơ: đưa Hà Nội trở thành trung tâm y học thông minh, hiện đại, có tên trên bản đồ y tế thế giới - không chỉ trong tầm nhìn, mà cả trong hành động.
Chỉ những ai từng trải qua những năm tháng sống trong nỗi thiếu thốn, từng chứng kiến người thân mình oằn oại trong cơn bệnh không thuốc chữa… mới thấm được ý nghĩa sâu xa của hai chữ “chuyển giao công nghệ y tế”. Đó không chỉ là thiết bị máy móc hiện đại, đó là cơ hội giành lại sự sống từ tay số phận. Đó là niềm tin lặng lẽ mà mãnh liệt vào tương lai.
Hà Nội hôm nay không “mua giấc mơ bằng lời ru ngủ”, mà chọn con đường chông gai: hợp tác chiến lược với các cường quốc y học như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Không chỉ là những cái bắt tay xã giao mà là sự thâm nhập sâu vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), kỹ thuật in 3D, y học tái tạo, blockchain, công nghệ nano - những công nghệ mà chỉ vài năm trước vẫn còn là viễn tưởng.
Thành phố không định trở thành “bản sao chép” của một trung tâm y tế nào đó. Hà Nội đang tự kiến tạo hình hài riêng: một nơi không chỉ tiếp nhận tri thức mà còn sản sinh ra tri thức; không chỉ là nơi đào tạo bác sĩ, mà là nơi chắp cánh cho các nhà nghiên cứu, nơi những cuộc hội thảo khoa học không phải là nghi lễ hình thức mà là chiến trường của trí tuệ.
Trong sự tái cấu trúc tư duy ấy, Hà Nội đang chọn chiến lược nâng cấp con người - không phải bằng khẩu hiệu mà bằng hành động cụ thể: hàng loạt chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, các hội thảo với sự tham gia của chuyên gia quốc tế sẽ được triển khai. Những y, bác sĩ trẻ của Hà Nội rồi đây sẽ không còn đơn độc trong hành lang bệnh viện, mà có thể bước ra thế giới, lĩnh hội tinh hoa y học nhân loại để quay về phục vụ dân mình.
Không dừng lại ở đó, Hà Nội còn mở rộng biên giới đầu tư: thiết lập cơ chế bảo vệ sở hữu trí tuệ, quảng bá các công nghệ y tế tại các sự kiện quốc tế, và đặc biệt là xây dựng danh mục các dự án trọng điểm nhằm thu hút nguồn lực nước ngoài. Đây không chỉ là việc “đón vốn” - mà là nghệ thuật tạo lòng tin, thể hiện khát vọng và sự sẵn sàng đổi mới triệt để.
Có người hoài nghi, cho rằng giấc mơ ấy quá lớn với một thành phố còn bề bộn bao nhiêu thứ phải lo. Nhưng nếu nhìn sâu vào lịch sử của mảnh đất Thăng Long - nơi từ đống tro tàn chiến tranh đã vươn lên thành biểu tượng sống động của trí tuệ và lòng kiên cường - ta sẽ thấy: Hà Nội chưa bao giờ ngừng mơ, và cũng chưa từng buông bỏ những gì mình lựa chọn.
Điều đáng quý là bản kế hoạch này không chỉ là kỳ vọng từ thượng tầng. Nó là lời mời gọi gửi đến cả hệ thống - từ sở ngành, bệnh viện, đến từng bác sĩ, kỹ thuật viên, sinh viên ngành y… Hà Nội muốn mọi người cùng đồng hành để tạo ra một nền y học không chỉ hiện đại mà còn nhân văn, đặt con người vào trung tâm của mọi phát triển.
Khi một đô thị dám nghĩ đến chuyện bắt tay cùng các cường quốc để chuyển giao công nghệ y học, đó không chỉ là câu chuyện của ngành y, mà là biểu tượng của một tinh thần khai phóng. Một Hà Nội không bằng lòng với vai trò hậu phương, mà bước ra tiền tuyến của thời đại - nơi tri thức, sáng tạo và nhân bản trở thành giá trị cốt lõi.
Kẻ mạnh không phải là người hét vang trên đỉnh cao, mà là người đủ dũng cảm để lặng lẽ đi tiếp trong đêm tối, mải miết kiếm tìm ánh sáng cho những sinh linh đang oằn mình nơi giường bệnh. Hà Nội, trong dáng vẻ của một thủ đô trăm tuổi, đang chọn con đường ấy - thầm lặng, quyết liệt và đầy nhân ái.
Nền y học nước nhà cần phải có nhiều bước chuyển mình nhanh hơn nữa để đáp ứng kì vọng của người dân trong bối cảnh bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc thì việc đòi hỏi người dân phải được chăm lo y tế tốt hơn nữa, cuộc sống của người dân tốt hơn nữa.
Trả lờiXóaChiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề cao đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở
Trả lờiXóaThành phố Hà Nội luôn xác định y tế cơ sở có vai trò rất quan trọng, được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, “người gác cổng” của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân
Trả lờiXóaxây dựng hệ thống chính sách về y tế một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến, đặc biệt là nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; xây dựng môi trường làm việc công khai, minh bạch, công bằng với các nhân viên y tế
Trả lờiXóa